Phân tích bài ca dao Thân em như tấm lụa đào - Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai mà Học247 giới thiệu dưới đây sẽ giúp các em thấy được thân phận khổ nhục, bé nhỏ của người phụ nữ xưa trong xã hội phong kiến xưa. Đồng thời, dàn bài chi tiết và bài văn mẫu này sẽ giúp các em định hướng được cách phân tích một bài ca dao. Mời các em cùng tham khảo! Ngoài ra, để nắm vững kiến thức của tác phẩm, các em có thể tham khảo thêm Bài giảng Ca dao than thân và ca dao yêu thương, tình nghĩa.
A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn bài chi tiết
1. Mở bài
- Nói đôi nét về thân phận người phụ nữ xưa trong xã hội phong kiến cũ (Họ là những con người tài năng và xinh đẹp nhưng lại phải chịu những bất hạnh, đau đớn hơn là không có quyền được là chủ cuộc đời của chính mình).
- Giới thiệu về câu ca dao
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
- Người phụ nữ xưa kia dường như đã ý thức được sắc đẹp, tuổi xuân và phẩm chất cao quý của mình nên tự so sánh “Thân em như tấm lụa đào…”. Tuy vậy, số phận của những người phụ nữ trong xã hội cũ thật chông chênh, không có gì đảm bảo: “Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?”
2. Thân bài
- Giải thích
- Tấm lụa đào được xem là một trong những thứ hàng xa xỉ thời trước. Nó đẹp từ chất liệu, dáng vẻ đến màu sắc bởi được dệt từ loại tơ tằm tốt nhất. Lụa đào hay những loại lụa nói chung đều có đặc điểm là nhẹ, mềm và rất mát. Và khi mặc vào thì người đẹp hẳn lên, cha ông ta cũng từng đúc kết “Người đẹp vì lụa”.
- Lụa màu hoa đào vừa đẹp vừa quý nhưng khi đem bán thì cũng phải bày ra giữa chốn “trăm người bán, vạn người mua”, đủ loại người có người sang kẻ hèn, người tốt và có cả những kẻ xấu, không biết sẽ vào tay ai?
- Hình ảnh tấm lụa đào gợi lên vẻ thanh xuân mơn mởn, tràn đầy sức sống của một cô gái đương thì, nhưng hình ảnh tấm lụa đào phất phơ giữa chợ lại gợi như có một cái gì đó thật trớ trêu, tội nghiệp.
⇒ Dường như nỗi đau xót của nhân vật trữ tình trong lời than thân trên chính là ở chỗ khi người con gái bước vào cái tuổi đẹp nhất, hạnh phúc nhất của đời mình thì nỗi băn khoăn lo lắng về thân phận lại ập đến ngay với họ. Quả là hoàn cảnh khách quan chi phối rất nhiều, có khi quyết định số phận cả một đời người. Sự đối lập giữa hai dòng thơ đã khiến ta thấm thía nỗi đau đó.
- Phân tích
- Bài ca dao không chỉ nói lên thân phận bị phụ thuộc của người phụ nữ mà còn là tiếng nói khẳng định giá trị, phẩm chất tốt đẹp của họ.
- Thân phận người phụ nữ trong chế độ phong kiến xưa dường như đã chịu rất nhiều thiệt thòi và bất hạnh. ⇒ Những người phụ nữ trong xã hội cũ tủi nhục, khổ và cam chịu đó thường than thân trách phận qua những lời ca tiếng hát của mình “Thân em” là các mở đầu quen thuộc trong ca dao xưa là bởi vậy. “Thân em” như đã nói, gợi mở về thân phận nhỏ bé của người phụ nữ trong xã hội cũ, và họ so sánh họ với rất nhiều hình ảnh và các sắc thái khác nhau. Và hình ảnh:
- Lời than thân đó nghe chứa chan nước mắt và mỏng manh như khói tỏa vào không gian, như thân phận ngưòi phụ nữ vậy.
- Hai từ “Thân em” như khắc khoải đến nghẹn lời, từ thân gợi nên một cảm giác nhỏ nhoi, yếu đuôi. Người con gái khi được tự giới thiệu về chính mình cũng rụt rè, khiêm nhường thốt lên hai tiếng “thân em”.
- Dải lụa đào mang một dáng vẻ đẹp, nó nhẹ nhàng như chính tâm hồn và phẩm chất ngưòi phụ nữ vậy. Hơn nữa lụa đào lại là một thứ vật liệu mềm mỏng dùng để may mặc, trang trí thêm cho ngưòi hay khung ảnh. Và phải chăng cũng giống như chính người phụ nữ trong cuộc đời vậy, họ là một món đồ trang sức, là chiếc bóng lặng lẽ, âm thầm trước những bất công.
- Dải lụa đào là một hình ảnh mà tác giả dân gian lựa chọn so sánh thật thanh cao, thật mềm mại nhưng quấn trong đó một nỗi niềm nặng trĩu. Vì thế câu tiếp theo là tất cả tâm trạng đau khổ vắt ra mà thành:
- Dải lụa đào lại ở giữa chợ, giữa cảnh xô bồ kẻ bán ngưòi mua. Liệu ai có con mắt xanh để biết giá trị của tấm lụa đào. Từ phất phơ không có hướng cố định cũng như “hoa trôi man mác biết là về đâu”. Bị số phận đưa đẩy đến như vậy mà nữ nhi lại không đủ sức, không thể chủ động định được một hướng đi cho mình để rồi đêm ngày tự hỏi cuộc đòi mình sẽ vào tay ai.
- Câu hỏi được người phụ nữ buông ra biết vào tay ai thật tinh tế và khéo léo, nó tạo cho người đọc một cảm giác xót xa. Câu hỏi đó có lẽ đã bám suốt cuộc đòi ngưòi con gái.
- ⇒ Toàn bộ câu ca dao có thể dễ nhận thấy đó là một lời than.
- Với cách so sánh, ví von thật linh động và cũng rất gần với đời thường, câu ca dao đã tạo ra một hình ảnh gây nhiều cảm xúc.
- Bài ca dao không chỉ nói lên thân phận bị phụ thuộc của người phụ nữ mà còn là tiếng nói khẳng định giá trị, phẩm chất tốt đẹp của họ.
3. Kết bài
- Khẳng định lại một lần nữa bài ca dao như gói ghém lại được những tâm trạng phức tạp của người phụ nữ trong xã hội trước.
- Họ là những người có tài sắc nhưng lại không định đoạt được số phận của mình
- Tác giả dân gian thật tinh tế lựa chọn một hình ảnh đẹp ví von để diễn tả tâm trạng của người phụ nữ xưa.
C. Bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích bài ca dao:
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
Gợi ý làm bài:
Trong số lượng khổng lồ các bài ca dao, dân ca thì có một phần trong đó là các bài ca dao phản ánh về hình ảnh người phụ nữ từ vẻ đẹp tới thân phận. Trong số các bài ca dao về hình ảnh người phụ nữ có một phần thường bắt đầu bằng từ “thân em”. Một trong những bài ca dao mà tôi rất quen thuộc, đó là:
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
Số phận và vẻ đẹp người phụ nữ là nguồn cảm hứng của mọi nhà văn nhà thơ và kể cả nhân dân lao động sáng tạo văn học dân gian. Đặc biệt, văn học dân gian thường nói về người phụ nữ thôn quê với thân phận nhỏ bé và số phận truân chuyên nhưng vẫn có nội tâm giàu đẹp.
“Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen”
“Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt người phàm rửa chân”
“Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày”
-----Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến-----
Từ “thân” được đẩy lên đầu câu để nhấn mạnh đến vẻ đẹp bên ngoài hoặc thân phận người con gái. Tác giả dùng từ “em” để đại diện cho những người phụ nữ nói chung. Người phụ nữ được đưa ra so sánh với “tấm lụa đào”. Lụa là loại vải có giá trị, được đánh giá là một trong những loại vải tốt bởi đặc trưng mềm, mỏng, nhẹ, thoáng mát. Màu “lụa đào” gợi cảm giác rất thắm, rất đậm sắc. Khi so sánh như vậy, tác giả muốn nhấn mạnh rằng người phụ nữ Việt Nam có vẻ đẹp duyên dáng, yêu kiều, đằm thắm, mặn mà. Mặt khác, hình ảnh dải lụa cũng gợi liên tưởng tới thân phận nhỏ bé, cuộc đời mỏng manh, bèo bọt, bất định của người phụ nữ.
Câu thơ sau nhấn mạnh hơn về dụng ý đang ám chỉ:
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
Hơn cả phản ánh vẻ đẹp, dường như nhân dân đang hướng nhiều hơn tới số phận người phụ nữ. Từ láy “phất phơ” đứng đầu câu thơ là tính từ bổ nghĩa cho chủ từ “thân em” và danh từ “tấm lụa đào”. Phất phơ tức là thứ rất mỏng, nhẹ, chuyển động qua lại hoàn toàn phụ thuộc vào lực tác động. Hình ảnh tấm lụa phất phơ gợi cảm giác như đang bị chi phối bởi những cơn gió, hoàn toàn không được tự do chủ động. Tấm lụa được đặt trong không gian “giữa chợ”. Chợ vốn là nơi đông đúc, phức tạp, dòng người xa lạ qua lại mỗi ngày, tranh mua tranh bán, lo sợ thiệt hơn. Từ “giữa” lại càng thể hiện sự lạc lõng, bơ vơ. Một tấm lụa đẹp là thế nhưng cuối cùng vẫn chỉ là một món hàng, bị đem ra cân đo giá cả, chẳng biết rồi ai sẽ trở thành chủ nhân của nó. Khi so sánh “thân em” với thân phận của dải lụa, ta mới thấu hiểu được hết cái tủi hờn của người phụ nữ. Người phụ nữ lạc lõng giữa cuộc đời xô bồ, chẳng thể làm chủ được mình, chẳng có quyền tự do quyết định cuộc đời mình dù cho họ có đẹp đến đâu. Thật vậy, chưa bao giờ người phụ nữ xưa được làm chủ cuộc đời mình. Họ bị ràng buộc bởi lễ giáo và tư tưởng như như “xuất gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử, tử tử tòng tôn”, “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, “trọng nam khinh nữ”…
Câu ca dao “Thân em như tấm lụa đào / Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” có thể là sự phản ánh của nhân dân về thân phận người phụ nữ cùng có thể là chính người phụ nữ đang than thở về cuộc đời mình. Dù có thế nào, ta vẫn hiểu được nỗi lòng đáng thương của người phụ nữ trong xã hội xưa.
Trên đây là bài văn mẫu Phân tích bài ca dao Thân em như tấm lụa đào - Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:
-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Phân tích 9 câu thơ đầu bài “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm
27/06/2024230 - Xem thêm