OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Lý thuyết và bài tập ôn tập chủ đề các cấp tổ chức của thế giới sống Sinh học 10

18/11/2020 1.28 MB 945 lượt xem 2 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20201118/869164699822_20201118_154925.pdf?r=9996
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Cùng HOC247 ôn tập và củng cố kiến thức về các cấp tổ chức của thế giới sống với nội dung tài liệu Lý thuyết và bài tập ôn tập chủ đề các cấp tổ chức của thế giới sống Sinh học 10 bao gồm lý thuyết và một số bài tập củng cố. Mời các em cùng tham khảo.

 

 
 

CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG

A. Lý thuyết trọng tâm

1. Các cấp tổ chức của thế giới sống

Đa dạng sinh vật

Đa dạng sinh vật

– Thế giới sống được chia thành các cấp độ tổ chức từ thấp đến cao theo nguyên tắc thứ bậc: nguyên tử → phân tử → bào quan →  tế bào →  mô →  cơ quan →  hệ cơ quan →  cơ thể →  quần thể →  quần xã →  hệ sinh thái →  sinh quyển.

– Các cấp tổ chức chính của thế giới sống bao gồm: tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái.

– Thế giới sinh vật được tổ chức theo thứ bậc rất chặt chẽ, trong đó tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của sự sống. Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào và các tế bào chỉ được sinh ra bằng cách phân chia tế bào.

Các cấp tổ chức của thế giới sống

2. Đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống

2.1. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc

– Các tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp trên.

– Tổ chức sống cao hơn không chỉ có các đặc điểm của các tổ chức cấp thấp mà còn có những đặc tính nổi trội mà tổ chức dưới không có được.

2.2. Hệ thống mở và tự điều chỉnh

– Hệ thống mở: Sinh vật ở mọi cấp độ tổ chức đều không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường.

– Tự điều chỉnh: Mọi cấp độ tổ chức sống đều có cơ chế tự điều chỉnh đảm bảo duy trì và điều hòa sự cân bằng động trong hệ thống, giúp tổ chức sống tồn tại và phát triển.

2.3. Thế giới sống liên tục tiến hoá

– Thế giới sinh vật liên tục sinh sôi nảy nở và không ngừng tiến hóa.

– Nhờ được kế thừa thông tin di truyền từ những sinh vật tổ tiên ban đầu, các sinh vật trên Trái Đất đều có những điểm chung. Tuy nhiên, các sinh vật luôn có những cơ chế phát sinh các biến dị di truyền và sự thay đổi không ngừng của điều kiện ngoại cảnh luôn chọn lọc và giữ lại các dạng sống thích nghi với môi trường khác nhau → các sinh vật tiến hóa theo nhiều hướng khác nhau tạo nên một thế giới sống vô cùng đa dạng và phong phú.

B. Bài tập

1. Bài tập tự luận

Câu 1. Thế giới sống được tổ chức như thế nào? Nêu các cấp tổ chức cơ bản.

Hướng dẫn giải

- Thế giới sống được tổ chức theo thứ bậc rất chặt chẽ, trong đó tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật. Ở mọi cấp tổ chức của thế giới sống, cấu trúc và chức năng luôn có quan hệ mật thiết với nhau.

- Các cấp tổ chức của thế giới sống đều là những hệ mở, có khả năng tự điều chỉnh và không ngừng tiến hóa.

- Các cấp tổ chức sống cơ bản của thế giới sống: tế bào → cơ thể → quần thể → quần xã→ hệ sinh thái →  sinh quyển.

Câu 2. Nêu một số ví dụ về khả năng tự điều chỉnh của cơ thể người?

Hướng dẫn giải

- Mọi cấp tổ chức sống đều có các cơ chế tự điều chỉnh nhằm đảm bảo điều hòa, duy trì sự cân bằng động trong hệ thống, để tổ chức sống có thể tồn tại và phát triển.
- Ví dụ 1: Tuyến giáp hoạt động mạnh, tiết nhiều hoocmôn tirôxin làm tăng cường chuyển hóa năng lượng, nhiệt độ cơ thể tăng, ngược lại tuyến giáp hoạt động kém, lượng hoocmôn tiết ra không đủ điều hòa thì chuyển hóa giảm, trẻ chậm lớn, trí não kém phát triển.

- Ví dụ 2: Nồng độ các chất trong cơ thể người luôn luôn được duy trì ở mức độ nhất định, khi xảy ra mất cân bằng sẽ có các cơ chế điều hòa để đưa về trạng thái bình thường. Nếu cơ thể không còn khả năng tự điều hòa sẽ phát sinh vật tật.

Câu 3. Vì sao để nghiên cứu sự sống các nhà sinh học thường tập trung vào nghiên cứu các đặc điểm của cơ thể sống?

Hướng dẫn giải

- Để nghiên cứu sự sống các nhà sinh học thường tập trung vào nghiên cứu các đặc điểm của cơ thể sống vì chỉ ở cấp cơ thể mới biểu hiện đầy đủ các đặc tính của sự sống. Tuy nhiên, để hiểu được sự sống ở cấp cơ thể các nhà sinh học còn phải nghiên cứu tất cả các cấp tổ chức dưới và trên cấp cơ thể, từ cấp nhỏ nhất đến cấp lớn nhất như: phân tử  → bào quan →  tế bào mô → cơ quan →  hệ cơ quan → cơ thể →  quần thể → quần xã → hệ sinh thái - sinh quyển.

- Học thuyết tế bào cho thấy, mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ một hay nhiều tế bào và các tế bào chỉ được sinh ra bằng cách phân chia tế bào. Như vậy, đối với các cơ thể sinh vật đơn bào thì nghiên cứu sự sống ở cấp tế bào cũng có nghĩa là nghiên cứu sự sống ở cấp cơ thể. Đối với các cơ thể đa bào, nếu muốn biết chúng thực hiện và duy trì các chức năng sống ra sao, chúng ta không những phải tìm hiểu ở cấp tổ chức tế bào và dưới tế bào như đối với các sinh vật đơn bào mà còn phải tìm hiểu các cấp tổ chức trung gian như: mô, cơ quan, hệ cơ quan. Như vậy, có thể nói thế giới sinh vật được tổ chức theo thứ bậc rất chặt chẽ, trong đó tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật. Các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống bao gồm : tế bào, cơ thể. quần thể, quần xã và hệ sinh thái.

2. Bài tập trắc nghiệm

{-- Nội dung đề và đáp án các bài tập trắc nghiệm ​các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung tài liệu Lý thuyết và bài tập ôn tập chủ đề các cấp tổ chức của thế giới sống Sinh học 10. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE
OFF