OPTADS360
NONE
YOMEDIA

Phân tích bài ca dao Thân em như trái bần trôi

28/07/2018 641.14 KB 9356 lượt xem 18 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2018/20180728/664187183859_20180728_083458.pdf?r=3928
ADMICRO/
Banner-Video

Phân tích bài ca dao Thân em như trái bần trôi là bài văn mẫu được Học 247 biên soạn và tổng hợp bao gồm ba phần chính: sơ đồ tư duy, dàn bài chi tiết và bài văn mẫu. Với hệ thống này, các em sẽ nắm được cách lập dàn ý và triển khai thành bài văn viết hoàn chỉnh. Đồng thời, bài văn mẫu cũng sẽ giúp các em thấy được thân phận bé nhỏ của người phụ nữ trong xã hội xưa. Chi tiết bài văn mẫu, các em có thể tham khảo dưới đây. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Những câu hát than thân để nắm vững kiến thức cần đạt khi học tiết ngữ văn này hơn.

 

 
 

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

B. Dàn bài chi tiết

1. Mở bài

  • Giới thiệu về số phận rẻ rúng của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
    • Trong xã hội phong kiến ngày trước còn mang rất nặng tư tưởng trọng nam khinh nữ.
    • Chính vì lẽ đó mà thân phận người phụ nữ luôn luôn bị coi khinh đến rẻ rúm. Không thể giãi bày cùng ai cho nên người phụ nữ gửi gắm trong lời ca tiếng hát, trong những câu ca dao than thân.
  • Khẳng định trong kho tàng ca dao thì những câu hát than thân của người phụ nữ ngày xưa chiếm một vị trí quan trọng.
    • Có rất nhiều câu ca dao hay về tình cảnh của người phụ nữ một trong số những bài ca dao đó thì bài

Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu?

cũng được coi là một trong số những câu hát đặc sắc.

2. Thân bài

  • Dẫn dắt vấn đề
    • Mở đầu bằng “Thân em tội nghiệp vì đâu”.
    • Ca dao diễn tả đời sống tư tưởng, tình cảm muôn màu muôn vẻ của người lao động. Sống dưới xã hội cũ, người lao động Việt Nam chịu nhiều nỗi đắng cay, tủi cực. Vì vậy xuất hiện không ít những bài ca dao than thân. Trong những bài thuộc loại này, có một số bài được mở đầu bằng từ “Thân em”, một lối diễn đạt công thức mang đậm sắc thái dân gian.
  • Vẻ đẹp và thân phận người phụ nữ trong bài ca dao
    • Ca dao diễn tả đời sống tư tưởng, tình cảm muôn màu muôn vẻ của người lao động. Sống dưới xã hội cũ, người lao động Việt Nam chịu nhiều nỗi đắng cay, tủi cực. Vì vậy xuất hiện không ít những bài ca dao than thân. Trong những bài thuộc loại này, có một số bài được mở đầu bằng từ Thân em, một lối diễn đạt công thức mang đậm sắc thái dân gian.
    • Những bài ca dao mở đầu bằng từ “Thân em”, trước hết, đều là lời than thân của người phụ nữ.
    • Phổ biến nhất trong những lời than thân đó là lời than vì duyên phận bị phụ thuộc, không được chủ động trong tình yêu :

Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu?

  • Xuất xứ câu ca dao
    • Với những hình ảnh trên ta đoán biết được xuất xứ câu ca dao này là ở miền Nam, xứ sở của sông ngòi, kênh rạch. Cây bần thường mọc ở ven bờ. Trái bần non có vị chua chua chát chát, xắt mỏng chấm mắm ăn thay rau. Trái già rụng xuống nước, bập bềnh nổi trôi theo sóng.
    • Tên gọi cũng chỉ rõ nó là loại cây tầm thường (bần: nghèo), chẳng có mấy giá trị.
  • Hình ảnh “trái bần trôi”
    • Trái bần trôi hoàn toàn phụ thuộc vào gió, vào sóng. Dường như gió thổi rất nhẹ, sóng lại êm thì từ từ, thanh thản, chẳng may gió dập, sóng dồi thì cũng phải đành cam chịu cảnh ba chìm bảy nổi chín lênh đênh, biết tấp vào đâu? Vào bờ bến nào để đổi thay số phận?
    • Sống một cuộc đời đầy éo le, sống không được làm chủ bản thân, người phụ nữ buộc phải lâm vào cảnh:

Cũng đành nhắm mắt đưa chân,

Mặc cho con tạo xoay vần đến đâu.

⇒ Tất cả các bài ca dao bắt đầu bằng từ “Thân em” đều đã diễn tả thân phận, cuộc đời bị phụ thuộc, không được quyền quyết định, chịu cảnh hôn nhân không có tình yêu. Từ đó, gợi cho người nghe sự chia sẻ và đồng cảm sâu sắc. Đó là lời chung của người phụ nữ về thân phận nhỏ bé, yếu ớt, đắng cay, tội nghiệp của họ dưới chế độ xưa.

  • Nghệ thuật
    • Trong ca dao các vật đem ra so sánh đều là những vật gần gũi, quen thuộc và có những nét tương đồng độc đáo với thân phận của người con gái trong xã hội cũ.
    • Cách đem các sự vật ấy ra so sánh khiến cho đối tượng được so sánh (người phụ nữ) hiện lên một cách rõ ràng, đồng thời cũng làm nổi bật được thân phận không ra gì của họ.
    • Miếng cau khô, hạt mưa rơi, quả xoài… vốn có giá trị gì nhiều lắm đâu, thậm chí nó chỉ là đồ bỏ đi : quả bần trôi trên sông.
    • Trong các vật nêu trên, nếu quả bần trôi trên sông kém giá trị hơn cả, tội nghiệp hơn cả thì tấm lụa đào không chỉ có giá trị hơn mà còn gợi được vẻ đẹp duyên dáng, tươi mát.

⇒ Trong các vật được đem ra so sánh thì việc so sánh phận mình với trái bần các câu thơ đầu tiên, tác giả dân gian chủ yếu đưa ra các sự vật để so sánh, còn câu tiếp theo là những câu miêu tả bổ sung, khắc hoạ rõ nét thân phận, cuộc đời bị phụ thuộc, không được quyền quyết định, phải chịu cảnh hôn nhân không có tình yêu, may nhờ rủi chịu.

3. Kết bài

  • Bài ca dao như một lời than than trách phận vẫn còn vang vọng. Làm cho lời than thêm não nuột.
  • Đó là tiếng kêu đầy ai oán, khắc sâu vào lòng người nghe một nỗi đau thân phận.

C. Bài văn mẫu

Đề bài: Phân tích bài ca dao

Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.

Gợi ý làm bài:

Trong văn học dân gian Việt Nam có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về thân phận chua xót của người phụ nữ trong chế độ cũ. Người phụ nữ xưa đã trở thành đề tài cho nhiều nhà văn nhà thơ lấy làm nguồn cảm hứng sáng tạo. Như tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du, Cung oán ngâm khúc, Độc Tiểu Thanh Ký…

-----Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến-----

Bài ca dao đã tái hiện số phận người phụ nữ trong chế độ xưa. Họ không có quyền sống cho mình mà luôn phải sống vì người khác, sống theo ý kiến của người khác. Hạnh phúc là điều gì đó xa xỉ với người phụ nữ xưa.

 

Trên đây là bài văn mẫu Phân tích bài ca dao Thân em như trái bần trôi. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:

 

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF