Phân tích bài ca dao Chiều chiều ra đứng ngõ sau là một trong những dạng đề văn các em thường gặp khi học văn bản Ca dao, dân ca, những câu hát về tình cảm gia đình. Với bài văn mẫu gồm các phần: sơ đồ tư duy, dàn bài chi tiết và bài văn mẫu, Học247 hi vọng các em sẽ có thêm tư liệu để tham khảo khi học tiết văn bản này. Chi tiết bài văn mẫu, các em có thể tham khảo dưới đây. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình để nắm vững hơn về những nội dung cần đạt khi học tiết văn này.
A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn bài chi tiết
1. Mở bài
- Giới thiệu chung về số phận của người phụ nữ xưa
- Chịu rất nhiều bất hạnh, không được quyền quyết định cuộc đời của mình.
- Có nhiều bài ca dao, tục ngữ nói về thân phận của người phụ nữ, trong đó nổi bật là bài ca dao
Chiều chiều ra đứng ngõ sau,
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.
2. Thân bài
- Nội dung chính của bài ca dao
- Đây là bài ca dao thể hiện nỗi buồn da diết và một cảnh tình đầy thương cảm của người con gái đi lấy chồng xa quê.
- Thời gian
- Mỗi chiều, lúc mà công việc cơm nước xong xuôi, người phụ nữ mới có những giây phút suy tư của riêng mình,
- “Chiều chiều”: Từ láy vừa gợi buồn vừa diễn tả sự lặp đi lặp lại của thời gian, có nghĩa là chiều nào cũng như thế.
- Đây là thời gian nghệ thuật quen thuộc phổ biến trong ca dao xưa: “Chiều chiều lại nhớ chiều chiều” hay “Chiều chiều xách giỏ hái rau”,…
- Không gian
- Nơi ngõ sau chứ không phải ngõ trước – nơi kẻ vào người ra ồn ào.
- Ngõ sau vắng lặng, đồng ruộng mênh mông, quê mẹ khuất bóng ở chân trời xa, gợi lên sự cô đơn về thân phận.
- Hành động
- “Đứng” chứ không phải ngồi, hay đang làm việc.
- Đứng biểu hiện sự hướng vọng, khắc khoải.
- Nỗi niềm
- “Ruột đau chín chiều” chất chứa bao nỗi niềm tâm sự không chỉ là nhớ mẹ, nhớ quê mà nỗi nhớ đó còn xen cả niềm cay đắng.
- Cay đắng về cuộc đời cực nhọc
- Cay đắng về thân phận làm dâu côi cút ở nhà chồng
- Cay đắng vì cha mẹ già nua, đau yếu ở quê nhà có ai chăm sóc?
- “Ruột đau chín chiều” chất chứa bao nỗi niềm tâm sự không chỉ là nhớ mẹ, nhớ quê mà nỗi nhớ đó còn xen cả niềm cay đắng.
3. Kết bài
- Bài ca dao là tình cảm gia đình, tình cảm quê hương sâu sắc trong tâm hồn mỗi con người.
- Bài ca dao có sức lay động những nỗi nhớ quê sâu kín của con người.
C. Bài văn mẫu
Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
Gợi ý làm bài:
Gia đình là chiếc nôi đằm thắm ngọt ngào nuôi dưỡng chúng ta khôn lớn. Ông bà, cha mẹ, anh em sống quây quần bên nhau trong tình yêu thương vô bờ bến. Tình cảm ấy được hun đúc và truyền lại cho nhau từ đời này sang đời khác qua những câu ca dao đằm thắm ngọt ngào. Công cha, nghĩa mẹ, tình yêu thương anh chị em, tình yêu nam nữ, vợ chồng... Sống với ta như những kỉ niệm đẹp không bao giờ quên. Một ví dụ về tình yêu thương, nỗi nhớ của người con gái với mẹ già làm ta cảm động.
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ, ruột đau chín chiều.
-----Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến-----
Bài ca dao là tình cảm mẹ con, tình cảm quê hương và gia đình sâu sắc trong tâm hồn mỗi chúng ta. Tình thương nỗi nhớ gắn liền với tấm lòng biết ơn sâu nặng của người con gái xa quê đối với mẹ già. Giọng điệu tâm tình sâu lắng, lời thơ êm ái nhẹ nhàng gợi lên trong lòng người đọc bao liên tưởng về tình cảm mẹ con, gia đình, những kỉ niệm yêu dấu tuổi thơ. Làm sao chúng ta có thể quên được bài ca dao trữ tình đằm thắm như vậy.
Trên đây là bài văn mẫu Phân tích bài ca dao Chiều chiều ra đứng ngõ sau do Học247 biên soạn và tổng hợp. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:
-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Phân tích 9 câu thơ đầu bài “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm
27/06/2024228 - Xem thêm