OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Lý thuyết và bài tập ôn tập chủ đề Khái quát đặc điểm chung của các giới sinh vật Sinh học 10

29/11/2020 845.27 KB 363 lượt xem 3 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20201129/104354943142_20201129_150725.pdf?r=3436
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Tài liệu Lý thuyết và bài tập ôn tập chủ đề Khái quát đặc điểm chung của các giới sinh vật Sinh học 10 do HOC247 tổng hợp nhằm giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức về đặc điểm chung của các giới sinh vật. Mời các em cùng tham khảo.

 

 
 

CÁC GIỚI SINH VẬT

A. Kiến thức trọng tâm

1. Giới Khởi sinh (Monera)

– Đại diện: vi khuẩn.

– Đặc điểm:

+ Nhân sơ, có kích thước nhỏ bé (1-5 μm)

+ Phân bố rộng rãi.

+ Phương thức sống: hoại sinh, tự dưỡng, kí sinh,…

2. Giới Nguyên sinh (Protista)

– Đại diện: tảo, nấm nhầy, động vật nguyên sinh.

– Đặc điểm:

+ Nhân thực, đơn bào hoặc đa bào.

+ Phương thức dinh dưỡng: tự dưỡng (tảo, động vật nguyên sinh) hoặc dị dưỡng (nấm nhầy, động vật nguyên sinh).

3. Giới Nấm (Fungi)

– Đại diện: nấm men, nấm sợi, nấm đảm, địa y.

– Đặc điểm:

+ Nhân thực, đơn bào hay đa bào.

+ Cấu trúc dạng sợi, phần lớn thành tế bào có chứa kitin.

+ Sinh sản hữu tính hoặc vô tính nhờ bào tử.

+ Phương thức dinh dưỡng: dị dưỡng.

4. Giới Thực vật (Plantae)

– Giới Thực vật gồm các ngành: Rêu, Quyết, Hạt trần, Hạt kín.

– Đặc điểm:

+ Nhân thực, đa bào.

+ Có thành tế bào được cấu tạo bằng xenlulôzơ.

+ Sống cố định, có khả năng cảm ứng chậm.

+ Phương thức dinh dưỡng: quang tự dưỡng.

5. Giới Động vật (Animalia)

– Giới Động vật gồm các ngành: Thân lỗ, Ruột khoang, Giun dẹp, Giun tròn, Giun đốt, Thân mềm, Chân khớp, Da gai và Động vật có dây sống.

– Đặc điểm:

+ Nhân thực, đa bào.

+ Cơ thể có cấu trúc phức tạp và chuyên hóa cao.

+ Có khả năng di chuyển, phản ứng nhanh.

+ Phương thức sinh dưỡng: dị dưỡng.

B. LUYỆN TẬP

1. Nhà phân loại học Caclinê đã phân chia sinh vật làm hai giới :

a. Giới khởi sinh và giới nguyên sinh

b. Giới động vật và giới thực vật

c. Giới nguyên sinh  và giới động vật

d. Giới thực vật và giới khởi sinh

2. Vi khuẩn là dạng sinh vật được xếp vào giới nào sau đây?

a. Giới nguyên sinh                                 b. Giới thực vật

c. Giới khởi sinh                                     d. Giới động vật

3. Đặc điểm của sinh vật thuộc giới khởi sinh là :

a. Chưa có cấu tạo tế bào

b. Tế bào cơ thể có nhân sơ

c. Là những có thể có cấu tạo đa bào

d.  Cả a,b,c đều đúng

4.  Sinh vật thuộc giới nào sau đây có đặc điểm cấu tạo nhân tế bào  khác hẳn với các giới còn lại? 

a. Giới nấm                                          b. Giới động vật

c.  Giới thực vật                                               d. Giới khởi sinh

5.  Điểm giống nhau của các sinh vật thuộc giới  Nguyên sinh, giới thực vật và giới động vật là :

a. Cơ thể đều có cấu tạo đa bào

b. Tế bào cơ thể đều có nhân sơ

c. Cơ thể đều có cấu tạo đơn bào

d. Tế bào cơ thể đều có nhân chuẩn .

6. Điểm giống nhau của các sinh vật thuộc giới nấm và giới thực vật là:

a. Đều có lối sống tự dưỡng                

b. Đều sống cố định

c.  Đều có lối sống hoại sinh               

d. Cơ thể có cấu tạo đơn bào hay đa bào

7.  Sinh vật nào sau đây có cấu tạo cơ thể đơn bào và có nhân chuẩn?

a. Động vật nguyên sinh                                  c. Virut

b. Vi khuẩn                                          d. Cả a, b , c đều đúng

8.  Những giới sinh vật có đặc điểm cấu tạo cơ thể đa bào và có nhân chuẩn là:

a. Thực vật, nấm, động vật

b. Nguyên sinh, khởi sinh, động vật

c. Thực vật, nguyên sinh, khởi sinh

d. Nấm, khởi sinh, thực vật

{-- Để xem tiếp nội dung đề từ câu 9-16 và đáp án các bài tập trắc nghiệm của tài liệu các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung tài liệu Lý thuyết và bài tập ôn tập chủ đề Khái quát đặc điểm chung của các giới sinh vật Sinh học 10. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE
OFF