OPTADS360
ATNETWORK
NONE
YOMEDIA

Kiến thức cần nhớ Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (NST) Sinh học 12

07/04/2021 1.08 MB 1038 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210407/528364716621_20210407_161509.pdf?r=5179
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Với nội dung tài liệu Kiến thức cần nhớ Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (NST) Sinh học 12 do HOC247 tổng hợp để giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức đã học. Mời các em cùng tham khảo!

 

 
 

ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ (NST)

A. Kiến thức trọng tâm

1. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể:

Là những biến đổi trong cấu trúc nhiễm sắc thể.

Có 4 dạng: mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn và lặp đoạn.

2. Cơ chế phát sinh và đặc điểm của các dạng đột biến

Đột biến mất đoạn: là do 1 đoạn NST bị đứt ra và tiêu biến (đoạn không chứa tâm động của NST). Mất đoạn NST dẫn tới mất gen. Khi bị mất gen thì sẽ không có protein nên sẽ gây chết hoặc làm giảm sức sống của sinh vật. Đột biến mất đoạn được sử dụng để loại bỏ gen có hại ra khỏi kiểu gen, định vị vị trí gen.

Đột biến đảo đoạn: là do 1 đoạn NST bị đứt ra và quay đảo 180°. Đột biến đảo đoạn làm thay đổi vị trí gen trên NST gây ảnh hưởng đến hoạt động của gen (1 gen đang hoạt động khi chuyển sang vị trí mới có thể ngừng hoạt động hoặc ngược lại). Đột biến đảo đoạn có thể làm giảm khả năng sinh sản.

Đột biến chuyển đoạn: là do sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa hai cromatit thuộc 2 NST khác nhau. Đột biến chuyển đoạn được sử dụng để chuyển gen từ loài này sang loài khác. Đột biến chuyển đoạn gây chết hoặc giảm khả năng sinh sản.

Đột biến lặp đoạn: là hiện tượng 1 đoạn NST lặp lại 1 lần hoặc nhiều lần. Đột biến lặp đoạn làm tăng số lượng gen trên NST nên làm mất cân bằng giữa các gen trong hệ gen.

STUDY TIP

Đột biến đảo đoạn và chuyển đoạn có thể làm phát sinh loài mới.

 

3. Một số ví dụ về các dạng đột biến:

Các dạng đột biến cấu trúc NST

Bài tập đột biến

Đột biến mất đoạn

- Hội chứng tiếng mèo kêu: mất một phần vai ngắn NST đoạn số 5.

- Bệnh ung thư máu: mất đoạn NST 21

Đột biến lặp đoạn

- Ở đại mạch có đột biến lặp đoạn làm tăng hoạt tính của enzim amilaza, ý nghĩa trong công nghiệp sản xuất bia.

Đột biến đảo đoạn

- Ở nhiều loài muỗi, quá trình đảo đoạn được lặp đi lặp lại trên các NST góp phần tạo ra loài mới.

Đột biến chuyển đoạn

- Ở người đột biến chuyển đoạn không cân giữa NST số 22 và số 9 tạo nên NST số 22 ngắn hơn bình thường nên gây bệnh ung thư bạch cầu tủy cấp tính.

B. Bài tập

Câu 1: NST ở sinh vật nhân thực có bản chất là?

A. ADN                      B. Prôtêin                    C. Lipit                        D. ARN

Đáp án:

Ở sinh vật nhân thực NST có bản chất là ADN

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực được cấu tạo từ chất nhiễm sắc có thành phần chủ yếu gồm

A. ARN và prôtêin loại histon.

B. ADN và prôtêin loại histon.

C. ARN và pôlipeptit.

D. lipit và pôlisaccarit.

Đáp án:

Nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực được cấu tạo từ chất nhiễm sắc có thành phần chủ yếu gồm ADN và prôtêin loại histon

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Ở sinh vật nhân thực, nhiễm sắc thể được cấu trúc bởi 2 thành phần chủ yếu là:

A. ARN và protein

B. ADN và protein histon

C. ADN và tARN

D. ADN và mARN

Đáp án:

Ở sinh vật nhân thực, nhiễm sắc thể được cấu trúc bởi 2 thành phần chủ yếu là ADN và protein histon.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Đột biến cấu trúc NST là?

A. Đột biến điểm

B. Sự biến mất hoặc tăng thêm NST

C. Sắp xếp lại các gen, hay giảm hoặc tăng số lượng gen trên NST

D. Cả ba ý trên.

Đáp án:

Đột biến cấu trúc NST là sự thay đổi trong cấu trúc của từng NST → Sắp xếp lại các gen, hay giảm hoặc tăng số lượng gen trên NST dẫn đến thay đổi hình dạng và cấu trúc của NST.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Đột biến cấu trúc NST là?

A. Sự thay đổi trong cấu trúc NST.

B. Sự biến mất hoặc tăng thêm số lượng gen trên NST.

C. Sắp xếp lại các gen trên NST.

D. Cả ba ý trên.

Đáp án:

Đột biến cấu trúc NST là sự thay đổi trong cấu trúc của từng NST → Sắp xếp lại các gen, hay giảm hoặc tăng số lượng gen trên NST dẫn đến thay đổi hình dạng và cấu trúc của NST.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng với đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể?

1. Làm thay đổi trình tự phân bố gen trên nhiễm sắc thể.

2. Làm giảm hoặc tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể.

3. Làm thay đổi thành phần gen trong nhóm gen liên kết.

4. Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến.

5. Có thể làm gen trên nhiễm sắc thể hoạt động mạnh lên

A. 4                             B. 2                             C. 5                             D. 3

Đáp án:

Các phát biểu đúng với đột biến đảo đoạn NST là: (1), (4), (5).

Đột biến đảo đoạn không làm thay đổi số lượng gen và thành phần gen trong nhóm liên kết nên (2), (3) sai

Đáp án cần chọn là: D

Câu 7: Cho biết một số hệ quả của các dạng đột biến NST như sau:

(1) Làm thay đổi trình tự phân bố của các gen trên NST.

(2) Có thể làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN cấu trúc nên NST đó.

(3) Làm cho một gen nào đó đang hoạt động có thể ngừng hoạt động.

(4) Làm thay đổi thành phần nhóm gen liên kết.

(5) Làm giảm hoặc gia tăng số lượng gen trên NST.

(6) Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến.

Có bao nhiêu hệ quả là đúng đối với đột biến đảo đoạn NST?

A. 4                             B. 2                             C. 3                             D. 6

Đáp án:

Các phát biểu đúng với đột biến đảo đoạn NST là: (1), (3), (6)

Đột biến đảo đoạn làm thay đổi trình tự sắp xếp của các gen trên NST mà không làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN cấu trúc nên NST đó, có thể không làm thay đổi thành phần nhóm gen liên kết.

-> (2), (4), (5) sai

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Các phát biểu nào sau đây đúng với đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể?

(1) Làm thay đổi trình tự phân bố gen trên nhiễm sắc thể

(2) Làm giảm hoặc tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể

(3) Làm thay đổi thành phần gen trong nhóm gen liên kết

(4) Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến

A. (1), (4)                    B. (2), (4)                    C. (1), (2)                    D. (2), (3)

Đáp án:

Các phát biểu đúng là: (1), (4).

2 sai, đảo đoạn là sự đứt ra của 1 đoạn NST, quay ngược 180o rồi nối lại, do đó số lượng gen trên NST không thay đổi

3 sai, đảo đoạn không làm thay đổi thành phần gen trong nhóm gen liên kết

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Trong các dạng đột biến sau, có bao nhiêu dạng đột biến có thể làm thay đổi hình thái của NST?

1. Mất đoạn

2. Lặp đoạn NST

3. Đột biến gen

4. Đảo đoạn ngoài tâm động

5. Chuyển đoạn không tương hỗ

6. Đột biến lệch bội

A. 4                             B. 3                             C. 2                             D. 1

Đáp án:

Các đột biến làm thay đổi hình thái NST: (1), (2), (5).

Các đột biến này làm NST mất hoặc thêm các đoạn NST → làm thay đổi hình thái của NST theo hướng ngắn đi hoặc dài ra

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Dạng đột biến cấu trúc NST nào sau đây có thể làm cho 2 alen khác nhau của một gen cùng nằm trên 1 NST đơn?

A. Mất đoạn                B. Đảo đoạn                C. Chuyển đoạn                      D. Lặp đoạn

Đáp án:

Chuyển đoạn có thể dẫn đến 2 alen của cùng 1 gen nằm trên 1 NST đơn

Đáp án cần chọn là: C

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Kiến thức cần nhớ Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (NST) Sinh học 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF