OPTADS360
NONE
YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK2 môn Tiếng Việt 5 năm 2021-2022

18/04/2022 451.15 KB 535 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2022/20220418/7399651182_20220418_180311.pdf?r=7764
ADMICRO/
Banner-Video

Với mong muốn có thêm tài liệu cung cấp giúp các em học sinh lớp 5 có tài liệu ôn tập rèn luyện chuẩn bị cho kì thi HK2 sắp tới. HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Đề cương ôn tập HK2 môn Tiếng Việt 5 năm 2021-2022. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em có kết quả học tập tốt!

 

 
 

1. Lý thuyết trọng tâm

1.1. Đọc

- Đọc một 1 đoạn văn kết hợp trả lời câu hỏi với nội dung đoạn vừa đọc theo yêu cầu của giáo viên.

- Ôn lại các bài Tập đọc từ tuần 19 - tuần 34.

1.2. Đọc hiểu

Đọc và tìm hiểu nội dung 1 văn bản mới.

- Xác định được hình ảnh, nhân vật, chi tiết có ý nghĩa trong bài đọc.

- Hiểu nội dung của đoạn, bài đã đọc, hiểu ý nghĩa của bài.

- Giải thích được chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra thông tin từ bài đọc.

- Nhận xét được hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài đọc; biết liên hệ những điều đọc được với bản thân và thực tế.

1.3. Chính tả

Nghe đọc và viết một đoạn chính tả (khoảng 90 - 100 chữ)

1.4. Luyện từ và câu

* Ôn tập các từ:

+ Từ loại: Danh từ, động từ, tính từ, quan hệ từ, đại từ

+ Nghĩa của từ: Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa

* Ôn tập về câu đơn, câu ghép:

- Cấu tạo:

+ Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu đơn, câu ghép

+ Cách nối các vế trong câu ghép: Nối trực tiếp, nối gián tiếp

+ Điền vế câu, điền quan hệ từ, cặp từ hô ứng thích hợp để tạo thành câu ghép

- Liên kết câu bằng cách: nối, lặp, thay thế.

* Ôn tập các dấu câu: Dấu chấm, dấu hỏi, chấm hỏi, chấm than, dấu phẩy, dấu hai chấm..

* Mở rộng vốn từ: Nam và nữ; Trẻ em, Quyền và bổn phận

1.5. Tập làm văn

- Tả cây cối

- Tả con vật

- Tả người

Dàn ý bài văn tả cây

a. Mở bài: Giới thiệu cây muốn miêu tả

- Đó là cây gì? Mọc ở đâu ((cây bàng ở trường, cây phượng trên đường tới trường, cây cho bóng mát ở làng...)

b. Thân bài:

Tả từng bộ phận của cây hay tả từng thời kì phát triển của cây. ( Nếu mở bài chỉ giới thiệu, không tả bao quát về cây thì trong phần thân bài, em sẽ tả bao quát trước khi tả các bộ phận của cây ).

Tả bao quát:

Miêu tả hình dáng, chiều cao, màu sắc, phạm vi tỏa bóng

Tả chi tiết lần lượt từng bộ phận của cây khi mới nhìn hoặc tả lần lượt từng thời kỳ phát triển của cây.

– Tả lần lượt từng bộ phận của cây ( từ trên xuống dưới hoặc từ dưới lên trên ):

+ Rễ cây có đặc điểm gì?

+ Gốc cây to hay nhỏ?

+ Chiều cao của thân cây? Vỏ cây như thế nào?

+ Lá: hình dáng? Màu sắc? Tán lá có mấy tầng? Lá dày hay thưa?

+ Hoa: màu sắc? Những nét đặc biệt về hình dáng hoa, các hoa?

+ Quả ( nếu có ) : những nét đặc biệt về hình dáng, màu sắc của quả hoặc chùm quả?

– Hoặc tả lần lượt từng thời kì phát triển của cây ( Ra lá – Trưởng thành – Đâm hoa – Đậu quả )?

– Tả cảnh vật hoặc các yếu tố liên quan đến đời sống của cây như gió, sương, chim chóc, sinh hoạt của con người…

c. Kết bài:

- Có thể kết bài theo một trong những cách sau:

+ Nêu cảm nghĩ về cây ( kết bài không mở rộng ).

