OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Một số công thức cần nhớ của bài toán Hai vật chuyển động cùng chiều Vật lý 8

23/11/2021 1022.44 KB 317 lượt xem 3 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20211123/615531065183_20211123_154636.pdf?r=2500
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Với mong muốn có thêm tài liệu giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức về dạng bài tập Hai vật chuyển động cùng chiều HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Một số công thức cần nhớ của bài toán Hai vật chuyển động cùng chiều Vật lý 8 được HOC247 biên tập và tổng hợp nhằm giúp các em tự luyện tập. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

 

 
 

1. Công thức cần nhớ

- Thời gian đi = quãng đường : vận tốc = giờ đến – giờ khởi hành – giờ nghỉ (nếu có).

- Giờ khởi hành = giờ đến nơi – thời gian đi – giờ nghỉ (nếu có).

- Giờ đến nơi = giờ khởi hành + thời gian đi + thời gian nghỉ (nếu có).

- Vận tốc = quãng đường : thời gian (v = s:t)

- Quãng đường = vận tốc × thời gian (s = v.t)

2. Bài tập minh họa

Câu 1: Lúc 6 giờ 30 phút sáng, Lan đi học đến trường bằng xe đạp với vận tốc 16 km/giờ. trên con đường đó, lúc 6 giờ 45 phút mẹ Lan đi làm bằng xe máy với vận tốc 36 km/giờ. Hỏi hai người gặp nhau lúc mấy giờ?

Hướng dẫn giải:

- Thời gian Lan đi được khi mẹ xuất phát :

   6 giờ 45 phút – 6 giờ 30 phút = 15 ( phút) = 0,25 (giờ).

- Khoảng cách Lan và mẹ khi mẹ xuất phát :

   16.0,25 = 4 (km).

- Hiệu hai vận tốc:

   36 – 16 = 20 (km/h)

- Thời gian gặp nhau:

   4 : 20 = 0,2 ( giờ) = 12 (phút).

- Hai người gặp nhau lúc:

   6 giờ 45 phút + 12 phút = 6 giờ 57 phút.

Đáp số: 6 giờ 57 phút.

Câu 2: Một người đi xe đạp khởi hành từ A đến B với vận tốc 12 km/h. Sau 3 giờ một xe máy cũng đi từ A đến B với vận tốc 36 km/h. Hỏi kể từ lúc xe máy bắt đầu đi thì sau bao lâu xe máy đuổi kịp xe đạp?

A. 1 giờ      B. 1,5 giờ

C. 2 giờ      D. 2,5 giờ

Hướng dẫn giải

Đáp án B.

- Sau 3 giờ thì quãng đường xe đạp đi được là:

12 . 3 = 36 (km)

- Hiệu hai vận tốc là:

   36 - 12 = 24 (km/h)

- Thời gian xe máy đuổi kịp xe đạp là:

   36: 24 = 1,5 (giờ)

Câu 3: Một xe máy đi từ A lúc 8 giờ 37 phút với vận tốc 40 km/h. Đến 11 giờ 7 phút một ô tô cũng đi từ A đuổi theo xe máy với vận tốc 60 km/h. Ô tô đuổi kịp xe máy lúc:

A. 15 giờ 37 phút      B. 15 giờ 50 phút

C. 16 giờ 7 phút      D. 16 giờ 30 phút

Hướng dẫn giải

Đáp án C.

- Thời gian xe máy đi trước ô tô là:

   11 giờ 7 phút - 8 giờ 37 phút = 2 giờ 30 phút = 2,5 (giờ)

- Khoảng cách giữa hai xe khi ô tô xuất phát là:

   2,5.40 = 100 (km)

- Hiệu vận tốc là:

   60 – 40 = 20 (km/h)

- Ô tô đuổi kịp xe máy sau:

   100 : 20 = 5 (giờ)

- Ô tô đuổi kịp xe máy lúc:

   11 giờ 7 phút + 5 giờ = 16 giờ 7 phút

Câu 4: Cùng lúc 7 giờ 30 phút sáng có một người đi xe máy từ tỉnh Nam Định đến tỉnh Hòa Bình với vận tốc 40km/h. Đến 8 giờ 45 phút một người đi ô tô đuổi theo người đi xe máy. Biết vận tốc trung bình của người đi ô tô là 70km/h. Hỏi hai người gặp nhau lúc mấy giờ? Khi đó mỗi người đã đi được bao nhiêu km?

Hướng dẫn giải

- Thời gian xe máy đi trước ô tô là:

   8 giờ 45 phút - 7 giờ 30 phút = 1 giờ 15 phút = 1,25 (giờ)

- Khoảng cách giữa hai xe khi ô tô xuất phát là:

   1,25.40 = 50 (km)

- Hiệu vận tốc là:

   70 – 40 = 30 (km/h)

- Ô tô đuổi kịp xe máy sau:

   50 : 30 = 5/3 (giờ) = 1 giờ 40 phút

- Ô tô đuổi kịp xe máy lúc:

   8 giờ 45 phút + 1 giờ 40 phút = 10 giờ 25 phút

- Khi đó mỗi người đã đi được:

   70 x 5/3 = 116,7 (km)

Đáp số: 10 giờ 25 phút; 116,7 km

Câu 5: Lúc 7 giờ sáng, người thứ I đi từ A đến B với vận tốc 20 km/giờ cùng lúc tại B, người thứ II đi cũng khởi hành và đi cùng chiều với người thứ I, với vận tốc 12 km/giờ. Biết rằng khoảng cách AB= 6km. Hỏi hai người gặp nhau lúc mấy giờ và cách A bao nhiêu km?

Hướng dẫn giải

- Hiệu hai vận tốc:

   20 – 12 = 8 (km/h).

- Thời gian gặp nhau của hai xe:

   6 : 8 = 0,75 (giờ) = 45 (phút).

- Hai người gặp nhau lúc:

   7 giờ + 45 phút = 7 giờ 45 phút.

- Chỗ gặp nhau cách A là:

   20.0,75 = 15 (km).

Đáp số: 7 giờ 45 phút và 15 km.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Một số công thức cần nhớ của bài toán Hai vật chuyển động cùng chiều Vật lý 8. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em có thể tham khảo thêm các dạng bài tập khác tại đây:

ADMICRO
NONE
OFF