OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Phương pháp giải bài tập dạng liệt kê, đếm chất, đếm phát biểu môn Hóa học năm 2021

15/05/2021 799.38 KB 626 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210515/466235036756_20210515_081905.pdf?r=4110
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Để giúp các em rèn luyện và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kỳ thi THPT QG năm 2021-2022 HOC247 xin giới thiệu nội dung tài liệu Phương pháp giải bài tập dạng liệt kê, đếm chất, đếm phát biểu môn Hóa học năm 2021 để giúp các em học sinh có thể tự ôn luyện. Mời các em tham khảo nội dung chi tiết tại đây!

Chúc các em đạt kết quả cao tất cả các môn trong kỳ kiểm tra sắp tới.

 

 
 

A. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

- Vận dụng linh hoạt nhiều kiến thức để lựa chọn hoặc loại trừ các câu hỏi sai (hoặc đúng) theo yêu cầu đề bài.

- Đối với các dạng câu hỏi phức tạp hơn như đếm số đồng phân, biện luận công thức cấu tạo,… đòi hỏi cần suy luận sâu hơn để làm bài.

B. BÀI TẬP MINH HỌA

Bài 1. Cho dung dịch các chất: glixerol, axit axetic, glucozơ, propan-1,3-diol, andehit axetic, tripeptit. Số chất có khả năng hòa tan Cu(OH)2 ở điều kiện thường là

A. 5.                                 

B. 2.                                 

C. 3.                                 

D. 4.

Hướng dẫn giải:

Chất có khả năng hòa tan Cu(OH)2 ở điều kiện thường

glyxerol

Được vì có các nhóm OH kề nhau

axit axetic

Được vì là axit

glucozơ

Được vì có các nhóm OH kề nhau

propan-1,3-diol

Không được vì các nhóm OH không kề nhau

andehit axetic

Không được

tripeptit

Được vì số liên kết peptit lớn hơn 1 (3 mắt xích)

Đáp án D.

Bài 2. Cho các chất: p-crezol, anilin, benzene, axit acrylic, axit fomic, anđehit metacrylic, axetilen. Số chất tác dụng với dung dịch Br2 (dư) ở điều kiện thường theo tỉ lệ mol 1 : 1 là

A. 5.                                 

B. 6.                                 

C. 2.                                 

D. 3.

Hướng dẫn giải:

Chất tác dụng với dung dịch Br2 (dư) ở điều kiện thường theo tỉ lệ mol 1 : 1 là: axit acrylic, axit fomic.

Đáp án C.

Bài 3. Cho các phát biểu sau:

a) Các chất metyl amin, metyl amoni cacbonat, glyxin và anilin đều có khả năng phản ứng với HCl.

b) Phản ứng thế brom vào vòng benzen của anilin dễ hơn của benzen.

c) Oxi hóa không hoàn toàn etylen là phương pháp hiện đại để sản xuất andehit axetic.

d) Phenol tan tốt trong etanol.

Số phát biểu đúng là?

A. 4.                                 

B. 3.                                 

C. 1.                                 

D. 2.

Hướng dẫn giải:

a) Các chất metyl amin, metyl amoni cacbonat, glyxin và anilin đều có khả năng phản ứng với HCl → đúng

\(C{{H}_{3}}N{{H}_{2}}+HCl\to C{{H}_{3}}N{{H}_{3}}Cl\)

\(\left( C{{H}_{3}}N{{H}_{3}} \right)C{{O}_{3}}+2HCl\to 2C{{H}_{3}}N{{H}_{3}}Cl+C{{O}_{2}}+{{H}_{2}}O\)

\({{H}_{2}}N-C{{H}_{2}}-COOH+HCl\to Cl{{H}_{3}}N-C{{H}_{2}}-COOH\)

\({{C}_{6}}{{H}_{5}}N{{H}_{2}}+HCl\to {{C}_{6}}{{H}_{5}}N{{H}_{3}}Cl\)

b) Phản ứng thế brom vào vòng benzen của anilin dễ hơn của benzene $\Rightarrow $ đúng

c) Oxi hóa không hoàn toàn etylen là phương pháp hiện đại để sản xuất andehit axetic  đúng

d) Phenol tan tốt trong etanol  đúng

Đáp án A.

Bài 4: Cho các phát biểu sau đây:

(1) Amilopectin có cấu trúc dạng mạch không phân nhánh.

(2) Xenlulozơ có cấu trúc dạng mạch phân nhánh.

(3) Saccarozơ bị khử bởi AgNO3/dd NH3.

(4) Xenlulozơ có công thức là [C6H7O2(OH)3]n.

(5) Saccarozơ là một đisaccarit được cấu tạo từ một gốc glucozơ và một gốc fructozơ liên kết với nhau qua nguyên tử oxi.

(6) Tinh bột là chất rắn, ở dạng vô định hình, màu trắng, không tan trong nước lạnh.

Số phát biểu đúng là

A. 4

B. 3

C. 5

D. 6

Hướng dẫn giải:

Các phát biểu đúng:4, 5, 6.

+ Amilopectin có cấu trúc dạng mạch phân nhánh.

+ Xenlulozơ có cấu trúc dạng mạch không phân nhánh.

+ Saccarozơ không tác dụng với AgNO3/dd NH3

Bài 5: Cho các phát biểu sau:

(1) H2NCH2CONHCH2CH2COOH là đipeptit;

(2) Muối natri của axit glutamic được sử dụng làm thuốc bổ trợ thần kinh;

(3) Tính bazơ của NH3 yếu hơn tính bazơ của metyl amin;

(4) Tetrapetit mạch hở có chứa 4 liên kết peptit;

(5) Ở điều kiện thường metylamin và đimetylamin là những chất khí có mùi khai.

Số phát biểu đúng là

A. 1.

B. 2.

C. 3

D. 4.

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án B

Có 2 phát biểu đúng là (3) và (5)

(1) sai vì mắt xích thứ 2 không phải α–amino axit

(2) sai vì muối natri làm bột ngọt, còn axit glutamic mới làm thuốc bổ trợ thần kinh

(4) sai vì tetrapeptit mạch hở phải 3 liên kết. 

Bài 6: Cho các phát biểu sau:

(a) Do có liên kết hiđro, nhiệt độ sôi của axit axetic cao hơn metyl fomat

(b) Phản ứng xà phòng hóa tristearin trong dung dịch NaOH đun nóng là phản ứng thuận nghịch.

(c) Axit fomic là axit yếu nhất trong dãy đồng đẳng của nó.

(d) Dung dịch 37-40% fomanđehit trong nước (fomalin) dùng để ngâm xác động vật, thuộc da, ...

(e) Trong công nghiệp axetanđehit chủ yếu được dùng để sản xuất axit axetic.

(f) Trong công nghiệp dược phẩm, glucozơ được dùng để pha chế thuốc.

Số phát biểu đúng là:

A. 2.

B. 3. 

C. 4. 

D. 5.

Hướng dẫn giải:

Đáp án là B.

Phát biểu đúng là: (a); (d); (e).

(b) Phản ứng xà phòng hóa tristearin trong dung dịch NaOH đun nóng là phản ứng một chiều.

(c) Axit fomic là axit mạnh nhất trong dãy đồng đẳng của nó.

(f) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc.

Bài 7: Cho các chất: rượu etylic, saccarozo, etilen.

a) Viết công thức phân tử các chất trên.

b) Sắp xếp các chất trên theo thứ tự tăng dần số nguyên tử oxi trong phân tử.

c) Nếu trạng thái tồn tại (rắn, lỏng, khí) ở điều kiện thường đối với 3 chất trên.

A. a) C2H6O; C12H22O11; C2H4                                                               

b) C2H4; C2H6O; C12H22O11                                                   

c) C2H4 (khí) ; C2H6O (lỏng); C12H22O11 (lỏng)            

B. a) C2H6O; C12H22O11; C2H4                                                               

b) C2H4; C2H6O; C12H22O11                                                   

c) C2H4 (khí) ; C2H6O (lỏng); C12H22O11 (rắn)            

C. a) C2H6O; C12H22O12; C2H2                                                               

b) C2H2; C2H6O; C12H22O12                                                   

c) C2H2 (khí) ; C2H6O (lỏng); C12H22O12 (rắn)

D. a) C2H6O; C12H22O12; C2H2                                                               

b) C2H2; C2H6O; C12H22O12                                                   

c) C2H2 (khí) ; C2H6O (rắn); C12H22O12 (rắn)

Hướng dẫn giải:

a) Công thức phân tử của các chất trên là:

C2H6O; C12H22O11; C2H4                                                                   

b) Sắp xếp các chất theo thứ tự tăng dần số nguyên tủ oxi trong phân tử là:

C2H4; C2H6O; C12H22O11                                                                   

etilen; ancol etylic;saccarozo

c) Trạng thái của các chất là:

C2H4 (khí) ; C2H6O (lỏng); C12H22O11 (rắn)             

C. LUYỆN TẬP

Câu 1:  Trong các chất sau, chất nào luôn luôn là chất oxi hóa khi tham gia các phản ứng oxi hóa – khử:  Fe2O3, I2, O2, FeCl2, HNO3, H2S, SO2?

A. KMnO4, I2, HNO3.         

B. O2, Fe2O3, HNO3.    

C. HNO3, H2S, SO2.         

D. FeCl2, I2, HNO3.

Câu 2: Trong các chất: FeCl2 , FeCl3 , Fe(NO3)3 , Fe(NO3)2 , FeSO4 , Fe2(SO4)3 . Số chất có cả tính oxi hoá và tính khử là

A. 2.                              

B. 5.                               

C. 3.                              

D. 4.

Câu 3: Cho dãy các chất và ion: Cl2 , F2 , SO2 , Na+, Ca2+, Fe2+, Al3+, Mn2+ , S2- , Cl-. Số chất và ion trong dãy đều có tính oxi hoá và tính khử là

A. 3.                                       

B. 4.                           

C. 6.                              

D. 5.

Câu 4: Cho dãy các chất : Fe3O4 , H2O , Cl2 , F2 , SO2 , NaCl , NO2 , NaNO3 , CO2 , Fe(NO3)3 , HCl. Số chất  trong dãy đều có tính oxi hoá và tính khử là

A. 9.                                       

B. 7.                           

C. 6.                              

D. 8.

Câu 5 Cho các phản ứng sau:

a.  FeO + H2SO4 đặc nóng  →                               

b. FeS  + H2SO4 đặc nóng 

c. Al2O3 + HNO3  →                                        

d. Cu + Fe2(SO4)

e. RCHO + H2  →                                

f. Glucozơ + AgNO3 + NH3 + H2O →

g. Etilen + Br2   →                                            

h. Glixerol + Cu(OH)

Dãy gồm các phản ứng đều thuộc loại phản ứng oxi hoá- khử là ?

A. a, b, d, e, f, g.           

B. a, b, d, e, f, h.            

C. a, b, c, d, e, g.           

D. a, b, c, d, e, h.         

Câu 6: Cho các phản ứng oxi hoá- khử sau:

3I2 + 3H2O → HIO3 + 5HI               (1)                     

HgO → 2Hg + O2                           (2)

4K2SO3 → 3K2SO4 + K2S                (3)                     

NH4NO3 → N2O + 2H2O             (4)

2KClO3 → 2KCl + 3O2                    (5)                    

3NO2 + H2O → 2HNO3 + NO       (6)

4HClO4→ 2Cl2    + 7O2 + 2H2O     (7)                      

2H2O2  → 2H2O   + O2             (8)

Cl2 + Ca(OH)  →  CaOCl2 + H2O   (9)                    

KMnO4  →  K2MnO4 + MnO2 + O2  (10)

a.Trong số các phản ứng oxi hoá- khử trên, số phản ứng oxi hoá- khử nội phân tử là

A. 2.                                B. 3.                                C. 4.                               D. 5.

b.Trong số các phản ứng oxi hoá- khử trên, số phản ứng tự oxi hoá- khử là

A. 6.                                B. 7.                                C. 4.                               D. 5.

Câu 7 Có các quá trình điện phân sau:

(1) Điện phân dung dịch CuSO4 với anot làm bằng kim loại Cu.

(2) Điện phân dung dịch FeSO4 với 2 điện cực bằng graphit.

(3) Điện phân Al2O3 nóng chảy với 2 điện cực bằng than chì.

(4) Điện phân dung dịch NaCl với anot bằng than chì và catot bằng thép.

Các quá trình điện phân mà cực dương bị mòn là        

A.(1),(2).                       

B.(1),(3).                       

C.(2),(3).                       

D.(3),(4).

Câu 8: Điện phân một dung dịch gồm a mol CuSO4 và b mol NaCl. Nếu b > 2a mà ở catot chưa có khí thoát ra thì dung dịch sau điện phân chứa

A. Na+, SO42-, Cl-.               

B. Na+, SO42-, Cu2+.         

C. Na+, Cl-.                

D. Na+, SO42-, Cu2+, Cl-.

Câu 9: Điện phân (điện cực trơ, màng ngăn xốp) một dung dịch gồm a mol CuSO4 và b mol NaCl. Dung dịch sau  điện phân có thể hoà tan được kim loại nhôm, mối quan hệ giữa a và b là

A. 2a=b                                            

B. 2a>b.                              

C. 2a< b.                    

D. 2a # b.

Câu 10:  Dãy các kim loại đều có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của chúng là:

A. Fe, Cu, Ag.              

B. Mg, Zn, Cu.              

C. Al, Fe, Cr.                 

D. Ba, Ag, Au.

Câu 11: Chọn các phát biểu đúng trong các phát biểu sau:

1. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng là: Nhiệt độ, nồng độ, áp suất, chất xúc tác, diện tích bề mặt.

2. Cân bằng hóa học là cân bằng động.

3. Khi thay đổi trạng thái cân bằng của phản ứng thuận nghịch, cân bằng sẽ chuyển dịch về phía chống lại sự thay đổi đó.

4. Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học là: Nhiệt độ, nồng độ, áp suất, .

A. 1,2, 3, 4.                

B. 1,3, 4.                                

C. 1,2,4                      

D. 2, 3, 4.

Câu 12: Cho các phát biểu sau:

1. Phản ứng thuận nghịch là phản ứng xảy ra theo 2 chiều ngược nhau.

2. Phản ứng bất thuận nghịch là phản ứng xảy ra theo 1 chiều xác định.

3. Cân bằng hóa học là trạng thái mà phản ứng đã xảy ra hoàn toàn.

4. Khi phản ứng thuận nghịch đạt trạng thái cân bằng hóa học, lượng các chất sẽ không đổi.

5. Khi phản ứng thuận nghịch đạt trạng thái cân bằng hóa học, phản ứng dừng lại.

Các phát biểu sai

A. 2, 3.                                     

B. 3, 4.                                    

C. 3, 5.                                    

D. 4, 5.

Câu 13: Cho các phản ứng sau:

1. H2(k) + I2(r)  →   2 HI(k)  , \(\Delta H\) >0                 

2. 2NO(k) + O2(k)  →  2 NO2 (k) ,\(\Delta H\) <0

3. CO(k) + Cl2(k)  →  COCl2(k) ,\(\Delta H\) <0      

4. CaCO3(r)   → CaO(r) + CO2(k) ,\(\Delta H\) >0

Khi giảm nhiệt độ hoặc tăng áp suất các cân bằng nào trên đây đều chuyển dịch theo chiều thuận

A. 1,2.                        

B. 1,3,4.                      

C. 2,3.                                   

D. tất cả đều sai.

Câu 14: Cho các cân bằng hoá học:

N2 (k) + 3H2 (k) → 2NH3 (k) (1)                       

H2 (k) + I2 (k)  → 2HI (k) (2)

2SO2 (k) + O2 (k) → 2SO3 (k) (3)                    

2NO2 (k)  → N2O4 (k) (4)

Khi thay đổi áp suất những cân bằng hóa học bị chuyển dịch là:

A. (1), (2), (3).              

B. (2), (3), (4).               

C. (1), (3), (4).              

D. (1), (2), (4).

Câu 15: Cho các cân bằng sau:

(1) 2SO2 (k) + O2 (k) → 2SO3 (k)                       

(2) N2 (k) + 3H2 (k) → 2NH3 (k)

(3) CO2 (k) + H2 (k) → CO (k) + H2O (k)           

(4) 2HI (k) →  H2 (k) + I2 (k)

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu số 16 đến câu 30 của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Câu 30: Hỗn hợp A gồm Na2O, NH4Cl, NaHCO3, BaCl(có cùng số mol). Cho hỗn hợp A vào nước dư, đun nóng sau các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch chứa: 

A. NaCl, NaOH.               

B. NaCl, NaOH, BaCl2 .   

C. NaCl.               

D. NaCl, NaHCO3, BaCl2.                                

Câu 31: Cho các chất: MgO, CaCO3, Al2O3, dung dịch HCl, NaOH, CuSO4, NaHCO3. Khi cho các chất trên tác dụng với nhau từng đôi một thì tổng số cặp chất phản ứng được với nhau là

A. 6.                             

B. 7.                                

C. 8.                              

D. 9.

Câu 32: Cho mẩu Na vào dung  dịch các chất ( riêng biệt) sau : Ca(HCO3)2 (1), CuSO4 (2), KNO3 (3), HCl (4). Sau khi các phản ứng xảy ra xong , ta thấy các dung dịch có xuất hiện kết  tủa là 

A. (1) v à (2).                 

B. (1) v à (3).                

C. (1) v à (4).                

D. ((2) v à (3).

Câu 33: Cho các dung dịch riêng biệt: HNO3, Ba(OH)2, NaHSO4, H2SO4, NaOH. Số chất tác dung với dung dịch Ba(HCO3)2 tạo kết tủa là :  

A. 1.                           

B.3.                             

C. 2.                          

D. 4.

Câu 34: Cho dãy các chất: H2SO4 , KOH, Ca(NO3)2, SO3, NaHSO4, Na2SO3, K2SO4. Số chất trong dãy tạo thành kết tủa khi phản ứng với dung dịch BaCl2 là   

A. 4.                            

B. 6.                          

C. 3.                           

D. 5.

Câu 35: Cho dãy các chất: NH4Cl, (NH4)2SO4, NaCl, MgCl2 , FeCl2, AlCl3, CrCl3. Số chất trong dãy tác dụng với lượng dư dung dịch Ba(OH)2  tạo thành kết tủa là          

A. 3.                             

B. 5.                          

C. 4.                            

D. 1.

Câu 36: Cho các dung dịch sau: NaHCO3 (X1); CuSO4 (X2); (NH4)2CO3 (X3); NaNO3 (X4); MgCl2 (X5); KCl (X6). Những dung dịch không tạo kết tủa khi cho Ba vào là:

A. X1, X4, X5.                 

B. X1, X4, X6.                 

C. X1, X3, X6.               

D. X4, X6.

Câu 37: Cho dung dịch các chất: Ca(HCO3)2,  NaOH, (NH4)2CO3, KHSO4, BaCl2. Số phản ứng xảy ra khi trộn dung dịch các chất với nhau từng đôi một là  

A. 6.                             

B. 7.                           

C. 8.                           

D. 9.  

Câu 38: Trộn các cặp dung dịch các chất sau với nhau:

1.NaHSO4 + NaHSO3;  

2. Na3PO4 + K2SO4;   

3. AgNO3 + Fe(NO3)2 ;             

4.C6H5ONa + H2O;     

5. CuS + HNO3;   

6. BaHPO4 + H3PO4;    

7. NH4­Cl + NaNO2 (đun nóng);  

8. Ca(HCO3)2 + NaOH;  

9. NaOH + Al(OH)3;  

10. MgSO4 + HCl. 

Số phản ứng xảy ra là                

A. 8.                         

B. 5.                           

C. 7.                            

D. 6.

Câu 39: Xét các phản ứng sau:

1. NH4Cl + NaOH →  NaCl + NH3 + H2O ;             

2. AlCl3 + 3NaAlO2 + 6 H2O  →  4Al(OH)3 + 3NaCl

3. CH3NH2 + H2O →  CH3NH3+  + OH- ;                 

4. C2H5ONa + H2O  →  C2H5OH + NaOH

Phản ứng nào là phản ứng axit - bazơ?         

A. 1; 2; 3.                       

B. 1; 2.                                 

C. 1 ; 3.                                  

D. 1; 2; 3; 4 .       

Câu 40: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào thuộc loại phản ứng axit – bazơ theo Bronsted?

1. \({{H}^{+}}+O{{H}^{-}}\to {{H}_{2}}O\)                            

2. \(3{{H}^{+}}+Al{{(OH)}_{3}}\to A{{l}^{3+}}+3{{H}_{2}}O\)

3. \(B{{a}^{2+}}+SO_{4}^{2-}\to BaS{{O}_{4}}\)                                       

4. \(S{{O}_{3}}+2O{{H}^{-}}\to SO_{4}^{2-}+{{H}_{2}}O\)

A. 1 và 2.                   

B. 3 và 4.                    

C. 1, 2 và 3.                   

D. 1, 2 và 4.

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Phương pháp giải bài tập dạng liệt kê, đếm chất, đếm phát biểu môn Hóa học năm 2021. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề thi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính. 

Chúc các em học thật tốt!

ADMICRO
NONE
OFF