+ Khẳng định giá trị, vai trò, ý nghĩa của cây trong đời sống

Dàn ý bài văn miêu tả con vật

a. Mở bài: (trực tiếp hay gián tiếp) (3-4 dòng)

- Giới thiệu con vật định tả là con gì, một con hay cả bầy (Con vật đang ở đâu? Em thấy con vật này vào lúc nào?)

b. Thân bài:

- Tả đặc điểm hình dáng bên ngoài của con vật (6-8 dòng) (mỗi đặc điểm 2-3 câu)

+ Tả bao quát: vóc dáng, bộ lông hoặc màu da.

+ Tả từng bộ phận: đầu (tai, mắt...), thân hình, chân, đuôi.

- Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật: (6-8 dòng) (mỗi hoạt động 2-3 câu)

+ Tả một vài biểu hiện về tính nết, thói quen của con vật.

+ Tả một số hoạt động chính của con vật: bắt mồi, ăn, kêu (gáy, sủa...)...

+ Chú ý kết hợp tả một vài nét về cảnh hoặc người liên quan đến môi trường sống của con vật.

c. Kết luận:

- Nêu ích lợi của con vật và tình cảm của người tả đối với con vật. (kết bài mở rộng hoặc không mở rộng) (3-4 dòng)

Dàn ý bài văn miêu tả con người

a. Mở bài:

- Người em được tả tên là gì? Em quen hoặc biết từ khi nào?

- Người được em tả đã để lại cho em ấn tượng và tình cảm gì?

b. Thân bài:

- Tả ngoại hình: Chú ý các đặc điểm liên quan đến khuôn mặt, mái tóc, đôi mắt, trang phục,...

- Tả hoạt động:

+ Có thể tả những hoạt động thường ngày của người được tả từ đó nhận xét về tính cách của người đó.

+ Hoặc có thể nhận xét về tính cách sau đó nói về những hoạt động để làm dẫn chứng.

c. Kết bài

- Nêu những ảnh hưởng tốt của người được tả đối với em

- Tình cảm của em với người được tả.

- Những suy nghĩ khác của em về người được tả

2. Bài tập

BÀI TẬP 1:

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:

Hai mẹ con

Lần đầu mẹ đưa Phương vào lớp 1, cô giáo kêu mẹ ký tên vào sổ, mẹ bẽn lẽn nói: “Tôi không biết chữ!”. Phương thương mẹ quá! Nó quyết định học cho biết chữ để chỉ giúp mẹ cách ký tên.

Sáng nào mẹ cũng đưa Phương đến lớp. Bữa đó, đi ngang qua đoạn lộ vắng giữa đồng, hai mẹ con chợt thấy cụ Tám nằm ngất bên đường. Mẹ nói: “Tội nghiệp cụ sống một mình”. Rồi mẹ bảo Phương giúp mẹ một tay đỡ cụ lên, chở vào bệnh viện.

Hôm ấy, lần đầu Phương đến lớp trễ, cô giáo lấy làm lạ, hỏi mãi, Phương không dám nói. Trong đầu nó nghĩ: Lỗi tại mẹ! Nó lo bị nêu tên trong tiết chào cờ đầu tuần, bởi vi phạm nội quy. Nó thấy giận mẹ. Về nhà, Phương không ăn cơm, nó buồn và hơi ngúng nguẩy. Mẹ dịu dàng dỗ dành, Phương vừa khóc vừa kể lại chuyện. Mẹ nói: “Không sao đâu con, để ngày mai mẹ xin lỗi cô giáo.”

Hôm sau, mẹ dẫn Phương đến lớp. Chờ cô giáo tới, mẹ nói điều gì với cô, cô cười và gật đầu. Tiết chào cờ đầu tuần đã đến. Phương giật thót mình khi nghe cô hiệu trưởng nhắc tên mình: “Em Trần Thanh Phương… Em còn nhỏ mà đã biết giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn… Việc tốt của em Phương đáng được tuyên dương”.

Tiếng vỗ tay làm Phương bừng tỉnh. Mọi con mắt đổ dồn về phía nó. Nó cúi gằm mặt xuống, cảm thấy ngượng nghịu và xấu hổ. Vậy mà nó đã giận mẹ!

(Theo: Nguyễn Thị Hoan)

Câu 1: (0,5 điểm) Vì sao sau buổi đi học muộn, Phương cảm thấy giận mẹ?

A. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương bị vi phạm nội quy.

B. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương bị cô giáo mắng.

C. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương xấu hổ với cô giáo và các bạn.

Câu 2: (0,5 điểm) Theo em, vì sao khi được tuyên dương về việc giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn Phương lại cảm thấy “ngượng nghịu và xấu hổ”?

A. Vì Phương nghĩ đó là thành tích của mẹ.

B. Vì Phương trót nghĩ sai về mẹ và đã giận mẹ.

C. Vì Phương nghĩ việc đó không đáng khen.

D. Vì Phương thấy mọi người đều nhìn mình.

Câu 3: (1 điểm) Dựa vào bài đọc, xác định các điều nêu dưới đây đúng hay sai?

“Đúng” điền Đ, “Sai” điền S

Thông tin

Trả lời

Sáng nào mẹ cũng đưa Phương đến lớp.

 

Phương bị nêu tên trong tiết chào cờ đầu tuần, bởi vi phạm nội quy.

 

Hôm ấy, lần đầu Phương đến lớp trễ.

 

Phương được tuyên dương trong tiết chào cờ đầu tuần vì đã biết giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn.

 

Câu 4: (1 điểm) Theo em, chuyện gì xảy ra khiến Phương đến lớp trễ?

....…………………………………………….

………………………………………….

Câu 5: (1 điểm) Khi được tuyên dương trước cờ, nếu là Phương, về nhà, em sẽ nói gì với mẹ?

………………………………………

………………………………………

………………………………………….

Câu 6: (0,5 điểm) Dấu phẩy thứ nhất trong câu:“Bữa đó, đi ngang qua đoạn lộ vắng giữa đồng, hai mẹ con chợt thấy cụ Tám nằm ngất bên đường.”có tác dụng:

A. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ

B. Ngăn cách các vế trong câu ghép.

C. Ngăn cách chủ ngữ và vị ngữ.

D. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

Câu 7: (0,5 điểm) Câu: “ Phương thương mẹ quá!” thuộc kiểu câu chia theo mục đích nói nào?

A. câu kể

B. câu cảm

C. câu hỏi

D. câu khiến

Câu 8: (1 điểm) Xác định từ láy và từ ghép trong câu:

“Nó cúi gằm mặt xuống, cảm thấy ngượng nghịu và xấu hổ.”

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

Câu 9: (1 điểm) Tìmvà viết lại một câu ghép trong bài rồi phân tích cấu tạo câu ghép đó.

ĐÁP ÁN GỢI Ý

Câu 1(0,5đ)

Câu 2 (0,5đ)

Câu 6 (0,5đ)

Câu 7 (0,5đ)

A

B

A

B

Câu 3 : (1 điểm) Mỗi ý đúng 0,25 điểm

“Đúng” điền Đ, “Sai” điền S

Dựa vào nội dung bài tập đọc, xác định các điều nêu dưới đây đúng hay sai?

Thông tin

Trả lời

Sáng nào mẹ cũng đưa Phương đến lớp.

Đ

Phương bị nêu tên trong tiết chào cờ đầu tuần, bởi vi phạm nội quy.

S

Hôm ấy, lần đầu Phương đến lớp trễ.

Đ

Phương được tuyên dương trong tiết chào cờ đầu tuần vì đã biết giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn.

Đ

Câu 4: (1 điểm ) Phương cùng mẹ đưa cụ Tám bị ngất bên đường vào bệnh viện.

Câu 5: (1 điểm) HS tự viết. Chẳng hạn: Mẹ ơi, con sai rồi. Con xin lỗi mẹ!

BÀI TẬP 2

 Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm)

Vai diễn cuối cùng

Có một diễn viên già đã về hưu và sống độc thân. Mùa hè năm ấy, ông về một làng vắng vẻ ở vùng núi, sống với gia đình người em là giáo viên trường làng.

Mỗi buổi chiều, ông thường ra chơi nơi bãi cỏ vắng lặng ngoài thung lũng. Ở đây chiều nào ông cũng thấy một chú bé ra ngồi đợi đoàn tàu chạy qua. Khi tàu đến, chú bé vụt đứng dậy,háo hức đưa tay vẫy, chỉ mong có một hành khách nào đó vẫy lại. Nhưng hành khách mệt mỏi vì suốt một ngày trên đường, chẳng ai để ý vẫy lại chú bé không quen biết ấy.

Hôm sau, rồi hôm sau nữa, hôm nào ông già cũng thấy chú bé ra vẫy và vẫn không một hành khách nào giơ tay vẫy lại. Nhìn nét mặt thất vọng của chú bé, tim người diễn viên già như thắt lại.

Hôm sau, người diễn viên già giở chiếc va li hóa trang của ông ra. Ông dán lên mép một bộ râu giả, đeo kính,đi ngược lên ga trên. Ngồi sát cửa sổ toa tàu ông thầm nghĩ: “Đây là vai kịch cuối cùng của mình, một vai phụ như nhiều lần nhà hát đã phân vai cho mình – một hành khách giữa bao hành khách đi tàu”.

Qua cái thung lũng có chú bé đang đứng vẫy, người diễn viên già nhoài người ra, đưa tay vẫy lại chú bé. Ông thấy chú bé mừng cuống quýt, nhảy cẫng lên, đưa cả hai tay vẫy mãi.

Con tàu đi xa dần, người diễn viên già trào nước mắt. Ông thấy cảm động hơn bất cứ một đêm huy hoàng nào ở nhà hát. Đây là vai diễn cuối cùng của ông. Tuy chỉ là vai phụ, một vai không có lời, một vai không đáng kể nhưng ông đã làm cho một chú bé vui sướng, ông đã đáp lại tâm hồn chú bé và chú bé sẽ không mất niềm tin vào cuộc đời.

(Theo Truyện khuyết danh)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Nhân vật chính trong câu chuyện là người có hoàn cảnh như thế nào?

a. Là một diễn viên già về hưu, sống độc thân, đến nghỉ ở làng miền núi
b. Là một diễn viên nghỉ hưu, sống với gia đình ở một làng miền núi
c. Là một diễn viên nổi tiếng, công việc bận rộn, không có thời gian nghỉ
d. Là một diễn viên nghỉ hưu đưa gia đình về sống ở một làng miền núi

2. Người diễn viên già thấy gì khi dạo chơi ở bãi cỏ?

a. Một chú bé ngồi đợi đoàn tàu chạy đến để lên tàu đi chơi rất xa
b. Một chú bé chiều nào cũng ngồi đợi để vẫy chào đoàn tàu chạy qua
c. Một chú bé đang chờ đón người nhà đi tàu về thăm quê hương
d. Một chú bé chiều nào cũng đợi đoàn tàu đi qua và người trên tàu vẫy tay

3. Người diễn viên già đã làm gì để đem lại niềm vui cho cậu bé?

a. Hóa trang làm hành khách, ngồi sát cửa toa tàu, đưa tay vẫy cậu bé
b. Lên tàu ở ga trên, ngồi sát cửa toa tàu để cậu bé dễ nhìn thấy mình
c. Đến nhà hát xin được cho mình đóng vai diễn cuối cùng trên toa tàu
d. Làm hành khách đi tàu, mỉm cười khi cậu bé vẫy tay chào mọi người

4. Niềm vui sướng của cậu bé được miêu tả như thế nào?

a. Đứng lặng đi không nói được lời chào
b. Mừng cuống, nhảy cẫng lên, vẫy cả hai tay
c. Chạy theo đoàn tàu, reo to lên vì vui sướng
d. Chạy vội về làng, reo to lên vì vui sướng

5. Vì sao tuy chỉ là một vai phụ không lời mà người diễn viên già thấy cảm động hơn bất cứ một đêm huy hoàng nào ở nhà hát?

a. Vì đây là vai ông đóng lúc đã về nghỉ hưu, sống độc thân nơi vắng vẻ
b. Vì khi diễn ở nhà hát chưa có ai tán thưởng ông nhiệt tình như chú bé
c. Vì đây là vai diễn đóng đạt nhất trong đời biểu diễn nghệ thuật của ông
d. Vì ông đã làm cho chú bé sung sướng, không mất niềm tin vào cuộc đời

6. Từ nào đồng nghĩa với từ “háo hức”?

a. náo nức
c. hí hửng
b. nô nức
d. tưng bừng

7. Dòng nào dưới đây tách đúng bộ phận chủ ngữ, bộ phận vị ngữ của câu “ Những hành khách mệt mỏi vì suốt một ngày trên đường chẳng hề vẫy tay đáp lại chú bé không quen biết ấy”?

a. Những hành khách / mệt mỏi vì suốt một ngày trên đường chẳng hề vẫy tay đáp lại chú bé không quen biết ấy
b. Những hành khách mệt mỏi / vì suốt một ngày trên đường chẳng hề vẫy tay đáp lại chú bé không quen biết ấy
c. Những hành khách mệt mỏi vì suốt một ngày / trên đường chẳng hề vẫy tay đáp lại chú bé không quen biết ấy
d. Những hành khách mệt mỏi vì suốt một ngày trên đường / chẳng hề vẫy tay đáp lại chú bé không quen biết ấy

8. Các vế trong câu “ Người diễn viên già đã làm cho một chú bé vui sướng, ông đã đáp lại tâm hồn chú bé và chú bé sẽ không mất niềm tin vào cuộc đời.” được nối với nhau bằng cách nào?

a. Nối trực tiếp (không dùng từ nối, dùng dấu phẩy)
b. Nối bằng một dấu phẩy và một quan hệ từ
c. Nối bằng một quan hệ từ
d. Nối bằng một cặp quan hệ từ

9. Dấu phẩy thứ hai trong câu “Khi tàu đến, chú bé vụt đứng dậy, háo hức đưa tay vẫy.” Có tác dụng gì?

a. Ngăn cách trạng ngữ và các vế câu
b. Ngăn cách các vế câu
c. Ngăn cách các bộ phận có cùng chức vụ
d. Cả ba tác dụng trên

10. Hai câu “ Có một diễn viên già đã về hưu và sống độc thân. Mùa hè năm ấy, ông về một làng vắng vẻ ở vùng núi, sống với gia đình người em là giáo viên trường làng” được liên kết với nhau bằng cách nào?

a. lặp từ ngữ 
b. thay thế từ ngữ
c. dùng từ ngữ nối
d. cả ba cách trên

ĐÁP ÁN GỢI Ý

1.a (0,5 điểm)

2.b (0,5 điểm)

3.a (0,5 điểm)

4.b (0,5 điểm)

5.d (0,5 điểm)

6.a (0,5 điểm)

7.d (0,5 điểm)

8.b (0,5 điểm)

9.c (0,5 điểm)

10.b (0,5 điểm)

BÀI TẬP 3

Câu 1 : Viết lại tên các nhà máy, công ti, xí nghiệp, cơ quan dưới đây cho đúng quy tắc viết hoa đã học:

a) nhà máy văn phòng phẩm hồng hà

…………………………………………………………………………….

b) công ti thiết bị dạy học và đồ chơi phương nam

…………………………………………………………………………….

c) bộ văn hóa, thể thao và du lịch

…………………………………………………………………………….

d) ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của quốc hội

…………………………………………………………………………….

Câu 3 : Dấu ngoặc đơn trong mỗi câu sau có tác dụng gì? Dấu ngoặc đơn trong câu nào có thể thay bằng dấu gạch ngang?

a) – Tôi không có tội. Yêu nước không phải là một tội

(Võ Thị Sáu)

b) Pax-can (khi ấy vẫn là sinh viên) đi đâu khuya về.

Viết tiếp câu trả lời:

- Dấu ngoặc đơn trong câu a cho ta biết ………………………………

- Dấu ngoặc đơn trong câu b nhằm …………………………………...

- Dấu ngoặc đơn trong câu … có thể thay bằng dấu gạch ngang.

Câu 3: Viết đoạn văn (5 – 7 câu) tả vài nét nổi bật của một cảnh đẹp mà em biết (VD: dòng sông, hoặc hồ / thác nước, ngọn núi, bãi biển, cánh rừng, vườn cây / hoa, công viên,…)

........................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................

 ĐÁP ÁN GỢI Ý

Câu 1 :

a) Nhà máy Văn phòng phẩm Hồng Hà

b) Công ti Thiết bị dạy học và Đồ chơi Phương Nam

c) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

d) Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội

Câu 2: Giải đáp

- Dấu ngoặc đơn trong câu a cho ta biết người nói câu trên

- Dấu ngoặc đơn trong câu b nhằm giải thích thêm về Pax-can

- Dấu ngoặc đơn trong câu b có thể thay bằng dấu gạch ngang

Câu 3: Tham khảo:

a) Tả dòng sông đẹp

b) Tả cánh rừng miền Đông Nam Bộ

---(Để xem đầy đủ nội dung vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề cương ôn tập HK2 môn Tiếng Việt 5 năm 2021-2022. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt!   

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF