OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Phương pháp giải bài tập dạng sơ đồ phản ứng và bảng biểu môn Hóa học năm 2021

15/05/2021 775.69 KB 314 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210515/501328264648_20210515_084233.pdf?r=4080
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HOC247 xin giới thiệu đến quý thầy cô cùng các em học sinh bộ tài liệu Phương pháp giải bài tập dạng sơ đồ phản ứng và bảng biểu môn Hóa học năm 2021 nhằm giúp các em củng cố kiến thức môn Hóa, rèn luyện kỹ năng làm bài chuẩn bị thật tốt kiến thức cho các kì thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo.

 

 
 

A. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

1. Với bài tập về sơ đồ phản ứng:

- Cần phân tích sơ đồ, tìm mối liên hệ giữa các chất trong sơ đồ kết hợp với việc ghi nhớ tính chất hóa học của các chất để tìm được công thức hóa học của các chất trong sơ đồ.

- Ngoài ra có thể dựa vào công thức của các chất trong các phương án lựa chọn mà đề bài cho để việ tìm công thức hóa học diễn ra thuận lợi hơn.

2. Với bài tập về bảng biểu:

- Cần ghi nhớ tính chất vật lí (trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, độ tan…), tính chất hóa học, phương pháp điều chế cúa các chất.

- Biết cách so sánh tính chất vật lí/tính chất hóa học của các chất.

- Kết hợp với các phương án lựa chọn đề bài cho để loại trừ dần các phương án sai từ đó dễ dàng tìm được phương án đúng.

B. BÀI TẬP MINH HỌA

Bài 1. Cho sơ đồ các phản ứng theo đúng tỉ lệ mol

(a) \(X\xrightarrow{t{}^\circ }Y+C{{O}_{2}}\)                                                 

(b) \(Y+{{H}_{2}}O\to Z\)

(c) \(T+Z\to R+X+{{H}_{2}}O\)                                                                          

(d) \(2T+Z\to Q+X+2{{H}_{2}}O\)

Các chất R, Q thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là:           

A. NaHCO3, Ca(OH)2.       

B. Na2CO3, NaOH.            

C. NaOH, Na2CO3.            

D. Ca(OH)2, NaHCO3.

Hướng dẫn giải:

(a) \(CaC{{O}_{3}}\xrightarrow{t{}^\circ }CaO+C{{O}_{2}}\)

\(\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( X \right)\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( Y \right)\)

(b) \(CaO+{{H}_{2}}O\to Ca{{\left( OH \right)}_{2}}\)

\(\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( Z \right)\)

(c) \(NaHC{{O}_{3}}+Ca{{\left( OH \right)}_{2}}\to NaOH+CaC{{O}_{3}}+{{H}_{2}}O\)

\(\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( T \right)\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( R \right)\)

(d) \(2NaHC{{O}_{3}}+Ca{{\left( OH \right)}_{2}}\to N{{a}_{2}}C{{O}_{3}}+CaC{{O}_{3}}+2{{H}_{2}}O\)

\(\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( Q \right)\)

Đáp án C.

Bài 2. Kết quả thí nghiệm của các chất X, Y, Z với các thuốc thử được ghi ở bảng sau:

Chất

Thuốc thử

Hiện tượng

X

Cu(OH)2

Tạo hợp chất màu tím

Y

Dung dịch AgNO3 trong NH3

Tạo kết tủa Ag

Z

Nước brom

Tạo kết tủa trắng

Các chất X, Y, Z lần lượt là:

A. Gly-Ala-Gly, etyl fomat, anilin.                               

B. Gly-Ala-Gly, anilin, etyl fomat.

C. Etyl fomat, Gly-Ala-Gly, anilin.                              

D. Anilin, etyl fomat, Gly-Ala-Gly.

Hướng dẫn giải:

Sử dụng dữ kiện đề bài cho trong bảng kết hợp với các phương án đề bài cho dễ thấy:

\(X+Cu{{\left( OH \right)}_{2}}\) tạo hợp chất màu tím  loại phương án C, D.

Y + dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo kết tủa Ag  loại phương án B.

 Các chất X, Y, Z lần lượt là: Gly-Ala-Gly, etyl fomat, anilin.

Đáp án A.

Bài 3: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử đước ghi ở bảng sau:

Mẫu thử

Thuốc thử

Hiện tượng

X

Quỳ tím

Chuyển màu hồng

Y

Dung dịch I2

Có màu xanh tím

Z

Dung dịch AgNO3 trong NH3

Kết tủa Ag

T

Nước brom

Kết tủa trắng

Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là:

A. Axit glutamic, tinh bột, anilin, glucozơ.                  

B. Axit glutamic, tinh bột, glucozơ, anilin.

C. Axit glutamic, glucozơ, tinh bột, anilin.                  

D. Anilin, tinh bột, glucozơ, axit glutamic.

Hướng dẫn giải:

Sử dung dữ kiện đề bài cho trong bảng kết hợp với các phương án đề bài cho dễ thấy:

X làm quỳ tím chuyển màu hồng  loại phương án D.

Y + dung dịch I2 xuất hiện màu xanh tím  loại phương án C.

Z + dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo kết tủa Ag  loại phương án A.

 Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là: Axit glutamic, tinh bột, glucozơ, anilin.

Đáp án B.

Bài 4: Hãy biểu diễn sơ đồ biến đổi các chất sau bằng phương trình hoá học:

a. NaCl + H2SO→ Khí (A) + (B)

b. (A) + MnO→ Khí (C) + rắn (D) + (E)

c. (C) + NaBr → (F) + (G)

d. (F) + NaI → (H) + (I)

e. (G) + AgNO3→ (J) + (K)

f. (A) + NaOH → (G) + (E)

Hướng dẫn giải

A là HCl

B là Na2SO4

C là Cl2

D là MnCl2

E là H2O

F là Br2

G là NaCl

H là NaBr

I là I2

J là NaNO3

K là AgCl

Phương trình hóa học

a. 2NaCl + H2SO4 → Na2SO4 + 2HCl

b. MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O

c. Cl2 + 2NaBr → Br2 + 2NaCl

d. 2NaI + Br2 → 2NaBr + I2

e. NaCl + AgNO3 →NaNO3 + AgCl

f. HCl + NaOH → NaCl + H2O                

Bài 5: Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất: CH3COOC2H5, CH3CH2OH, CH3COOH, HCOOCH3 và các tính chất được ghi trong bảng sau:

Chất

X

Y

Z

T

Nhiệt độ sôi

32oC

77oC

118oC

78,3oC

 

Nhận xét nào sau đây đúng?

A. X là CH3COOC2H5.

B. Z là CH3COOH.

C. T là HCOOCH3.

D. Y là CH3CH2OH.        

Hướng dẫn giải

Sắp xếp nhiệt độ sôi của các chất theo chiều tăng dần:

HCOOCH3 < CH3COOC2H5 < CH3CH2OH < CH3COOH

Loại chất: este (2C)- X este (3C)- Y ancol- T axit- Z

Bài 6: So sánh nhiệt độ sôi của các axit: (Chuyên Vinh lần 1)-Câu 27: Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất: CH3COOH, C6H5COOH (axit benzoic), C2H5COOH, HCOOH và giá trị nhiệt độ sôi được ghi trong bảng sau:

Chất

X

Y

Z

T

Nhiệt độ sôi (oC)

100,5

118,0

249,0

141,3

 

Nhận xét nào sau đây là đúng?

A. Y là C6H5COOH.

B. T là C2H5COOH.

C. X là CH3COOH.

. Z là HCOOH.

Hướng dẫn giải

Sắp xếp nhiệt độ sôi của các axit theo chiều tăng dần (M tăng):

HCOOH < CH3COOH < C2H5COOH < C6H5COOH

→ X < Y < T < Z

Bài 7: So sánh pH các axit: (THPT Nguyễn Du)-Câu 34: Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số bốn chất: HCOOH, CH3COOH, HCl, C6H5OH. Giá trị pH của các dung dịch trên cùng nồng độ 0,01M, ở 25oC đo được như sau:

Chất

X

Y

Z

T

pH

6,48

3,22

2,00

3,45

 

Nhận xét nào sau đây đúng?

A. T tạo kết tủa trắng với dung dịch AgNO3.

B. X được điều chế trực tiếp từ ancol etylic.

C. Y có khả năng tham gia phản ứng tráng gương.

D. Z tạo kết tủa trắng với nước brom.

Hướng dẫn giải

Sắp xếp các chất theo chiều lực axit tăng, [H+] tăng,

pH của dung dịch các chất giảm theo chiều từ trái qua phải:

Lực axit tăng: C6H5OH < CH3COOH < HCOOH < HCl

axit rất yếu axit yếu axit yếu axit mạnh

pH giảm: C6H5OH > CH3COOH > HCOOH > HCl

Bài 8:  Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất: CH3NH, C6H5OH (phenol), C6H5NH­2 (anilin) và các tính chất được ghi trong bảng sau:

Chất

X

Y

Z

T

Nhiệt độ sôi (oC)

182

184

-6,7

-33,4

pH (dung dịch nồng độ 0,001M)

6,48

7,82

10,81

10,12

 

Nhận xét nào sau đây đúng?

A. Y là C6H5­OH.

B. Z là CH3NH­2

C. T là C6H5NH­

D. X là NH3.

Hướng dẫn giải

Sắp xếp các chất theo chiều lực bazơ tăng, [OH-] tăng,

pH tăng theo chiều từ trái qua phải:

C­6­H­5­OH (phenol) < C6­H­5­NH­2 < ­NH­3 < CH3­NH­2

axit yếu- X → Y → T → Z

C. LUYỆN TẬP    

Câu 1: Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất: Glixerol, glucozơ, axit axetic, axit fomic.

Bảng dưới đây ghi lại các hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất sau ở dạng dung dịch nước:

 

X

Y

Z

T

NaHCO3

Sủi bọt khí

Không phản ứng

Không phản ứng

Sủi bọt khí

Cu(OH)2

Hòa tan

Hòa tan

Hòa tan

Hòa tan

AgNO3/NH3, to

Không tráng gương

Có tráng gương

Không tráng gương

Có tráng gương

 

Phát biểu đúng là

A. X có nhiệt độ sôi thấp hơn nhiệt độ sôi của T.

B. Y tác dụng với H2 (Ni, to) tạo sobitol.

C. Z là chất dinh dưỡng và được dùng làm thuốc tăng lực.

D. Có thể điều chế T từ C2H5OH bằng phương pháp lên men giấm.

Câu 2: Cho phản ứng sau: K2SO3 + KMnO4 + KHSO4 → K2SO4 + MnSO4 + H2O. Tổng hệ số nguyên, tối giản của các chất tham gia phản ứng sau khi cân bằng là

A. 13.         

B. 15.           

C. 17.           

D. 11.

Câu 3: Cho các dung dịch muối NaCl, FeSO4, KHCO3, NH4Cl, K2S, Al2(SO4)3, Ba(NO3)2 . Chọn câu đúng :

A. Có 3 dung dịch tác dụng với HCl.

B. Có 3 dung dịch làm quỳ tím hóa xanh.

C. Có 3 dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ.

D. Có 3 dung dịch tác dụng với NaOH.

Câu 4: Dung dịch NaOH có phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây ?

A. Al, Al2O3, MgO, H3PO4, MgSO4

B. H2SO4, CO2, NaHSO3, FeCl2, Cl2

C. HNO3, HCl, CuSO4, KNO4, Zn(OH)2

D. FeCl3, MgCl2, CuO, HNO3, NH3

Câu 5: Dãy gồm các chất (hoặc dung dịch) đều phản ứng được với dung dịch FeCl2 là:

A. Khí Cl2, dung dịch Na2S, dung dịch HNO3

B. Bột Mg, dung dịch NaNO3, dung dịch HCl

C. Bột Mg, dung dịch BaCl2, dung dịch HNO3

D. Khí Cl2, dung dịch Na2CO3, dung dịch HCl

Câu 6: Tiến hành các thí nghiệm sau:

1) Hòa tan Fe2O3 bằng lượng dư HCl;

2) Cho C tác dụng với khí O2 ở điều kiện nhiệt độ cao;

3) Cho HCl tác dụng với dung dịch muối Na2CO3;

4) Hòa tan kim loại Mg trong dung dịch H2SO4 loãng;

5) Cho khí H2 qua bột CuO, nung nóng;

6) Đốt cháy S trong không khí;

Số trường hợp phản ứng tạo chất khí là:

A. 3 

B. 4 

C. 5 

D. 6

Câu 7: Cho sơ đồ phản ứng sau: X + H2SO4 (đ, n) → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O.

Số chất X có thể thực hiện phản ứng trên là:

A. 4 

B. 5 

C. 6 

D. 7

Câu 8: Cho 4 lọ hóa chất bị mất nhãn đựng 4 dung dịch trong suốt, không màu chứa một trong các hóa chất riêng biệt: Ba(OH)2, H2SO4, HCl, NaCl. Để nhận biết từng chất có trong từng lọ dung dịch cần ít nhất số hóa chất là:

A. 0 

B. 1 

C. 2 

D. 3

Câu 9: Cho các chất sau: Fe, Mg, Cu, AgNO3, CuCl2, Fe(NO3)2. Số cặp chất tác dụng với nhau là:

A. 7 

B. 9 

C. 6 

D. 8

Câu 10: Cho sơ đồ phản ứng sau: CaO + 2HCl → X + H2O

Hỏi X là chất nào?

A. CaCl2 

B. Cl2 

C. Ca(OH)2 

D . Đáp án khác

Câu 11: Để nhận biết: HCl, Na2SO4, NaOH; người ta dùng thuốc thử nào sau đây:

A. BaCl2 

B. KMnO

C. Quỳ tím 

D. AgNO3

Câu 12: Cho sơ đồ phản ứng sau: X + H2SO4 (đ, n) → CuSO4 + SO2 + H2O.

Hoàn thành sơ đồ phản ứng và cho biết tổng hệ số các chất phản ứng là bao nhiêu?

A. 1 

B. 4 

C. 2 

D. 3

Câu 13: Cho các chất X, Y, Z, T thỏa mãn bảng sau:

 

X

Y

Z

T

NaOH

Có phản ứng

Có phản ứng

Không phản ứng

Có phản ứng

NaHCO3

Sủi bọt khí

Không phản ứng

Không phản ứng

Không phản ứng

Cu(OH)2

Hòa tan

Không phản ứng

Hòa tan

Không phản ứng

AgNO3/NH3

Không tráng gương

Có tráng gương

Tráng gương

Không phản ứng

X, Y, Z, T lần lượt là

A. CH3COOH, CH3COOCH3, glucozo, CH3CHO

B. CH3COOH, HCOOCH3, glucozo, phenol.

C. HCOOH, CH3COOH, glucozo, phenol.

D. HCOOH, HCOOCH3, fructozo, phenol

Câu 14: Ba dung dịch A, B, C thỏa mãn:

- A tác dụng với B thu được kết tủa X, cho X vào dung dịch HNO3 loãng dư, thấy thoát ra khí không màu hóa nâu ngoài không khí; đồng thời thu được kết tủa Y.

- B tác dụng với C thấy khí thoát ra, đồng thời thu được kết tủa.

- A tác dụng C thu được kết tủa Z, cho Z vào dung dịch HCl dư, thấy khí không màu thoát ra.

A, B và C lần lượt là.

A. CuSO4, Ba(OH)2, Na2CO3.                        

B. FeCl2, AgNO3, Ba(OH)2.

C. NaHSO4, Ba(HCO3)2, Fe(NO3)3.               

D. FeSO4, Ba(OH)2, (NH4)2CO3.

Câu 15: X, Y, Z là 3 este đều đơn chức, mạch hở không cho phản ứng tráng gương (trong đó X no, Y và Z có 1 liên kết đôi C = C trong phân từ). Đốt cháy 23,58 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với  O2 vừa đủ, sản phẩm cháy dẫn qua dung dịch  Ba(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch giảm 137,79 gam so với trước phản ứng. Mặt khác, đun nóng 23,58 gam E với 200 ml dung dịch NaOH 1,5M (vừa đủ) thu được hỗn hợp F chỉ chứa 2 muối và hỗn hợp 2 ancol kế tiếp thuộc cùng một dãy đồng đẳng. Thêm NaOH rắn, CaO rắn dư vào F rồi nung thu được hỗn hợp khí G. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Vậy phần trăm khối lượng của khí có phân tử khối nhỏ trong G gần nhất với giá trị là

A. 87,83%.    

B. 76,42%.   

C. 61,11%.            

D. 73,33%.

Câu 16: Hiđro và oxi tác dụng với nhau tạo thành nước. Phương trình hoá học ở phương án nào dưới đây đã viết đúng?

A. 2H + O → H2O

B. H2+ O → H2O

C. H2+ O2 → 2H2O

D. 2H2 + O2 → 2H2O

Câu 17: Khí nitơ và khí hiđro tác dụng với nhau tạo khí amoniac(NH3). Phương trình hoá học ở phương án nào dưới đây đã viết đúng?

A. N + 3H → NH3

B. N2+ H2 → NH3

C. N2+ H2 →2NH3

D. N2 + 3H2 → 2NH3

Câu 18: Phương trình hoá học nào dưới đây biểu diễn đúng phản ứng cháy của rượu etylic tạo ra khí cacbon và nước.

A. C2H5OH + O2 →CO2+ H2O

B. C2H5OH + O2→ 2CO2+ H2O

C. C2H5OH + O2 → CO2+ 3H2O

D. C2H5OH + 3O2→ CO2+ 6H2O

Câu 19: Đốt cháy khí amoniăc (NH3) trong khí oxi O2 thu được khí nitơ oxit(NO) và nước. Phương trình phản ứng nào sau đây viết đúng?

A. NH3+ O2→ NO + H2O

B. 2NH3 + O2 → 2NO + 3H2O

C. 4NH3+ O2→ 4NO + 6H2O

D. 4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O

Câu 20: Đốt photpho(P) trong khí oxi(O2) thu được điphotphopentaoxit (P2O5). Phương trình phản ứng nào sau đây đã viết đúng?

A. 2P + 5O2→ P2O5

B. 2P + O2 → P2O5

C. 2P + 5O2→ 2P2O5

D. 4P + 5O2 → 2P2O5

Câu 21: Đốt cháy quặng pirit sắt(FeS2) thu được sắt (III) oxit Fe2O3 và khí sunfuarơ SO2. Phương trình phản ứng nào sau đây đã viết đúng?

A. FeS2+ O2→ Fe2O3 + SO2

B. FeS2 + O2 → Fe2O3 + 2SO2

C. 2FeS2+ O2→ Fe2O3 + SO2

D. 4FeS2 +11 O2 →2 Fe2O3 + 8SO2

Câu 22: Cho natri (Na) tác dụng với H2O thu được xút (NaOH) và khí H2. Phương trình phản ứng nào sau đây đã viết đúng?

A. Na + H2O → NaOH + H2

B. 2Na + H2O → 2NaOH + H2

C. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

D. 3Na + 3H2O → 3NaOH + 3H2

Câu 23: Cho nhôm (Al tác dụng với axit sunfuaric(H2SO4) thu được muối nhôm sunfat (Al2(SO4)3) và khí H2. Phương trình phản ứng nào sau đây đã viết đúng?

A. Al + H2SO4→ Al2(SO4)3+ H2

B. 2Al + H2SO4→ Al2(SO4)3 + H2

C. Al + 3H2SO4→ Al2(SO4)3 + 3H2

D. 2Al + 3H2SO4→ Al2(SO4)3 + 3H2

 

Trên đây là phần trích dẫn nội dung tài liệu Phương pháp giải bài tập dạng sơ đồ phản ứng và bảng biểu môn Hóa học năm 2021, để xem nội dung chi tiết, đầy đủ xin mời quý thầy cô cùng các em học sinh vui lòng đăng nhập vào hệ thống HOC247 để xem online hoặc tải về máy.

Hy vọng bộ tài liệu này sẽ giúp các em đạt điểm số thật cao trong kỳ thi sắp tới!

ADMICRO
NONE
OFF