OPTADS360
NONE
YOMEDIA

Nghị luận xã hội về hiện tượng hôi của

18/05/2022 919.13 KB 495 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2022/20220518/255040295737_20220518_153840.pdf?r=5466
ADMICRO/
Banner-Video

Dân tộc ta từ trước đến nay luôn giữ gìn và phát huy truyền thống Tương thân, tương ái. Thế nhưng vẫn còn một số hành vi đáng lên án như hôi của. Để hiểu thêm về vấn đề này, mời các em cùng tham khảo tài liệu văn mẫu Nghị luận xã hội về hiện tượng hôi của dưới đây. Chúc các em có những kiến thức thật bổ ích!

 

 
 

1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

2. Dàn bài chi tiết

2.1. Mở bài

- Dẫn dắt vấn đề nghị luận: hiện tượng hôi của.

2.2. Thân bài

a. Giải thích:

- Hôi của là một hành vi lấy cắp đồ của người khác do nhiều người thực hiện cùng lúc. Hành vi xấu này xảy ra khi chủ tài sản không đủ khả năng bảo vệ tài sản của mình trước số đông nhiều người.

b. Bàn luận về hiện tượng:

- Việc “hôi của” là một hành động cho thấy sự xuống cấp đạo đức trầm trọng. Hành động ấy đi ngược lại với truyền thống nhân đạo cao đẹp của con người Việt Nam.

- Họ vô cảm trước nỗi đau của người khác.

- Việc làm của những kẻ hôi của là hạ thấp nhân cách của mình, tạo nên một hình ảnh xấu về con người Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.

- Lên án, phê phán mạnh mẽ hành động trên của những kẻ hám lợi cho bản thân mà quên đi nỗi đau của người khác. Cần có sự can thiệp của pháp luật để răn đe, giáo dục những kẻ tham gia trong hành động trên.

- Tuy nhiên , cách ứng xử phổ biến của người Việt vẫn là lợi dụng lúc người khác gặp khó khăn hoạn nạn để a dua chuộc lợi.

c. Nguyên nhân:

- Căn nguyên của tệ nạn hôi của cũng như nhiều vấn nạn khác, là trách nhiệm cá nhân đã bị coi nhẹ trong cộng đồng, tâm lý đám đông đã ngấm vào máu. Tính cách tham lam của một bộ phận người dân nước ta.

- Bắt nguồn từ truyền thống tương thân tương ái của người Việt, Thương người như thể thương thân.

d. Nêu giải pháp:

- Nhận thức việc làm của những kẻ hôi của là xấu, bản thân cần tránh những hành động trên.

- Ra sức học tập và rèn luyện, bồi dưỡng nhân cách cho bản thân, sống biết yêu thương, sẻ chia với những khó khăn của người khác.

- Bài học cho cộng đồng: cộng đồng cần lên án mạnh mẽ hành động hôi của ở người Việt, tăng cường tuyên truyền, nêu gương những hành động đúng đắn, xây dựng nếp sống lành mạnh, văn minh. Xử lý nghiêm khắc những người vi phạm.

2.3. Kết bài

- Đánh giá lại vấn đề nghị luận.

3. Bài văn mẫu

Đề bài: Nghị luận xã hội về hiện tượng hôi của

Gợi ý làm bài

3.1. Bài văn mẫu số 1

Xã hội hiện đại ta ngày nay đang đứng trước căn bệnh vô cảm trầm trọng. Nó không chỉ có mặt trong từng gia đình, tập thể mà còn tràn lan ra khắp xã hội. Chúng ta không khỏi chạnh lòng và đau đớn, xấu hổ vì hành động vô cảm, vô nhân đạo của những kẻ hồ hởi, vui vẻ tràn ra đường “hôi của” khi tài sản của những người gặp nạn đổ xuống đường.

Hôi của là hành vi tận dụng hoàn cảnh éo le, thương tâm, bất lợi của người khác để biến tài sản của người thành của mình. Bởi vậy, nó thực sự chẳng khác nào hành vi ăn cướp. Tài sản rơi xuống đường không phải là vô chủ. Người ta ngang nhiên xâu xé, vơ vét đó là không chỉ là "cướp giữa ban ngày", mà còn là cướp một cách hèn hạ, cướp của những người gặp tai nạn, những người đang rất cần sự giúp đỡ. Mặt khác, việc lợi dụng việc người bị tai nạn bị ngã, choáng, ngất, đơn độc, thậm chí chết, không còn khả năng quản lý được tài sản để nhặt, lấy đồ đạc, tiền bạc… còn là vi phạm pháp luật.

Hôi của là một hành vi xấu, sai lệch chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực giá trị của xã hội. Hiện tượng hôi của là một hiện tượng cho thấy sự vô cảm, vô nhân đạo, vô lương tâm một cách đáng báo động. Hình ảnh này cho thấy sự xuống cấp trầm trọng của đạo đức, nhân cách của một bộ phận con người trong xã hội ta. Hành động ấy đi ngược lại với truyền thống nhân đạo cao đẹp của con người Việt Nam. Họ vô cảm trước nỗi đau của người khác. Ai trong chúng ta lại không bất bình trước sự việc một chiếc xe tải chở hàng ngàn két bia do tài xế Hồ Kim Hậu điều khiển bất ngờ gặp nạn, khiến hàng nghìn thùng bia đổ ập xuống đường. Mặc dù thấy chiếc xe gặp nạn nhưng những người dân xung quanh vẫn rất bình thản và không ra tay giúp đỡ. Ngược lại, họ nhanh chóng băng qua đường rồi nhăm nhăm lao tới các thùng bia để tranh thủ "cuỗm" được chút ít đồ "miễn phí". Trước tình huống này, tài xế khóc lóc, van xin, nhưng hàng trăm người vẫn đổ xô vào cướp đi số bia nằm la liệt trên đường. Chỉ sau khoảng mười lăm phút, đường phố trở nên vắng hoe bởi số bia cùng dòng người hôi của bỗng chốc "không cánh mà bay". Hiện nay trên khắp cả nước không ít vụ hôi của xảy ra. Có thể kể đến những vụ như: vụ giành giật tiền của người bị cướp giật làm rơi tiền ra đường ở thành phố Hồ Chí Minh, vụ lấy dứa ở Hà Nam, vụ "hôi bia" ở ngã tư An Sương – thành phố Hồ Chí Minh, vụ "hôi dầu" ở Ninh Bình và Đồng Nai,… Đó là những hành vi không phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Mỗi người dân Việt cũng có lẽ đã rất quen thuộc với những câu tục ngữ ca dao về đạo lý làm người đầy ý nghĩa như "lá lành đùm lá rách", "nhặt được của rơi trả người đánh mất" hay "thương người như thể thương thân"… Thế nhưng, trong một số trường hợp nào đó của cuộc sống, rất nhiều người đã vô tình "quên" đi những đạo lý làm người đó.Vụ việc này một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động về đạo đức cũng như hành vi của người dân trước tai họa và sự bất hạnh của người khác. Chúng ta cần lên án, phê phán mạnh mẽ hành động trên của những kẻ hám lợi cho bản thân mà quên đi nỗi đau của người khác. Cần có sự can thiệp của pháp luật để răn đe, giáo dục những kẻ tham gia trong hành động trên. Bên cạnh việc hôi của đáng tiếc ở trên, chúng ta cũng thấy nhiều hình ảnh đẹp đối ngược: vụ lật xe bia ở Đà Nẵng, ở Hội An nhưng người dân lại ra bảo vệ cho tài xế, giúp tài xế thu dọn hàng hoá trong trật tự và bảo đảm tài sản không mất cắp. Đó là hình ảnh đáng trân trọng và biểu dương.

Nói tóm lại, hôi của là một vấn nạn xấu đáng bị lên án và bài trừ. Chúng ta cần ra sức học tập và rèn luyện, bồi dưỡng nhân cách cho bản thân, sống biết yêu thương, sẻ chia với những khó khăn của người khác "Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình".

3.2. Bài văn mẫu số 2

Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế là một dân tộc anh hùng, đoàn kết, giàu tình thương. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại khi cơn lốc của nền kinh tế thị trường và sự hội nhập toàn cầu bao trùm lên mọi hoạt động sống của con người thì nhiều vấn nạn, hiện tượng mới nảy sinh có xu hướng tiêu cực làm lệch lạc các giá trị đạo đức chuẩn mực và thay đổi lối sống tốt đẹp của con người. Một trong những hiện tượng đó là “hôi của”.

“Hôi của” chỉ những hành vi ngang nhiên chiếm tài sản của người khác khi tài sản ấy bỗng nhiên gặp sự cố. Ban đầu nó chỉ xuất hiện ở một số vụ việc tai nạn nhỏ ở khu vực công cộng, mang tính cá nhân song càng ngày càng nổi lên với quy mô và tính chất nghiêm trọng hơn. “Hôi của” trở thành một hiện tượng mới trong lòng xã hội Việt Nam, báo động về lối sống tiêu cực của con người trong xã hội hiện đại.

Tôi xin vạch ra lịch sử của hiện tượng này như sau. Trước tiên, “hôi của” là cụm từ đã xuất hiện từ lâu song trong gần chục năm trở lại đây, nó được nhắc đến như một hiện tượng mang tính tiêu cực. Vụ hôi của lớn đầu tiên ở Việt Nam nên nhắc tới là cuối năm 2013 ở Đồng Nai. Sự việc xảy ra khi anh Hồ Kim Hậu lái xe tải vận chuyển khoảng 1500 thùng bia từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Bình Thuận bất ngờ gặp tai nạn, hàng ngàn thùng bia lăn lóc dưới đường. Hàng trăm người xung quanh hiện trường đổ xô tới đua nhau “hôi bia”, “vui” như vừa mang “chiến lợi phẩm” trở về mặc cho anh Hậu chắp tay van xin bất lực. Hàng loạt những vụ hôi của tiếp sau đó là “hôi hoa”, “hôi ngô”, “hôi xăng”, “hôi tiền”… Có thể nói không gì là không “hôi” được cả.

Hiện tượng này từng khiến quốc tế phải “rúng động” sau khi báo chí nước ngoài lần lượt đưa tin về các vụ việc trên. Như vậy, tuy chỉ là một bộ phận không nhỏ người dân xong nó lại là những “con sâu bỏ rầu nồi canh” khiến hình ảnh của cả dân tộc Việt Nam xấu đi. Về lâu dài, bản chất con người dần dần bị tha hóa, trở lên vô cảm trước nỗi đau của người khác.

Xem xét kỹ về bản chất hiện tượng này, ta sẽ thấy được nguyên nhân của sự nảy sinh hiện tượng “hôi của”. Bản chất của “hôi của” là cách ứng xử thiếu văn minh, thiếu tình người. Có lẽ nền giáo dục Việt Nam đang có “lỗ hổng” chăng? Có lẽ ý thức người Việt càng ngày càng tồi hơn chăng? Thế nên trong xã hội tưởng như văn minh này, con người lại trở nên vô văn hóa hơn! Theo nhiều nhà tâm lý học, “hôi của” xuất phát từ tâm lý đám đông. Một vài người bắt đầu sự việc như những “thủ lĩnh” và người phía sau bị kích thích nên hành động theo. Giá như những người đầu tiên đi “hôi” mà họ giúp đỡ bị hại, có lẽ sẽ không tạo nên một đám đông như thế. Hơn nữa, “hôi của” còn xuất phát từ lòng tham của chính con người. Trong đám đông nhốn nháo đang lao vào tranh giành của cải của người gặp nạn kia, thiếu gì những kẻ “tiền túi rủng rỉnh”. Và một lon bia, một chậu hoa đáng giá bao nhiêu? Lẽ thường “bần cùng sinh đạo tặc” nhưng cơm no, áo ấm như ngày nay mà vẫn có những sự việc đáng tiếc như thế. Do đó, một phần họ tham lam, một phần họ vào hùa theo đám đông, một phần vì vui thú… toàn là những lý do đáng thương hại!

Tình người ngày nay sao mà tệ quá! Người ta vui vẻ nói với nhau “Cái gì anh đánh rơi coi như là đã mất” nhưng lại quên đi câu nói khi xưa ông cha ta đã dạy “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” hay “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”. Trước hiện tượng ấy, pháp luật đôi khi bất lực. Thế nhưng, tôi tin tòa án lương tâm sẽ trừng trị những kẻ ích kỷ như thế.

Tôi vẫn thường nghe ông bà kể những câu chuyện ngày xửa ngày xưa, về những ngày nước Việt Nam chìm trong máu lửa chiến tranh, biết bao vị anh hùng đã hi sinh vì Tổ quốc. Họ sẵn sàng hi sinh cả tính mạng mình để bảo vệ những người đồng bào không thân không thích. Cô giáo vẫn dạy tôi nghe về những tấm lòng Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng… suốt đời mang nỗi đau vì lòng thương thay cho số phận kiếp người long đong. Đó là những hành động đáng ngợi ca biết mấy. Thế hệ chúng ta sẽ để lại trang sử như thế nào cho con cháu chúng ta đây? Là sự vô văn hóa, thiếu tình người chăng? Đáng xấu hổ biết mấy.

Do vậy, giải pháp về hiện tượng xấu này nên bắt đầu từ giáo dục và sự tự nâng cao ý thức của bản thân. Truyền thông cũng cần nêu và phê phán kịp thời nhằm nâng cao hiểu biết của dân chúng. Chế tài pháp luật cũng cần hoàn thiện và xử lý nghiêm các vụ “hôi của” nhằm lập lại trật tự xã hội và sự công bằng.

Tóm lại, “hôi của” là những hành vi đáng lên án và dẹp bỏ. Một tín hiệu đáng mừng là sau nhiều vụ “hôi của”, nhiều người dân đã mang đồ đến trả người bị hại. Chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng rằng hiện tượng này sẽ sớm bị xóa bỏ và trong bản chất con người vẫn tồn tại một lòng trắc ẩn sâu xa.

----------Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----------

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF