OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Lí thuyết và bài tập ôn tập chuyên đề gây đột biến nhân tạo trong chọn giống Sinh học 9 năm 2020 có đáp án

12/11/2020 1.01 MB 370 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20201112/95092873406_20201112_220922.pdf?r=9599
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Qua nội dung tài liệu Lí thuyết và bài tập ôn tập chuyên đề gây đột biến nhân tạo trong chọn giống Sinh học 9 năm 2020 có đáp án do HOC247 biên soạn và tổng hợp nhằm giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức về ứng dụng gây đột biến nhân tạo trong chọn giống và thoái hóa do tự thụ và giao phối gần. Hi vọng đây không chỉ là 1 tài liệu học tập có ích với các em học sinh lớp 9 mà còn có thể làm tài liệu giảng dạy cho quý thầy cô.

 

 
 

30 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP

CHỦ ĐỀ: GÂY ĐỘT BIẾN NHÂN TẠO TRONG CHỌN GIỐNG - THOÁI HÓA DO TỰ THỤ PHẤN VÀ DO GIAO PHỐI GẦN - SINH HỌC 9 NĂM 2020

 

A. NỘI DUNG LÍ THUYẾT

1. GÂY ĐỘT BIẾN NHÂN TẠO TRONG CHỌN GIỐNG

a. Gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân vật lí

- Các tia phóng xạ: Các loại tia phóng xạ thường được dùng để gây đột biến là: tia anpha, bêta, gamma.
- Các tia tử ngoại.

- Sốc nhiệt: Sốc nhiệt là sự tăng hoặc giảm nhiệt độ môi trường một cách đột ngột làm cho cơ chế tự bảo vệ cân bằng của cơ thể không kịp điều chỉnh gây tổn thương thoi phân bào dẫn đến rối loạn phân bào và đột biến số lượng NST.

b. Gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân hoá học

+ Hóa chất thường dùng:

Êtyl mêtan sunphônat (EMS)

Nitrôzô mêtyl urê (NMU) 

Nitrôzô êtyl urê (NEU)

Cônsixin

- Khi hóa chất vào tế bào, dung dịch hóa chất tác động lên phân tử ADN làm thay thế cặp nuclêôtit, mất hoặc thêm cặp nuclêôtit.

- Ta có thể chủ động gây đột biến vì có những loại hóa chất chỉ tác động lên một loại nuclêôtit xác định nên có thể chủ động gây ra những đột biến theo ý muốn.

c. Sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống

- Chọn giống VSV:

Chọn các thể đột biến tạo ra chất có hoạt tính cao.

Chọn thể đột biến sinh trưởng mạnh để tăng sinh khối ở nấm men và vi khuẩn.

Chọn các thể đột biến giảm sức sống, không còn khả năng gây bệnh để sản xuất văcxin.

- Chọn giống thực vật: Chọn các đột biến rút ngắn thời gian sinh trưởng, tăng năng suất và chất lượng, chống sâu bệnh, chống chịu được bất lợi của môi trường để nhân lên hoặc sử dụng trong các tổ hợp lai kết hợp với chọn lọc để tạo ra giống mới.
- Chọn giống vật nuôi: Chỉ sử dụng với một số động vật bậc thấp khó áp dụng cho động vật bậc cao vì động vật bậc cao cơ quan sinh sản của động vật bậc cao nằm sâu trong cơ thể, dễ gây chết khi xử lý bằng tác nhân lí hóa.

 2. THOÁI HÓA DO TỰ THỤ PHẤN VÀ DO GIAO PHỐI GẦN

a. Hiện tượng thoái hóa:

- Hiện tượng thoái hoá do tự thụ phấn ở cây giao phấn là hiện tượng các cá thể của thế hệ kế tiếp có sức sống dần biểu hiện các dấu hiệu như phát triển chậm, chiều cao cây và năng suất giảm dần, nhiều cây bị chết, bộc lộ đặc điểm có hại.

- Hiện tượng thoái hoá do giao phối gần ở động vật: Giao phối gần (giao phối cận huyết) là sự giao phối giữa các con cái sinh ra từ 1 cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ với con cái của chúng.
Giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hoá ở thế hệ con cháu: Sinh trưởng và phát triển yếu, khả năng sinh sản giảm, quái thai, dị tật bẩm sinh, chết non.

