Hoc247.net xin gửi đến các em Phân loại và phương pháp giải các bài toán Cơ học cấp THCS năm 2019. Thông qua chuyên đề này, các em sẽ nắm được các phương pháp cơ bản về Chuyển động cơ , Các loại lực cơ học, Công và năng lượng ... cùng với nhiều bài tập ví dụ minh hoạ hay và bổ ích. Mời các em cùng theo dõi!
PHÂN LOẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI TOÁN CƠ HỌC CẤP THCS
1. Chuyển động cơ – Chuyển động thẳng đều:
1.1 Chuyển động cơ:
- Định nghĩa: Chuyển động cơ của một vật là sự thay đổi vị trí của vật đó so với vật khác theo thời gian.
- Quĩ đạo: Quĩ đạo của chuyển động cơ là tập hợp các vị trí của vật khi chuyển động tạo ra.
- Hệ qui chiếu: Để khảo sát chuyển động của một vật ta cần chọn hệ qui chiếu thích hợp. Hệ qui chiếu gồm:
+ Vật làm mốc, hệ trục tọa độ. (một chiều Ox hoặc hai chiều Oxy) gắn với vật làm mốc.
+ Mốc thời gian và đồng hồ.
1.2 Chuyển động thẳng đều:
- Định nghĩa: Chuyển động thẳng đều là chuyển động có quĩ đạo là đường thẳng và có vận tốc trung bình như nhau trên mọi quãng đường.
- Đặc điểm: Vận tốc của vật không thay đổi theo thời gian (v = const).
- Các phương trình chuyển động thẳng đều:
+ Vận tốc: v \(=\frac{s}{t} \)= Const
+ Quãng đường: s = \(\left| {x - {x_0}} \right| = \left| v \right|\left( {t - {t_0}} \right)\)
+ Tọa độ: x = x0+v(t – t0)
Với x là tọa độ của vật tại thời điểm t; x0 là tọa độ của vật tại thời điểm t0 (Thời điểm ban đầu).
Đồ thị chuyển động thẳng đều:
2. Chuyển động thẳng không đều:
2.1. Định nghĩa:
- Chuyển động thẳng không đều là chuyển động có quĩ đạo là đường thẳng và có vận tốc luôn thay đổi (tăng, giảm) theo thời gian.
- Khi vận tốc của vật tăng dần theo thời gian, đó là chuyển động nhanh dần đều.
- Khi vận tốc của vật giảm dần theo thời gian, đó là chuyển động chậm dần đều.
2.2. Đặc điểm:
Trong chuyển động không đều, vận tốc của vật luôn thay đổi. Vận tốc của vật trên một quãng đường nhất định được giọi là vân tốc trung bình trên quãng đường đó:
\({v_{tb}} = \frac{s}{t} = \frac{{{s_1} + {s_2} + ...}}{{{t_1} + {t_2} + ...}}\)
Nói trung trên các quãng đường khác nhau thì vận tốc trung bình khác nhau.
3. Tính tương đối của chuyển động:
3.1. Tính tương đối của chuyển động:
Trạng thái chuyển động hay đứng yên của một vật có tính tương đối, nó phụ thuộc vào hệ qui chiếu mà ta chọn.
3.2. Công thức cộng vận tốc:
- Công thức:
\(\overrightarrow {{v_{13}}} = \overrightarrow {v_{12}^{}} + \overrightarrow {{v_{23}}} \)
Với: \(\overrightarrow {{v_{12}}} \) là vận tốc của vật (1) so với vật (2); \(\overrightarrow {{v_{13}}} \) là vận tốc vật (1) so với vật (3); \(\overrightarrow {{v_{23}}} \) là vận tốc vật (2) so với vật (3).
- Các trường hợp riêng:
+\(\overrightarrow {{v_{12}}} \) vuông góc với \(\overrightarrow {{v_{23}}} \) thì: \({v_{13}} = \sqrt {{v^2}_{12} + {v^2}_{23}} \)
+Khi: \(\overrightarrow {{v_{12}}} \) cùng hướng với \(\overrightarrow {{v_{23}}} \) thì: v13 = v12 + v23
+Khi: \(\overrightarrow {{v_{12}}} \) ngược hướng với \(\overrightarrow {{v_{23}}} \) thì: v13 = v12 - v23
4. Các loại lực cơ học:
4.1. Lực hấp dẫn:
- Lực hút giữa các vật với nhau.
- Trọng lực là trường hợp riêng của lực hấp dẫn, đó là lực hút của Trái Đất lên vật. Trọng lực có:
+ Điểm đặt: Tại trọng tâm của vật.
+ Phương: Thẳng đứng; Chiều: Hướng về Trái Đất.
+ Độ lớn: P = mg (thường lấy g = 10 (m/s2)). Được gọi là trọng lượng của vật.
4.2. Lực đàn hồi:
Xuất hiện khi vật đàn hồi bị biến dạng.
+ Điểm đặt: Tại vật gây ra biến dạng.
+ Phương: Cùng phương với lực gây biến bạng vật; Chiều: Ngược chiều lực gây biến dạng.
+ Độ lớn: Fđh = kx (K là độ cứng của lò xo, x là chiều dài khi lò xo biến dạng).
4.3. Lực ma sát:
Là lực xuất hiện cản trở chuyển động của vật (ma sát trượt, ma sát lăn, ma sát nghỉ)
+ Điểm đặt: Tại vật, chỗ tiếp xúc giữa vật và mặt tiếp xúc.
+ Phương: Cùng phương chuyển động của vật; Chiều: Ngược chiều với chuyển động của vật.
+ Độ lớn: Fms = μN (μ là hệ số ma sát, N là áp lực của vật lên mặt tiếp xúc).
4.4. Biểu diễn lực:
Biểu diễn véctơ lực người ta dùng một mũi tên có:
- Gốc là điểm mà lực tác dụng lên vật (gọi là điểm đặt).
- Phương, chiều là phương chiều của lực.
- Độ dài mũi tên biểu diễn độ lớn của lực theo tỉ xích cho trước.
5. Công và năng lượng:
5.1. Công – công suất:
5.2. Năng lượng:
5.3. Định luật về công:
...
---Để xem đầy đủ Phần 5 Công và năng lượng các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net để xem online hoặc tải về máy tính---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Tài liệu Phân loại và phương pháp giải các bài toán Cơ học cấp THCS năm 2019. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào website hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
-
Phương pháp giải các bài tập trắc nghiệm Chuyển động cơ học môn Vật Lý 8 cực hay
-
Hướng dẫn giải 1 số dạng toán về Chuyển động cơ học Vật lý 8
-
91 câu hỏi trắc nghiệm Chuyên đề Lực đẩy Ác-si-mét có đáp án môn Vật lý 8
Chúc các em học tập tốt !
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Vật lý 12 năm 2023 - 2024
09/10/20231374 -
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2023-2024
09/10/2023954 -
100 bài tập về Dao động điều hoà tự luyện môn Vật lý lớp 11
14/08/2023338 - Xem thêm