OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Luyện giải bài tập nâng cao Chuyển động thẳng biến đổi đều môn Vật Lý 10 năm 2021

24/07/2021 0 Bytes 310 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210724/592838537227_20210724_093448.pdf?r=2202
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Nhằm giúp các em có thể trau dồi và nâng cao kiến thức, HOC247 đã sưu tầm và biên soạn lại một cách chi tiết và rõ ràng tài liệu Luyện giải bài tập nâng cao Chuyển động thẳng biến đổi đều môn Vật Lý 10 năm 2021 để các em có thể rèn luyện kỹ năng giải bài tập. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích với các em.

 

 
 

LUYỆN GIẢI BÀI TẬP NÂNG CAO CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU

 

1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

Dạng 1: Xác định vận tốc, gia tốc, quãng đường đi trong chuyển động thẳng biến đổi đều.

Cách giải: Sử dụng các công thức sau

  • Công thức cộng vận tốc: \(a=\frac{v-{{v}_{0}}}{t}\)
  • Công thức vận tốc: v = v0 + at
  • S = v0.t + ½ at2
  • ­Công thức độc lập thời gian: v2 – v02 = 2.a.S

Trong đó: a > 0 nếu CĐNDĐ; a < 0 nếu CĐCDĐ

Lưu ý: a.v > 0 cùng dấu→chuyển động nhanh dần đều

            a.v < 0 trái dấu → chuyển động chậm dần đều

Dạng 2: Tính quãng đường vật đi được trong giây thứ n và trong n giây cuối.

Cách giải:

* Quãng đường vật đi trong giây thứ n.

- Tính quãng đường vật đi trong n giây: S1 = v0.n + ½ a.n2

- Tính quãng đường vật đi trong (n – 1) giây: S2 = v0.( n- 1) + ½ a.(n – 1 )2

- Tính quãng đường vật đi trong giây thứ n: \(\Delta S\) = S1 – S2

* Quãng đường vật đi trong n giây cuối.

- Tính quãng đường vật đi trong t giây: S1 = v0.t + ½ a.t2

- Tính quãng đường vật đi trong (t – n) giây: S2 = v0.( t - n) + ½ a.(t – n )2

- Tính quãng đường vật đi trong n giây cuối : \(\Delta S\) = S1 – S2

Dạng 3: Viết phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều.

Cách giải:

  • Chọn góc toạ độ, chọn gốc thời gian và chiều dương cho chuyển động.
  • Phương trình chuyển động có dạng: x = x0 + v0.t + ½ at2

2. BÀI TẬP TỰ LUẬN

Bài 1: Một ô tô đang đi với vận tốc \(36\left( km\text{/}h \right)\) thì tăng tốc, chuyển động nhanh dần đều, sau \(20\left( s \right)\) được được vận tốc \(50,4\left( km\text{/}h \right)\).

a.tính gia tốc của xe 

b.Tính vận tốc của xe sau \(45\left( s \right)\) ?

c.  Sau bao lâu xe đạt được vận tốc \(54\left( km\text{/}h \right)\) ?

d.  Vẽ đồ thị vận tốc của xe ?

Bài 2: Lúc \(6\) giờ, một xe chuyển động thẳng đều từ A về B với vận tốc \(54\left( km\text{/}h \right)\). Cùng lúc đó, xe thứ hai chuyển động nhanh dần đều từ B về A với vận tốc ban đầu \(18\left( km\text{/}h \right)\) và gia tốc \(0,2\left( m\text{/}{{s}^{2}} \right)\). Đoạn đường AB cách nhau \(1,25\left( km \right)\).

a.  Viết phương trình chuyển động của mỗi xe ? Chọn B làm gốc tọa độ, chiều dương hướng từ B đến A, gốc thời gian lúc \(6\)giờ.

b.  Xác định thời điểm hai xe gặp nhau ?

c.  Tính quãng đường xe thứ hai đi được từ lúc \(6\) giờ đến khi hai xe gặp nhau ?

d.  Tính vận tốc của xe thứ hai khi hai xe gặp nhau ?

e.  Khi hai xe gặp nhau, xe thứ hai tắt máy chuyển động chậm dần đều, đi thêm được \(150\left( m \right)\) nữa thì ngừng hẳn. Tính gia tốc của xe thứ hai trong giai đoạn này ?

Bài 3: Một chất điểm chuyển động thẳng có đồ thị vận tốc – thời gian như hình vẽ bên(H1).

a.  Tính gia tốc của chất điểm trong mỗi giai đoạn ?

b.  Lập phương trình chuyển động của chất điểm trong mỗi giai đoạn ?

c.  Tính quãng đường chất điểm chuyển động trong  ?

d.  Vẽ đồ thị tọa độ – gia tốc theo thời gian ?

...

----(Nội dung tiếp theo của phần bài tập tự luận, các em vui lòng xem online hoặc tải về)----

3. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Một xe khởi hành tại A chuyển động thẳng nhanh dần đều, đoạn đường  AB = s. Gọi t1, v1 lần lượt là thời gian xe đi hết 1/4 quãng đường đầu tiên và vận tốc tức thời ở cuối quãng đường này. Thời gian xe đi hết 3/4 quãng đường còn lại tính theo t1

A. t1­.                          

B. 2t1.                        

C. \(\frac{{{t}_{1}}}{2}.\)       

 D. 3t1.

Câu 2: Một xe khởi hành tại A chuyển động thẳng nhanh dần đều, đoạn đường AB = s. Gọi t1, v1 lần lượt là thời gian xe đi hết 1/4 quãng đường đầu tiên và vận tốc tức thời ở cuối quãng đường này. Vận tốc tức thời tại B tính theo v1

A. v1\(\sqrt{2}\).               B. 2v1 .                       

C. 4v1.                         D. 3v1.

Câu 3: Một vật chuyển động nhanh dần đều đi được những quãng đường s1 = 12 m và s2 = 32 m trong hai khoảng thời gian liên tiếp bằng nhau là 2 s. Gia tốc chuyển động của vật là

A. 2 m/s2

B. 2,5 m/s2.    

C. 5 m/s2.   

D. 10 m/s2.

Câu 4: Một  chiếc xe lửa chuyển động trên đọan đường thẳng qua điểm A với vận tốc vA, gia tốc 2,5 m/s2. Tại B cách A 100 m vận tốc xe bằng vB = 30 m/s. vA có giá trị là

A. 10 m/s.      

B. 20 m/s.   

C. 30 m/s.    

D. 40 m/s.

Câu 5: Một vật chuyển động nhanh dần đều với vận tốc ban đầu v0 = 0. Trong giây thứ nhất vật đi được quãng đường 3 m, trong giây thứ hai vật đi được quãng đường

A. 3 m.                      B. 6 m.                       

C. 9 m.                      D. 12 m.

Câu 6: Một vật chuyển động nhanh dần đều với vận tốc ban đầu v0 = 0. Trong giây thứ nhất vật đi được quãng đường 3 m, trong hai giây đầu vật đi được quãng đường

A. 3 m.                      B. 6 m.                        

C. 9 m.                      D. 12 m.

Câu 7. Một chuyển động thẳng nhanh dần đều với vận tốc ban đầu bằng không. Kể từ khi bắt đầu chuyển động, trong 10 khoảng thời gian liên tiếp \(\Delta t\) bằng nhau vật đi được quãng đường tương ứng là \({{s}_{1}},{{s}_{2}},{{s}_{3}}...,{{s}_{10}}\). Biết \({{s}_{3}}=0,5m\). Quãng đường \({{s}_{10}}\) là

A.1,0m.                       B. 1,7m.                     

C. 1,9m.                      D. 2,0m.

Câu 8. Một ôtô chuyển động trên đường thẳng, bắt đầu khởi hành nhanh dần đều với gia tốc \({{a}_{1}}=5\text{m/}{{\text{s}}^{2}}\), sau đó chuyển động thẳng nhanh dần đều và cuối cùng chuyển động chậm dần đều với gia tốc \({{a}_{3}}=-5\text{m/}{{\text{s}}^{2}}\) cho đến khi dừng lại. Thời gian ôtô chuyển động là 25s. Tốc độ trung bình của ôtô trên cả đoạn đường là 20m/s. Trong giai đoạn chuyển động thẳng đều ôtô đạt vận tốc

A.20m/s.                     B. 27m/s.                   

C. 25m/s.                    D. 32m/s.

Câu 9: Một tàu chở khách đang chạy trên đường ray với tốc độ 25m/s thì phát hiện một tàu chở hàng cách mình 200m về phía trước trên cùng một đường ray. Biết tàu chở hàng đang chạy với tốc độ 15m/s và cùng hướng với hướng chuyển động của tàu chở khách. Hỏi tàu chở khách phải hãm phanh, chạy chậm chần đều với gia tốc có độ lớn tối thiểu bằng bao nhiêu để 2 tàu không đâm vào nhau? Biết tàu chở hàng vẫn chạy với tốc độ như cũ.

A. 0,25m/s2.        

B. -1,41 m/s2.     

C. 0,125 m/s2..     

D. 1,41 m/s2.                         

Câu 10. Từ một vị trí A tại cột đèn đỏ Bình điều khiển xe máy bắt đầu xuất phát chuyển động thẳng nhanh dần đều (NDĐ) thì bất ngờ phát hiện anh Cảnh Sát Giao Thông (CSGT) đứng ở phía trước (vị trí B) ra dấu hiệu dừng xe nên Bình đành phải giảm tốc độ cho xe chuyển động chậm dần đều (CDĐ) cho đến khi xe dừng lại trước mặt anh CSGT. Biết độ lớn gia tốc của hai giai đoạn chuyển động NDĐ và CDĐ là 0,4m/s2 và khoảng cách AB = 90m. Thời gian từ lúc xuất phát đến khi dừng lại trước mặt anh CSGT gần giá trị nào nhất sau đây?

 A. 27s.                    B. 32s.                           

C. 47s.                     D. 25s.

...

ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

ĐA

A

B

C

B

C

D

C

C

A

B

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

ĐA

C

A

A

D

C

C

C

D

A

B

 

---(Nội dung đầy đủ và chi tiết của tài liệu, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Luyện giải bài tập nâng cao Chuyển động thẳng biến đổi đều môn Vật Lý 10 năm 2021. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

ADMICRO
NONE
OFF