OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Lí thuyết và bài tập ôn tập chuyên đề ưu thế lai Sinh học 9 năm 2020 có đáp án

12/11/2020 1.05 MB 1023 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20201112/327987312231_20201112_225504.pdf?r=5540
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Qua nội dung tài liệu Lí thuyết và bài tập ôn tập chuyên đề ưu thế lai Sinh học 9 năm 2020 có đáp án do HOC247 ôn tập và củng cố các kiến thức về ưu thế lai, các phương pháp chọn lọc giống cây trồng. Mời các em tham khảo tại đây!

 

 
 

LÍ THUYẾT VÀ BÀI TẬP ÔN TẬP CHUYÊN ĐỀ ƯU THẾ LAI

SINH HỌC 9 NĂM 2020

 

A. NỘI DUNG LÍ THUYẾT

1. ƯU THẾ LAI

Khái niệm: Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội hơn cả hai bố mẹ.

- Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai: Khi các dòng thuần mang gen trội về một số tính trạng nào đó lai với nhau thì ở cơ thể lai F1 sẽ tập trung đầy đủ các gen trội có lợi từ bố và mẹ, lấn át sự biểu hiện của các gen lặn có hại.
- Các phương pháp tạo ưu thế lai

+ Các phương pháp tạo ưu thế lai ở cây trồng: Có 2 phương pháp tạo ưu thế lai ở cây trồng: Lai khác dòng và lai khác thứ.

  • Lai khác dòng: Tạo 2 dòng tự thụ phấn rồi cho giao phối với nhau.
  • Lai khác thứ: Kết hợp giữa tạo ưu thế lai và tạo giống mới.

+ Phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi

  • Lai kinh tế: Là cho giao phối giữa 2 cặp vật nuôi bố mẹ khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm (không dùng làm giống).

2. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌC

- Khái niệm: Chọn lọc giống là quá trình chọn lọc do con người tiến hành trên cây trồng, vật nuôi gồm hai mặt song song, vừa tích luỹ những biến dị có lợi - vừa đào thải những biến dị không có lợi cho con người, tạo giống cây trồng, vật nuôi.

- Vai trò của chọn lọc trong chọn giống

+ Chọn được những giống năng suất, chất lượng cao, chống chịu tốt.
+ Đáp ứng nhu cầu của con người.
+ Tạo giống mới để đáp ứng nhu cầu luôn thay đổi của con người.
+ Phục hồi giống cũ đã có biểu hiện thoái hóa.

- Các phương pháp chọn lọc

a. Chọn lọc hàng loạt là chọn lọc dựa trên kiểu hình, chọn ra những cá thể có kiểu hình tốt, phù hợp với mục tiêu chọn lọc để dùng làm giống.
- Phương pháp chọn lọc hàng loạt có 2 hình thức: Chọn lọc hàng loạt một lần và chọn lọc hàng loạt nhiều lần.

b. Chọn lọc cá thể là chọn lấy một số ít cá thể tốt, từ đó nhân lên một cách riêng lẻ theo từng dòng.

- Phương pháp chọn lọc hàng loạt cũng có 2 hình thức chọn lọc: chọn lọc cá thể một lần và chọn lọc cá thể nhiều lần.

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất khi thực hiện phép lai giữa:

A. Các cá thể khác loài

B. Các dòng thuần có kiểu gen khác nhau

C. Các cá thể được sinh ra từ một cặp bố mẹ

D. Hoa đực và hoa cái trên cùng một cây

Câu 2: Khi thực hiện lai giữa các dòng thuần mang kiểu gen khác nhau thì ưu thế lai thể hiện rõ nhất ở thế  hệ con lai:

A. Thứ 1     B. Thứ 2      C. Thứ 3            D.  Mọi thế hệ

Câu 3: Lai kinh tế là:

A. Cho vật nuôi giao phối cận huyết qua một, hai thế hệ rồi dùng con lai làm sản phẩm

B. Lai giữa 2 loài khác nhau rồi dùng con lai làm giống

C. Lai giữa 2 dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai làm giống

D. Lai giữa 2 dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai làm sản phẩm

Câu 4: Trong chăn nuôi, người ta sử dụng phương pháp chủ yếu nào để tạo ưu thế lai?

A. Giao phối gần                B. Cho F1 lai với cây P

C  Lai khác dòng               D. Lai kinh tế

Câu 5: Để tạo ưu thế lai ở cây trồng người ta dùng phương pháp chủ yếu nào sau đây?

A. Tự thụ phấn                              B. Cho cây F1 lai với cây P

C. Lai khác dòng                            D. Lai phân tích

Câu 6: Ưu thế lai biểu hiện như thế nào qua các thế hệ:

A. Biểu hiện cao nhất ở thế hệ P, sau đó giảm dần qua các thế hệ .

B. Biểu hiện cao nhất ở thế hệ F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ .

C. Biểu hiện cao nhất ở thế hệ F2, sau đó giảm dần qua các thế hệ.

D. Biểu hiện cao nhất ở thế hệ F1, sau đó tăng dần qua các thế hệ .

Câu 7: Để tạo ưu thế lai, khâu quan trọng đầu tiên là:

A. Lai khác dòng                  B. Lai kinh tế

C. Lai phân tích                   D. Tạo ra các dòng thuần

Câu 8: Ngày nay, nhờ kĩ thuật giữ tinh đông lạnh, thụ tinh nhân tạo và kĩ thuật kích thích nhiều trứng rụng một lúc để thụ tinh, việc tạo con lai kinh tế có nhiều thuận lợi đối với các vật nuôi nào sau đây? 

A. Bò và lợn                                  B. Gà và lợn 

C. Vịt và cá                                   D. Bò và vịt

Câu 9: Muốn duy trì ưu thế lai trong trồng trọt phải dùng phương pháp nào? 

A. Cho con lai F1 lai hữu tính với nhau

B. Nhân giống vô tính bằng giâm, chiết, ghép…

C. Lai kinh tế giữa 2 dòng thuần khác nhau

D. Cho F1 lai với P

Câu 10 Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở con lai của phép lai nào sau đây?

A. P:  AABbDD    X    AABbDD

B. P:  AaBBDD    X    Aabbdd

C. P:  AAbbDD      X     aaBBdd

D. P:  aabbdd    X    aabbdd

Câu 11: Tại sao ở nước ta hiện nay phổ biến là dùng con cái thuộc giống trong nước, con đực cao sản thuộc giống nhập nội để lai kinh tế?

A. Vì muốn tạo được con lai F1 cần có nhiều con cái hơn con đực, nên để giảm kinh phí ta chỉ nhập con đực

B. Vì như vậy tạo được nhiều con lai F1 hơn

C. Vì như vậy con lai sẽ có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, chăn nuôi giống mẹ và sức tăng sản giống bố

D. Vì như vậy sẽ giảm kinh phí và con lai có sức tăng sản giống bố

Câu 12: Phép lai nào dưới đây gọi là lai kinh tế?

A. Lai ngô Việt Nam với ngô Mêhicô

B. Lai lúa Việt Nam với lúa Trung Quốc

C. Lai cà chua hồng Việt Nam với cà chua Ba Lan trắng

D. Lai bò vàng Thanh Hóa với bò Hôn sten Hà Lan

Câu 13: Tại sao khi lai 2 dòng thuần, ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở F1?

A. Vì hầu hết các cặp gen ở cơ thể lai F1 đều ở trạng thái dị hợp

B. Vì hầu hết các cặp gen ở cơ thể lai F1 đều ở trạng thái đồng hợp trội

C. Vì hầu hết các cặp gen ở cơ thể lai F1 đều ở trạng thái đồng hợp lặn

D. Vì hầu hết các cặp gen ở cơ thể lai F1 đều ở trạng thái đồng hợp trội và đồng hợp lặn

Câu 14: Tại sao ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở F1, còn sau đó giảm dần qua các thế hệ?

A. Vì các thế hệ sau, tỉ lệ các tổ hợp đồng hợp trội giảm dần và không được biểu hiện

B. Vì các thế hệ sau, tỉ lệ các tổ hợp đồng hợp trội biểu hiện các đặc tính xấu

C. Vì các thế hệ sau, tỉ lệ dị hợp giảm dần, đồng hợp lặn tăng dần và biểu hiện các đặc tính xấu

D. Vì các thế hệ sau, tỉ lệ dị hợp giảm dần, đồng hợp trội tăng dần và biểu hiện các đặc tính xấu

Câu 15: Trong chăn nuôi, người ta giữ lại con đực tốt làm giống cho đàn của nó là đúng hay sai , tại sao?

A. Đúng, vì con giống đã được chọn lọc

B. Đúng, vì tạo được dòng thuần chủng nhằm giữ được vốn gen tốt

C. Sai, vì đây là giao phối gần có thể gây thoái hóa giống.

D. Sai, vì trong đàn có ít con nên không chọn được con giống tốt

Câu 16: Vai trò của chọn lọc trong chọn giống là:

A. Làm nâng cao năng suất và chất lượng của vật nuôi, cây trồng

B. Tạo ra giống mới góp phần phát triển chăn nuôi, trồng trọt

C. Phục hồi các giống đã thoái hóa, tạo ra giống mới hoặc cải tạo giống cũ

D. Là một biện pháp quan trọng đầu tiên không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp

Câu 17: Ưu điểm của phương pháp chọn lọc hàng loạt là:

