OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA

Nghị luận xã hội về tình cảm gia đình

02/04/2021 1 MB 937 lượt xem 4 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210402/6465805375_20210402_152839.pdf?r=5549
AMBIENT-ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Mỗi gia đình là một tế bào của xã hội. Gia đình càng hạnh phúc, xã hội càng văn minh. Để hiểu rõ hơn về vai trò của gia đình Học247 mời các em cùng tham khảo bài văn mẫu Nghị luận xã hội về tình cảm gia đình dưới đây. Chúc các em học tập thật tốt nhé! Ngoài ra, để làm phong phú thêm kiến thức cho bản thân, các em có thể tham khảo thêm bài văn mẫu Nghị luận về giá trị của bản thân.

 

 
 

1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

2. Dàn bài chi tiết

a. Mở bài:

- Giới thiệu về tình cảm gia đình:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.”

- Đây là một trong những câu ca dao nói về tình cảm gia đình hay nhất. câu ca dao nói về tình cảm cha mẹ dành cho con cái và con cái dành cho cha mẹ, nhưng tình cảm gia đình không chỉ có thế, chúng ta cùng đi tìm hiểu về tình cảm gia đình.

b. Thân bài:

* Thế nào là tình cảm gia đình:

- Tình cảm của ba mẹ dành cho con cái

- Tình cảm của ông bà dành cho con cháu

- Tình cảm của con cái dành cho ông bà, cha mẹ

- Tình cảm của anh chị em đối với nhau.

* Biểu hiện của tình cảm gia đình:

- Ba mẹ thương yêu, chăm sóc con cái, luôn quan tâm và hỏi han con cái

- Là cha mẹ luôn tạo điều kiện tốt nhất cho con

- Là sự hi sinh cả tuổi thanh xuân của cha mẹ nuôi dạy con

- Ông bà tảo tần nuôi con khôn lớn, thương yêu cháu, dạy dỗ cháu nên người

- Con cái thương yêu, kính trọng, hiếu thảo với ông bà cha mẹ

- Là khi con cháu học tập có thành tích tốt để ông bà cha mẹ vui

- Con cháu biết trách nhiệm và vai trò của mình để tạo niềm vui cho ông bà, cha mẹ.

- Anh chị em trong nhà yêu thương nhau

- Anh chị em không tranh đua, không ganh ghét nhau

- Không vì chuyện nhỏ mà gây sứt mẻ tình cảm gia đình.

* Ý nghĩa của tình cảm gia đình:

- Gia đình có tình cảm gia đình sẽ hạnh phúc

- Được mọi người thương yêu, quý mến và tôn trọng

- Ông bà cha mẹ tự hào.

* Vai trò của em trong tình cảm gia đình:

- Cố gắng học tập và rèn luyện

- Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ

c. Kết bài:

- Đây là một tình cảm rất thiêng liêng.

- Chúng ta cần học tập tốt để đền đáp công ơn của cha mẹ.

3. Bài văn mẫu

Đề bài: Viết bài văn nghị luận về tình cảm gia đình trong cuộc sống.

Gợi ý làm bài:

3.1. Bài văn mẫu số 1

Một xã hội chỉ thực sự phát triển khi các cá nhân, tập thể trong xã hội đó hoàn thiện cả về tư duy và nhận thức. Đặc biệt ở đây, ta không thể không kể đến vai trò của gia đình trong việc xây dựng xã hội. Gia đình được coi là nền tảng thúc đẩy cho xã hội ngày một lớn mạnh.

Gia đình đóng một vai trò quan trọng trong xã hội. Đó là một môi trường tốt giúp cho trẻ nhỏ phát triển về thể chất và tư duy. Trẻ em chính là mầm non của xã hội, là tương lai của đất nước. Được lớn lên trong vòng tay của cha mẹ, các em sẽ được sống đầy đủ về mặt tình cảm. Hơn thế nữa, dưới sự giáo dục của cha mẹ, các em sẽ có những định hướng tích cực trong tương lai. Cha mẹ vừa là người giáo viên, vừa là người bạn để các em sẻ chia, tâm sự. Mỗi khi gặp khó khăn trong đời, gia đình chính là nơi để chúng ta trở về và được an ủi, động viên. Gia đình là chỗ dựa tinh thần và thể xác tốt nhất khi ta suy sụp.

Thời thơ ấu: Gia đình là nơi để chúng ta phát triển về thể chất và tâm hồn. Là nơi bảo vệ những tác động xấu, uốn nắn kịp thời những biểu hiện lệch lạc để cho nhân cách ta phát triển hoàn thiện. Là trường học đầu tiên để hình thành những kỹ năng cơ bản cho một cuộc sống tốt đẹp. Khi trưởng thành: Gia đình là nơi mà ta trở về sau những bôn ba vất vả của cuộc sống. Là nơi ta được san sẻ tình yêu thương cùng với ý thức trách nhiệm, bổn phận của mình. Là sự bao dung, che chở và tha thứ khi ta gặp phải lầm lạc hay những bất trắc của cuộc đời. Là sự động viên khích lệ cho những thành quả, thành công,...

Khi về già: Gia đình là nơi để ta nghỉ ngơi sau một quãng đời phấn đấu, lao động mệt nhọc. Là nơi đem lại niềm vui sống vào tuổi xế chiều. Là nơi tìm được ý nghĩa cuộc sống, răn dạy cháu con những kinh nghiệm cuộc sống ngay cả khi đã sức tàn lực kiệt. Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình góp phần quan trọng cho sự phát triển chung về mọi mặt của toàn xã hội, cùng với xã hội xây dựng môi trường sống và hoàn thiện con người. Chúng ta phê phán những biểu hiện lệch lạc tạo mầm mống cho sự rạn nứt, tan vỡ của các quan hệ gia đình. Đó có thể là nạn bạo hành gia đình, con cái bất hiếu với cha mẹ. Cha mẹ thiếu nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc con cái nên người. Một hiện tượng dễ thấy trong xã hội hiện đại là tình trạng ly hôn ngày càng nhiều, mà thiệt thòi nhất vẫn là trẻ em và phụ nữ. Mỗi con người là một kiểu cá tính, tâm lí, có một nhu cầu, ý muốn khác nhau.

Tình cảm gia đình có vai trò vô cùng quan trọng không chỉ với mỗi cá nhân mà còn với toàn xã hội. Với cá nhân, nếu được sống trong một gia đình thuận hòa, mọi người yêu thương lẫn nhau, ắt hẳn ta sẽ trở thành người giàu tình cảm, hòa đồng. Thế nhưng, nếu chẳng may bạn sinh ra trong một gia đình khuyết thiếu, các thành viên không quan tâm, chia sẻ với nhau, bạn sẽ dễ đánh mất bản thân và trở nên lạnh lùng khó gần. Tình cảm gia đình bền chặt là động lực giúp mỗi cá nhân cố gắng trong cuộc sống, giúp ta cảm thấy an yên và luôn được chia sẻ. Bên cạnh đó, nhờ có gia đình luôn yêu thương, mỗi cá nhân sẽ dần hoàn thiện nhân cách và lan tỏa tình yêu thương đến với cộng đồng. Một gia đình yên ấm sẽ tạo nên một xã hội vững mạnh, một ngôi nhà đầy ắp tiếng cười sẽ tạo nên một thế giới tràn đầy tinh thần lạc quan và lòng yêu thương con người. Bao người con xa quê làm ăn nhưng hằng năm ngày Tết lại trở về quây quần bên mâm cơm đạm bạc, bao người mẹ, người cha tần tảo sớm hôm chỉ mong cho con mình được cắp sách tới trường. Tình cảm ấy mới cao đẹp làm sao!

Vậy chúng ta cần làm gì để xây dựng tình cảm gia đình ngày càng bền chặt? Trước tiên, mỗi thành viên cần có sự quan tâm, chia sẻ với mọi người từ những hành động nhỏ nhất. Một câu nói trao yêu thương, một cái ôm thật chặt cũng đủ nói lên tất cả. Với chúng ta - những cô cậu bé còn ngồi trên ghế nhà trường, đó đơn giản là học tập thật tốt, giúp ba mẹ những việc nhỏ trong nhà, cư xử chừng mực với những người xung quanh, như thế cũng đủ để ba mẹ vui lòng. Có thế, tình cảm gia đình mới ngày càng được củng cố và vững mạnh. Mỗi người đều góp sức xây dựng sẽ tạo nên một gia đình hạnh phúc, yên vui.

Chính tình yêu thương, dạy dỗ của người mẹ người cha là động lực để con trở thành người tốt đẹp và thành công. Không có cha mẹ, con người thật khó vững bước trên đường đời. Không gì bất hạnh và cô đơn bằng thiếu vắng tình cảm gia đình. Ngược lại, tấm lòng hiếu thảo của con luôn làm cha mẹ vui lòng. Thành công của con cái chính là sự nghiệp của cha mẹ.

Gia đình quan trọng nhưng nhiều người không biết quý trọng. Có nhiều bậc làm cha mẹ nhẫn tâm đánh đập, bỏ rơi con hoặc làm gương xấu cho con cái. Nhiều đứa con ngỗ ngược, bất hiếu với cha mẹ, phụ bạc tấm lòng nuôi dưỡng và đức hi sinh của bậc sinh thành. Những người như thế thật đáng chê trách và lên án.

Gia đình là tài sản quý giá nhất đối với mỗi con người. Bởi thế, mỗi chúng ta khi còn có gia đình hãy biết quý trọng, gìn giữ và vun đắp tình cảm gia đình thật tốt đẹp. Sống biết yêu thương và thực hiện trách nhiệm, bổn phận của mình đối với người thân trong gia đình.

3.2. Bài văn mẫu số 2

Người ta có nhiều nơi để đến nhưng chỉ có một nơi để về đó là gia đình. Chính vì thế, gia đình chính là ngôi nhà yêu thương và thiêng liêng nhất trên trái đất cho ta sự bao dung và vị tha, nguồn suối nóng chân thành của yêu thương, vì thế mái ấm gia đình và tình cảm gia đình chính là thứ mà tất cả kho báu trên trái đất không thể nào sánh được.

Cái gì ta gọi là bất hạnh, là khổ đau? Phải chăng chính là những số phận vô gia cư, không nơi nương tựa, không người thân, không nơi nương náu, đi về. Mỗi ngày thức dậy lại lo cái ăn, chỗ ngủ làm sao, còn gì bất lực và tuổi thân hơn điều ấy. Chính vì thế, mái ấm gia đình là ngôi nhà cho ta nơi an cư, lạc nghiệp, cho ta sự bình yên và hạnh phúc trong tâm hồn. Tình cảm gia đình chính là tình cảm yêu thương chân thành, nồng hậu giữa những người cùng chung huyết thống. ai qua là bao chốn xa, có nơi đâu cho bằng mái nhà, có nguồn tình cảm thiêng liêng và cũng rất đỗi bình dị, thành thực hơn tình cảm gia đình.

Chúng ta có thể phạm bao nhiêu lỗi lầm đi chăng nữa cha mẹ cũng luôn bao dung cho ta. Khi sinh ra, tiếng đầu tiên chúng ta cất tiếng gọi đó chính là hai từ cha, mẹ. Và chúng ta chúng ta có thể chọn cho mình mọi thứ: công việc, tình yêu, nơi ở,… nhưng không thể chọn được gia đình. Sự thiêng liêng xuất phát từ những điều đó.

Cho dù cuộc đời kia có vùi dập thế nào đi chăng nữa khi trở về với vòng tay yêu thương của gia đình chúng ta sẽ tìm lại được sự bình yên. Khoảng cách về địa lý có xa bao lâu đi chăng nữa thì tình cảm gia đình cũng mãi mãi không cách xa. Chúng ta có thể gửi gắm những thông điệp yêu thương dành đến với những người mà chúng ta yêu thương. Chỉ cần một sự quan tâm nhỏ cũng làm cho lòng ta ấm hơn rất nhiều, xua tan đi những mệt mỏi mà chúng ta có thể làm cho những người thân yêu.

Hạnh phúc gia đình có vai trò rất to lớn. Gia đình là không gian sống thân thuộc của mỗi người, là nơi sinh ra, lớn lên, và là cái nôi hình thành phát triển nhân cách con người. Những hành vi ứng xử của ta chịu ảnh hưởng không nhỏ từ nếp sống, nếp sinh hoạt của gia đình. Gia đình hạnh phúc là nguyên nhân, động lực để con người học tập, lao động, là cái đích cuối cùng của cuộc đời mà người người vẫn hằng vươn tới.

Hạnh phúc gia đình có vai trò to lớn nhường ấy, vậy mà hiện nay một bộ phận con người nhất là giới trẻ, có suy nghĩ sai lệch về vấn đề này. Họ kết hôn một cách quá dễ dãi, li hôn quá bừa bãi, và cuộc sống gia đình thì bị chi phối chủ yếu bởi đồng tiền như vậy gia đình sao có thể hạnh phúc, sao có thể thực hiện được những vai trò thiêng liêng vốn có của nó? Những hậu quả ấy đang gây ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng tới sự phát triển của xã hội ngày nay.

Gia đình luôn luôn có tầm quan trọng như vậy trong mỗi cuộc đời của mỗi một con người. Và trách nhiệm để có thể xây dựng một mái ấm gia đình hạnh phúc, không chỉ là sự nỗ lực, cũng không phải là cố gắng của một thành viên trong gia đình. Mà nó chính là vai trò cũng như trách nhiệm của tất cả các thành viên. Không thể có một gia đình hạnh phúc và ấm êm nếu như nó chỉ được xây dựng dựa trên sự đơn lẻ của một cá nhân mà nó phải được chung ta từ các thành viên. Chắc chắn gia đình của bạn sẽ hạnh phúc khi mỗi thành viên ý thức được vai trò, ý nghĩa của gia đình.

Mỗi người chúng ta cùng chung sống dưới một mái nhà, đồng thời mỗi chúng ta cũng lại như chung một yêu thương và chung một nhịp đập vì sự trọn vẹn. Và tất cả tạo lên được những giá trị của sự hạnh phúc của gia đình. Người ta cũng có thể nhìn nhận được những đứa con có sự bảo ban, răn dạy nghiêm khắc nhưng lại luôn chan chứa được tình yêu của cha mẹ chúng sẽ có lỗi sống, lối hành xử khôn khéo, nhân đạo hơn những đứa trẻ được nuông chiều, hay gia đình không hạnh phúc.

Gia đình mãi là giấc mơ đẹp của tất cả mọi người trên thế giới này. Những gì ngày hôm nay ta làm đều muốn hướng tới những điều hạnh phúc cho cha mẹ và người thân thương của ta. Vì thế, hãy trở về thăm gia đình, hãy biết trân trọng những khoảnh khắc mà ta và gia đình được ở bên nhau.

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF