OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA

Phân tích bài ca dao Công cha như núi Thái Sơn

25/07/2018 630.86 KB 5203 lượt xem 8 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2018/20180725/90295478049_20180725_094741.pdf?r=9792
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Phân tích bài ca dao Công cha như núi Thái Sơn là một trong những đề bài thường gặp khi các em học bài Ca dao, dân ca và những câu hát về tình cảm gia đình ở lớp 7. Với hệ thống bài văn mẫu và dàn bài chi tiết, Học247 đã biên soạn giúp các em một tư liệu tham khảo khi thực hành bài viết phân tích bài ca dao này. Chi tiết bài văn mẫu, các em có thể tham khảo dưới đây. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình để nắm vững hơn về những nội dung cần đạt khi học tiết văn này.

 

 
 

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

B. Dàn bài chi tiết

1. Mở bài

  • Trong kho tàng ca dao Việt Nam có rất nhiều bài hay nói về tình cảm gia đình.
  • Nói về công ơn của cha mẹ với con cái, bài ca dao sau đây tình ý thật thấm thía:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

2. Thân bài

  • Ý nghĩa của bài ca dao
    • Công cha như núi Thái Sơn
      • Thái Sơn là tên một ngọn núi bên Trung Quốc, là một trong năm ngọn núi lớn nhất, mà họ gọi nó là Ngũ Nhạc.
      • Ví công cha như núi Thái Sơn là ví công ơn sinh dưỡng của cha chồng chất như núi non, sừng sững và bất diệt.
      • Công ơn của cha hiện hữu thực tế và bất biến trong đời thường, trong xương máu của từng đứa con.
    • Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
      • Nước trong nguồn khác với nước mưa, nước hồ ở chỗ nó tuôn chảy mãi mãi. Mưa có lúc tạnh, hồ có lúc khô. Nhưng dù dòng nước ấy nhỏ như một khe suối, nó vẫn tuôn chảy quanh năm. Đó chưa kể là nguồn thác, nguồn sông, thì nước ấy mênh mông tuôn hòa vào biển cả.
      • Ví nghĩa mẹ với nước trong nguồn là ví tình mẹ bao la vô tận, không giới hạn, không đo đếm được. Đúng như câu ca dao:
      • Chim trời ai dễ đếm lông,

        Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày

    • “Đạo”:
      • Đạo là con đường
      • Đạo làm con là con đường đúng nhất mà người làm con phải tuân theo cho đúng luân lí đạo đức xã hội. Con đường ấy là “thờ mẹ, kính cha”
      • Người ta dùng chữ “đạo” để chỉ một tôn giáo
        • Mỗi tôn giáo sẽ có người đứng đầu, những điều lệ, những lời răn về đạo đức.
        • Người theo tôn giáo nào thì thờ người đứng đầu tôn giáo ấy.
        • Nhiều người thờ cúng Phật mà lại không thờ cúng cha mẹ thì thật làm lỗi đạo làm con.
  • Làm thế nào để tròn chữ hiếu, tròn đạo làm con
    • Ở đây, lời khuyên của ông bà là “thờ mẹ, kính Cha”. Vậy thế nào là thờ mẹ kính cha?
      • Thờ Mẹ kính Cha không chỉ là chữ dành cho người đã khuất
      • Khi cha mẹ còn sống, thờ kính có nghĩa là vâng lời cha mẹ răn dạy, sống đúng đạo nghĩa, làm tốt những bổn phận của người con.
      • Khi cha mẹ ốm đau, con cái chăm sóc, dỗ dành. Đó là nguồn sức mạnh tăng thêm sinh lực, giúp cha mẹ chống chọi với cơn bệnh và vượt qua bệnh tật.
      • Khi cha mẹ qua đời, con cái cần ma chay chu đáo, tuy không xa hoa, nhưng cần đầy đủ. Ngày thất, ngày giỗ không quên cúng kiến thành tâm.
      • Hơn thế, người con có hiếu là người biết sống theo đạo đức của mẹ, cha. Lấy cha mẹ làm tấm gương để noi theo: sống một đời trong sạch và hữu ích.

3. Kết bài

  • Tình cảm và cách cư xử của bản thân mỗi người đối với cha mẹ là thước đo đầu tiên đánh giá tư cách đạo đức của mỗi con người.
  • Nghệ thuật: thể thơ lục bát, những hình ảnh so sánh quen thuộc góp phần thể hiện rõ nội dung của câu ca dao.

C. Bài văn mẫu

Đề bài: Phân tích bài ca dao

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

Gợi ý làm bài:

Ca dao dân ca là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng chúng ta từ thuở lọt lòng. Dòng sữa tinh thần ấy lan xa theo hương lúa, cánh cò, trầm bổng ngân nga theo nhịp chèo của con thuyền xuôi ngược, âu yếm thiết tha như lời ru của mẹ... như khúc hát tâm tình quê hương đã thấm sâu vào tâm hồn tuổi thơ mỗi người. Em nhớ mãi lời ru của bà của mẹ:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

-----Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến-----

Bài ca dao trên cũng như phần lớn các bài ca dao khác với nghệ thuận so sánh ví von, lời thơ cân xứng hài hoà, hình ảnh giản dị mà hàm xúc... đã nhằm nói lên được tình cảm gia đình sâu sắc. Tính truyền cảm, nội dung giáo dục mạnh mẽ đã làm cho nó sống mãi với chúng ta bao đời nay.

 

Trên đây là bài Phân tích bài ca dao Công cha như núi Thái Sơn do Học27 biên soạn và tổng hợp. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:

 

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

ADMICRO
NONE
OFF