A. Ứng dụng có hiệu quả trên tất cả các đối tượng vật nuôi, cây trồng

B. Nhanh tạo ra kết quả và kết quả luôn ổn định

C. Đơn giản, dễ làm, ít tốn kém, có thể áp dụng rộng rãi

D. Chỉ áp dụng một lần trên mọi đối tượng sinh vật

Câu 18: Kết quả của chọn lọc hàng loạt là:

A. Kết quả nhanh ở thời gian đầu, nâng sức sản xuất đến mức độ nào đó rồi dừng lại

B. Kết quả luôn cao và ổn định

C. Kết quả nhanh xuất hiện và ổn định

D. Kết quả chậm xuất hiện và ổn định

Câu 19: Nhược điểm của phương pháp chọn lọc hàng loạt là:

A. Chỉ dựa vào kiểu hình, thiếu kiểm tra kiểu gen

B. Không có hiệu quả khi áp dụng trên vật nuôi

C. Không có hiệu quả trên cây tự thụ phấn

D. Đòi hỏi phải theo dõi công phu và chặt chẽ

Câu 20: Ưu điểm của phương pháp chọn lọc cá thể là:

A. Đơn giản, dễ tiến hành và ít tốn kém

B. Có thể áp dụng rộng rãi

C. Chỉ cần tiến hành một lần đã tạo ra hiệu quả

D. Kết hợp được đánh giá kiểu hình với kiểm tra kiểu gen

Câu 21: Nhược điểm của phương pháp chọn lọc cá thể là:

A. Ứng dụng không có hiệu quả trên cây trồng

B. Ứng dụng có hiệu quả trên cây trồng nhưng không có hiệu quả trên vật nuôi

C. Hiệu quả thu được thấp hơn so với chọn lọc hàng loạt

D. Công phu, tốn kém nên khó áp dụng rộng rãi

Câu 22: Chọn lọc hàng loạt là gì?

A. Dựa trên kiểu hình chọn ra một nhóm cá thể phù hợp nhất với mục tiêu chọn lọc để làm giống

B. Dựa trên kiểu hình chọn một số ít cá thể tốt đem kiểm tra kiểu gen để chọn những cá thể phù hợp với mục tiêu chon lọc để làm giống

C. Dựa trên kiểu gen chọn ra một nhóm cá thể phù hợp nhất với mục tiêu chọn lọc để làm giống

D. Phát hiện và loại bỏ các cá thể có kiểu gen và kiểu hình không phù hợp

Câu 23: Chọn lọc cá thể là gì?

A. Dựa trên kiểu hình chọn ra một nhóm cá thể phù hợp nhất với mục tiêu chọn lọc để làm giống

B. Chọn lấy một số ít cá thể tốt, nhân lên riêng rẽ thành từng dòng , kiểm tra kiểu gen của mỗi cá thể, chọn cá thể phù hợp nhất với mục tiêu chọn lọc để làm giống

C. Chọn lấy một số ít cá thể tốt, nhân lên riêng rẽ thành từng dòng , không kiểm tra kiểu gen của mỗi cá thể, chọn cá thể phù hợp nhất với mục tiêu chọn lọc để làm giống

D. Chọn lấy một số ít cá thể tốt, trộn lẫn lộn các hạt giống với nhau rồi gieo trồng vụ sau

Câu 24: Dưới đây là các bước cơ bản trong chọn giống lúa của một số nông dân:

- Gieo trồng giống khởi đầu

- Chọn những cây ưu tú để làm giống cho vụ sau

- Hạt của mỗi cây được gieo trồng riêng thành từng dòng

- So sánh năng suất, chất lượng của các dòng với nhau, so sánh với giống khởi đầu và giống đối chứng để chọn ra dòng tốt nhất

Các thao tác nêu trên là của phương pháp chọn lọc nào dưới đây?

A. Chọn lọc cá thể                   B. Chọn lọc hàng loạt một lần

C. Chọn lọc hàng loạt hai lần          D. Chọn lọc hàng loạt nhiều lần

Câu 25: Dưới đây là các bước cơ bản trong chọn giống lúa của một số nông dân:

- Gieo trồng giống khởi đầu

- Chọn những cây ưu tú và hạt thu hoạch chung để làm giống cho vụ sau

- Gieo trồng các hạt giống được chọn

- So sánh năng suất và chất lượng của giống được chọn với giống khởi đầu và giống đối chứng

Các thao tác nêu trên là của phương pháp chọn lọc nào dưới đây?

A. Chọn lọc cá thể                  B. Chọn lọc hàng loạt một lần

C. Chọn lọc hàng loạt hai lần         D. Chọn lọc hàng loạt nhiều lần

{-- Nội dung và đáp án từ câu 26-35 của tài liệu vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Lí thuyết và bài tập ôn tập chuyên đề ưu thế lai Sinh học 9 năm 2020 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF