OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Lý thuyết và bài tập về Độ biến thiên động lượng có đáp án môn Vật lý 10

29/02/2020 528.22 KB 1040 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20200229/927811567270_20200229_053709.pdf?r=2924
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Học247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Lý thuyết và bài tập về Độ biến thiên động lượng có đáp án môn Vật lý 10 năm 2020 được biên soạn đầy đủ, chi tiết bám sát với chương trình học tại trường. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em ôn tập hiệu quả và củng cố lại kiến thức của phần Các định luật bảo toàn. Mời các em cùng tham khảo.

 

 
 

LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP VỀ ĐỘ BIẾN THIÊN ĐỘNG LƯỢNG

1. PHƯƠNG PHÁP  

1.1 Động lượng của một hệ cô lập là 1 đại lượng bảo toàn.  

Một hệ nhiều vật được coi là cô lập khi không có ngoại lực tác dụng lên  hệ hoặc nếu có thì các ngoại lực ấy cân bằng nhau. Trong một hệ cô lập, chi có các nội lực tương tác giữa các vật.

           \(\overrightarrow {{p_1}} + \overrightarrow {{p_2}} + ... + \overrightarrow {{p_n}} = const\)

+ Va chạm đàn hồi :

\({m_1}.{\vec v_1} + {m_2}.{\vec v_2} = m_1^{}.{\vec v_1}' + m_2^{}.{\vec v_2}'\)

+  Va chạm mềm :

\(\begin{array}{l} {m_1}.{{\vec v}_1} + {m_2}.{{\vec v}_2} = ({m_1} + {m_2})\vec V\\ \Rightarrow \vec V = \frac{{{m_1}.{{\vec v}_1} + {m_2}.{{\vec v}_2}}}{{{m_1} + {m_2}}} \end{array}\)   

+ Chuyển động bằng phản lực    :

\(\begin{array}{l} m.\vec v + M.\vec V = \vec 0\\ \Rightarrow \vec V = - \frac{m}{M}\vec v \end{array}\)

1.2. Độ biến thiên động lượng là  \(\Delta \overrightarrow p = {\overrightarrow p _2} - {\overrightarrow p _1} = \overrightarrow F .\Delta t\)

2. BÀI TẬP MINH HỌA:

Câu 1:Tìm tổng động lượng hướng và độ lớn của hệ hai vật có cùng khối lượng bằng 1kg. Vận tốc của vật 1 có độ lơn 4(m/s) và có hướng không đổi, vận tốc của vật hai là 3(m/s) và

a. Cùng phương cùng chiều với vận tốc vật một.                                                 

b. Cùng phương ngược chiều vận tốc vật một.                                                 

c. Có hướng nghiêng góc 60o so với vận tốc vật một.                                                 

d. Có hương vuông góc với vận tốc vật một.        

Câu 2: Một  đoàn tầu có khối lượng 10 tấn đang chuyển động trên đường ray nằm ngang với vận tốc 54km/h. Thì người lái tầu nhìn từ xa thấy một chướng ngại vật, liền hãm phanh . Tính độ lớn lực hãm để tàu dừng lại sau sau 10 giây.

Câu 3: Cho một bình chưa không khí, một phân tử khí có khối lượng 4,65.10-26kg đang bay với vận tốc 600m/s va chạm vuông góc với thành bình và bật trở lại với vận tốc cũ. Tính xung lượng của lực tác dụng vào thành bình.

Câu 4: Một học sinh của Trung Tâm Bồi Dưỡng Kiến Thức Thiên Thành đá một quả bóng có khối lượng 400g bay với vận tốc 8 m/s đập vuông góc với tường thì quả bóng bật trở lại với vận tốc tương tự. Xác định độ biến thiên động lượng và lực tác dụng của tường lên quả bóng biết thời gian va chạm là 0,1s. Nếu học sinh đó đá quả bóng theo phương hợp với tường một góc thì quả bóng bật ra với góc tương tự thì lực tác dụng thay đổi thế nào ? 

3. HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1: 

Ta có :  

\(\begin{array}{l} \vec p = {{\vec p}_1} + {{\vec p}_2}\\ {p_1} = {m_1}.{v_1} = 1.4 = 4\left( {kg.m/s} \right);\\ {p_2} = {m_2}.{v_2} = 1.3 = 3\left( {kg.m/s} \right) \end{array}\)

a.  Vì \(\overrightarrow {{v_2}} \) cùng hướng với \(\overrightarrow {{v_1}} \) 

⇒ \({\vec p_1},{\vec p_2}\)  cùng phương,cùng chiều

\( \Rightarrow p = {p_1} + {p_2} = 4 + 3 = 7\left( {kg.m/s} \right)\)

b.  Vì \(\overrightarrow {{v_2}} \)  ngược hướng với  \(\overrightarrow {{v_1}} \)

⇒ \({\vec p_1},{\vec p_2}\)   cùng phương,ngược chiều

\(\Rightarrow p = {p_1} - {p_2} = 4 - 3 = 1\left( {kg.m/s} \right)\)

c.  Vì \(\overrightarrow {{v_2}} \) hướng chếch lên trên, hợp với \(\overrightarrow {{v_1}} \) góc 60  

⇒ \({\vec p_1},{\vec p_2}\)   tạo với nhau một góc  60  

\(\begin{array}{l} \Rightarrow {p^2} = p_1^2 + p_2^2 + 2{p_1}{p_2}\cos \alpha \\ \Rightarrow p = \sqrt {{4^2} + {3^2} + 2.4.3\cos {{60}^0}} \\ = \sqrt {37} \left( {kg.m/s} \right) \end{array}\)

d.   Vì \(\overrightarrow {{v_2}} \)  hướng chếch lên trên,hợp với  \(\overrightarrow {{v_1}} \) góc 900  

⇒ \({\vec p_1},{\vec p_2}\)   vuông góc

\( \Rightarrow p = \sqrt {p_1^2 + p_2^2} = \sqrt {{4^2} + {3^2}} = 5\left( {kg.m/s} \right)\)

Câu 2: Ta có khi tàu dừng lại  :

\(\begin{array}{l} {v_2} = 0\left( {m/s} \right);\\ {v_1} = 54\left( {km/s} \right) = 15\left( {m/s} \right) \end{array}\)

Độ biến thiên động lượng:

\(\Delta p = {p_2} - {p_1} = - m{v_1} = - 10.000.15 = - 150000\left( N \right)\)

Lực hãm để tàu dừng lại sau sau 10 giây

\(\begin{array}{l} \Delta p = F.\Delta t\\ \Rightarrow F = - \frac{{ - 150000}}{{10}} = - 15000\left( N \right) \end{array}\)

Câu 3: Theo bài ra ta có:  v2 = v1 = v = 600m/s

Chọn chiều dương là chiều chuyển động của phần tử khí trước khi chạm vào thành bình ta có:

\(\Delta \overrightarrow p = \overrightarrow F .\Delta t\)

Chiếu theo chiều dương:  

\(\begin{array}{l} F.\Delta t = - m.{v_2} - m{v_1} = - 2mv\\ \Rightarrow F.\Delta t = - 2.4,{65.10^{ - 26}}.600\\ = - 5,{58.10^{ - 23}}\left( {N.s} \right) \end{array}\)

 

..

---Để xem tiếp nội dung phần Hướng dẫn giải và đáp án, các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net để xem online hoặc tải về máy tính---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Tài liệu Lý thuyết và bài tập về Độ biến thiên động lượng có đáp án môn Vật lý 10. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào website hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE
OFF