- Nguyên nhân: Tự thụ phấn ở thực vật hoặc giao phối gần ở động vật gây ra hiện tượng thoái hoá vì tạo ra cặp gen lặn đồng hợp gây hại cho cơ thể biểu hiện.

- Vai trò của phương pháp tự thụ phấn và giao phối cận huyết trong chọn giống: Trong công tác giống cây trồng vật nuôi, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn và giao phối cận huyết để củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần, thuận lợi cho sự kiểm tra đánh giá kiểu gen của từng dòng, phát hiện các gen xấu để loại ra khỏi quần thể, chuẩn bị lai khác dòng để tạo ưu thế lai.

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tia nào sau đây có khả năng xuyên sâu qua các mô?

A. Tia hồng ngoại, tia X, tia tử ngoại.

B. Tia X, tia gamma, tia anpha, tia bêta

C. Tia X, tia tử ngoại, tia gamma

D. Tia tử ngoại, tia anpha, tia bêta

Câu 2: Tia nào sau đây không có khả năng xuyên sâu qua các mô?

A. Tia X                      B. Tia gamma                         C. Tia tử ngoại            D. Tia anpha

Câu 3: Trong chọn giống thực vật loại tia nào sau đây được dùng để xử lí hạt nảy mầm, bầu nhụy, hạt phấn, mô nuôi cấy?

A. Tia X, tia gamma, tia anpha, tia bêta

B. Tia X, tia tử ngoại, tia gamma, tia anpha

C. Tia hồng ngoại, tia X, tia tử ngoại, tia gamma

D. Tia tử ngoại, tia gamma, tia anpha, tia bêta

Câu 4: Trong chọn giống bằng cách gây đột biến nhân tạo, loại tia nào được dùng để xử lí vi sinh vật, bào tử và hạt phấn?

A. Tia hồng ngoại                   B. Tia X                      C. Tia tử ngoại            D. Tia bêta

Câu 5: Biện pháp nào sau đây không được thực hiện khi xử lí đột biến bằng các tác nhân hóa học?

A. Que cuốn bông tẩm hóa chất đặt vào đỉnh sinh trưởng của thân và cành

B. Tiêm dung dịch hóa chất vào bầu nhụy

C. Ngâm hạt khô, hạt nảy mầm vào dung dịch hóa chất có nồng độ thích hợp trong một thời gian hợp lí

D. Ngâm thân và cành vào dung dịch hóa chất có nồng độ thích hợp trong một thời gian hợp lí

Câu 6: Trong chọn giống vi sinh vật, để tạo ra những loại vắcxin phòng bệnh cho người và gia súc, người ta chọn:

A. Các thể đột biến tạo ra các chất có hoạt tính cao

B. Các thể đột biến sinh trưởng mạnh

C. Các thể đột biến giảm sức sống (yếu so với dạng ban đầu)

D. Các thể đột biến rút ngắn thời gian sinh trưởng

Câu 7: Để tăng sinh khối ở nấm men và vi khuẩn, trong chọn giống vi sinh vật, người ta chọn:

A. Các thể đột biến giảm sức sống so với dạng ban đầu

B. Các thể đột biến rút ngắn thời gian sinh trưởng

C. Các thể đột biến tạo ra các chất có hoạt tính cao

D. Các thể đột biến sinh trưởng mạnh

Câu 8: Tác nhân nào dưới đây thường được dùng để tạo thể đa bội?

A. Etyl mêtan sunphônat (EMS)                                C. Cônsixin

B. Nitrôzô mêtyl urê (NMU)                          D. Nitrôzô êtyl urê (NEU)

Câu 9: Tại sao cônsixin có thể tạo ra thể đa bội?

A. Cônsixin cản trở sự hình thành thoi phân bào làm cho toàn bộ nhiễm sắc thể không phân li .

B. Cônsixin kích thích sự nhân đôi của các nhiễm sắc thể và tạo ra tế bào đa bội

C. Cônsixin kích thích sự hợp nhất của 2 tế bào lưỡng bội và tạo ra tế bào đa bội

D. Cônsixin gây đứt một số sợi thoi phân bào làm cho một số cặp nhiễm sắc thể không phân li và tạo ra tế bào đa bội

Câu 10: Người ta đã tạo được chủng nấm Pênixilin có hoạt tính cao hơn 200 lần so với dạng ban đầu , nhờ chọn lọc các thể đột biến theo hướng nào dưới đây?

A. Chọn các thể đột biến tạo ra chất có hoạt tính sinh học cao

B. Chọn các thể đột biến rút ngắn thời gian sinh trưởng

C. Các thể đột biến bị giảm sức sống

D. Các thể đột biến sinh trưởng mạnh

Câu 11: Đột biến nào sau đây không được con người sử dụng trong chọn giống cây trồng?

A. Đột biến có thời gian sinh trưởng rút ngắn, cho năng suất và chất lượng sản phẩm cao

B. Đột biến có khả năng kháng được nhiều loại sâu bệnh

C. Đột biến có khả năng chống chịu tốt với các điều kiện bất lợi của môi trường

D. Đột biến có sức sống giảm

Câu 12: Trong các tác nhân vật lí tác nhân nào không sử dụng gây đột biến nhân tạo?

A. Các tia phóng xạ                            C. Tia hồng ngoại

B. Tia tử ngoại                                    D. Sốc nhiệt

Câu 13: Sốc nhiệt là gì?

A. Là nhiệt độ môi trường tăng lên một cách đột ngột

B. Là nhiệt độ môi trường giảm đi một cách đột ngột

C. Là sự tăng hoặc giảm nhiệt độ môi trường một cách đột ngột

D. Là sự thay đổi nhiệt độ của môi trường không đáng kể

Câu 14: Người ta có thể sử dụng tác nhân hóa học để gây đột biến nhân tạo ở vật nuôi bằng cách

A. Dùng hóa chất với nồng độ thích hợp tác động lên các tế bào gan

B. Dùng hóa chất với nồng độ thích hợp tác động lên các tế bào não

C. Dùng hóa chất với nồng độ thích hợp tác động lên các tế bào máu

D. Dùng hóa chất với nồng độ thích hợp tác động lên tinh hoàn và buồng trứng

Câu 15: Đối với vật nuôi, phương pháp chọn giống đột biến chỉ được sử dụng hạn chế với một số nhóm động vật bậc thấp, khó áp dụng với nhóm động vật bậc cao là vì:

A. Do cơ quan sinh sản nằm sâu trong cơ thể, dễ chết sinh vật khi xử lí bằng tác nhân lí hóa học

B. Do không có tác nhân gây đột biến đối với động vật bậc cao

C. Do rất tốn kém

D. Do động vật bậc cao có sức sống mãnh liệt nên không bị ảnh hưởng của các tác nhân gây đột biến

Câu 16: Nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa giống ở cây giao phấn là:

A. Do giao phấn xảy ra ngẫu nhiên giữa các loài thực vật

B. Do lai khác thứ

C. Do tự thụ phấn bắt buộc

D. Do lai giữa các dòng thuần có kiểu gen khác nhau

Câu 17: Tự thụ phấn là hiện tượng thụ phấn xảy ra giữa:

A. Hoa đực và hoa cái của các cây khác nhau

B. Hoa đực và hoa cái của các cây khác nhau và mang kiểu gen khác nhau

C. Hoa đực và hoa cái trên cùng một cây

D. Hoa đực và hoa cái của các cây khác nhau nhưng mang kiểu gen giống nhau

Câu 18: Nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa giống ở động vật là:

A. Do giao phối xảy ra ngẫu nhiên giữa các loài động vật

B. Do giao phối gần

C. Do lai giữa các dòng thuần có kiểu gen khác nhau

D. Do lai phân tích

Câu 19: Giao phối cận huyết là:

A. Giao phối giữa các cá thể khác bố mẹ

B. Lai giữa các cây có cùng kiểu gen

C. Giao phối giữa các cá thể có kiểu gen khác nhau

D. Giao phối giữa các cá thể có cùng bố mẹ hoặc giao phối giữa con cái với bố hoặc mẹ chúng

Câu 20: Khi tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn, thế hệ sau thường xuất hiện hiện tượng:

A. Có khả năng chống chịu tốt với điều kiện của môi trường

B. Cho năng suất cao hơn thế hệ trước

C. Sinh trưởng và phát triển chậm, bộc lộ những tính trạng xấu

D. Sinh trưởng và phát triển nhanh, bộc lộ những tính trạng tốt

{-- Nội dung và đáp án từ câu 21-30 của tài liệu vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Lí thuyết và bài tập ôn tập chuyên đề gây đột biến nhân tạo trong chọn giống Sinh học 9 năm 2020 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF