OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK2 môn Tiếng Việt 2 năm 2021-2022 Cánh Diều

18/04/2022 461.32 KB 444 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2022/20220418/481311993009_20220418_173901.pdf?r=4743
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Khi kì thi học kì 2 đang đến gần, nhằm giúp các em hệ thống toàn diện kiến thức theo từng bài để ôn tập thật tốt, mời các em cùng tham khảo nội dung tài liệu Đề cương ôn tập HK2 môn Tiếng Việt 2 năm 2021-2022 Cánh Diều. Chúc các em học tập vui vẻ!

 

 
 

1. Lý thuyết trọng tâm

1.1. Đọc

Bài Bồ câu tung cánh trang 7

Câu hỏi:  Vì sao người ta dùng bồ câu đưa thư?

Trả lời: Vì bồ câu thông minh, bay xa đến đâu vẫn nhớ đường về .

- Bài Con chó nhà hàng xóm trang 14

Câu hỏi:  Bạn của bé ở nhà là ai?

Trả lời: Bạn của bé ở nhà là Cún Bông.

- Bài Tiếng vườn trang 22

Câu hỏi:  Có những con nào bay đến vườn cây?

Trả lời: Chim vành khuyên, ong, chào mào.

- Bài Chiếc rễ đa tròn trang 33, 34

Câu hỏi:  Khi thấy chiếc rễ đa nằm trên mặt đất, Bác Hồ nói gì với chú cần vụ?

Trả lời: Chú cuốn rễ này lại, rồi trồng cho nó mọc tiếp nhé.

- Bài thơ Bờ tre đón khách trang 47

Câu hỏi:  “ Khách” Đến bờ tre là những loài chim nào?

Trả lời: Đàn cò bạch, bồ nông, chú bói cá,, bầy chim cu.

- Bài Hươu cao cổ trang 64

Câu hỏi:  Hươu cao cổ cao như thế nào?

Trả lời:  Con hươu cao nhất cao gần 6 mét, có thể ngó được vào cửa sổ tầng hai của một ngôi nhà.

- Bài Chuyện bốn mùa  trang 81

Câu hỏi:  Câu chuyện có mấy nàng tiên?

Trả lời:  Có 4 nàng tiên: Xuân, Hạ, Thu, Đông

- Bài Thơ Buổi Trưa hè  trang 84

Câu hỏi:  Giữa buổi trưa hè, có thể nghe thấy âm thanh gì?

Trả lời:  Con tằm ăn dâu.

- Bài Con kênh xanh xanh  trang 110

Câu hỏi:  Mùa hè, Đôi và Thu thường làm gì bên con lạch?

Trả lời:  Mùa hè, Đôi và Thu thường nằm trên võng ôn bài, đố vui.

- Đọc Bài Thư Trung thu trang 118

Câu hỏi:  Bác Hồ gửi bức thư cho ai ?

Trả lời:  Bác Hồ gửi bức thư cho thiếu niên, nhi đồng.

1.2. Luyện từ và câu

-Từ chỉ sự vật

-Câu kiểu Ai là gì?

1.3. Chính tả

1/ Nghe viết bài: Bồ câu tung cánh  ( Từ  Tổ tiên…..bố mẹ thay nhau ấp trứng) TV2 tập 2 Trang 6.

2/ Nghe viết bài : Cây xanh với con người ( Đoạn từ Con người……cho sức khoẻ con người ) TV 2 tập 2 trang 25.

3/ Nghe viết bài Chiếc rễ đa tròn ( Đoạn từ Nhiều năm sau  ….hình tròn như thế) TV 2 tập 2 trang 34.

4/ Nghe viết bài Chim sơn ca và bông cúc trắng( Đoạn từ Sáng hôm sau…..đói khát ) TV 2 tập 2 trang 50.

5/ Nghe viết bài Cây đa quê hương ( Đoạn từ Chiều chiều……yên lặng) TV2 tập 2 trang 75.

6/ Nghe viết bài  Mùa nước nổi ( Đoạn từ Mùa này…ngày khác) TV2 tập 2 trang 92.

7/ Nghe viết bài: Bé xem tranh ( đoạn từ đầu…..tiếng hò) TV2 tập 2 trang 99.

8/ Nghe viết bài Rơm tháng Mười ( đoạn từ Bọn trẻ….vật nhau) TV2 tập 2 trang 102.

9/ Nghe viết bài Đi tàu hoả ( đoạn từ Con tàu hoả….cái com pa) TV2 tập 2 trang 137.

10/ Nghe viết bài:  Mùa xuân đến ( Đoạn từ Hoa mận …đầy tiếng chim) Tv2 tập 2 trang 138.

1.4 Tập làm văn

1/  Viết 4-5 câu về một vật nuôi mà em yêu thích

* Gợi ý:    - Đó là con vật gì?

                  - Đặc điểm con vật đó ?

                  - Tình cảm của em đối với con vật đó như thế nào?

2/  Viết đoạn văn 4-5 câu nói về một loài hoa mà em thích.

* Gợi ý:    - Đó là loại hoa  gì?

                  - Hoa màu gì, được trồng ở đâu?

                  - Tình cảm của em đối với loại hoa  đó như thế nào?

3/ Viết đoạn văn 4-5 câu nói về một mùa em yêu thích

* Gợi ý:    - Mùa em thích đó là mùa nào ( Mùa xuân, hạ, thu đông)?

                  -  Mùa đó có gì đặc biệt ?

                  - Em thích làm gì trong mùa đó?

4/ Viết đoạ văn 4-5 câu về một đồ chơi em yêu thích

* Gợi ý:    - Đó là đồ chơi gì?( gấu bông, búp bê, siêu nhân….)

                  - Đặc điểm  đồ chơi đó đó ?

                  - Tình cảm của em đối với đồ chơi  đó như thế nào?

5/ Viết đoạ văn 4-5 câu giới thiệu nơi em ở.

* Gợi ý:    - Nơi em ở đâu ? ( tổ, ấp mấy, xã, huyện nào?)

                 - Cảnh vật nơi em ở như thế nào? ( nhà cửa, cây cối, đường sá..).

                - Tình cảm của em như thế nào đối với nơi ở của em?

2. Bài tập

Đề 1: Đọc thầm bài Bồ câu tung cánh  (TV2 tập 2 tr 6).Chọn câu trả lời đúng nhất và khoanh tròn.

Câu 1: Bồ câu được con người đưa về nuôi từ khi nào?

a)     Từ cách đây năm nghìn năm.

b)    Từ cách đây hai trăn năm.

c)     Từ cách đây mười năm.

Câu 2: Chim bồ câu ấp trứng, nuôi con mới nở như thế nào?

  1. Bồ câu mẹ ấp trứng, nuôi con bằng mồi.
  2. Bồ câu bố mẹ thay phiên nhau ấp trứng. Khi chim non mới ra đời, bố mẹ không mớm mồ mà mớm sữa trong diều cho con.
  3. Bồ câu bố ấp trứng, cho chim non mới ra đời ăn lá cây non.

Câu 3: Vì sao người ta dùng bồ câu để đưa thư ?

a)     Vì bồ câu rất thông minh, bay xa đến đâu cũng nhớ đường về.

b)    Vì bồ câu có khả năng bay cao, không bỏ nhiệm vụ

c)     Vì bồ câu trung thành, tận tụy, bay không biết mệt

Đề 2: Đọc thầm bài Chim Sơn Ca và Bông cúc trắng  (TV2 tập 2 tr 49).Chọn câu trả lời đúng nhất và khoanh tròn.

Câu 1: Đoạn 1 giới thiệu những nhân vật nào của câu chuyện.

  1. Đám cỏ dại, cây hoa cúc trắng
  2. Chim sơn ca, bông cúc trắng
  3. Hai cậu bé.

Câu 2: Vì sao tiếng hót của chim sơn ca trở nên buồn thảm?

  1. Vì chim sơn ca phải xa bạn.
  2. Vì chim sơn ca bị thương.
  3. Vì chim sơn ca đã bị nhốt trong lồng.

Câu 3: Hành động của hai cậu bé đã gây ra chuyện gì đau lòng?

       a. Sơn ca lìa đời, bông cúc tắm nắng mặt trời.

        b. Sơn ca lìa đời, bông cúc cũng héo lả đi vì thương sót.

        c. Sơn ca bị cầm tù, cúc bị cắt đi.

Đề 3: Đọc thầm bài Chiếc rễ đa tròn  (TV2 tập 2 tr 33).Chọn câu trả lời đúng nhất và khoanh tròn.

Câu 1: Khi thấy chiếc rễ đa nằm trên mặt đất, Bắc hồ nói gì với chú cần vụ?

a.     Cuốn rễ này lại, rồi trồng cho nó mọc tiếp.

b.     Xới đất, vùi chiếc rễ xuống.

c.     Buộc nó tựa vào hai cái cọc.

Câu 2: Về sau, chiếc rễ đa ấy trở thành một cây đa như thế nào?

a.     Chiếc rễ đa trở thành một cây đa con thân thẳng.

b.     Chiếc rễ đa trở thành một cây đa con có vòng lá tròn.

c.     Chiếc rễ đa trở thành một cây đa có vòm lá xum xuê.

Câu 3: Các bạn nhỏ vào thăm vườn Bác Thích chơi trò chơi gì bên cây đa ấy?

a.     Thích chơi trò trốn tìm

b.     Thích chơi trò bán đồ hàng dưới gốc cây đa

c.     Thích chơi trò chui qua chui lại vòng lá ấy.

Đề 4: Đọc thầm bài Chim rừng Tây Nguyên (TV2 tập 2 tr 42).Chọn câu trả lời đúng nhất và khoanh tròn.

Câu 1 : Tìm những từ ngữ tả vẻ đẹp của mặt hồ Y-rơ-pao?

a.     Nơi đây cất lên những tiếng chim ríu rít.

b.    Chim đại bàng chân vàng mỏ đỏ.

c.     Mặt nước hồ Y-rơ-pao chao mình rung động, trong xanh,xanh thêm, rộng ra mênh mông.

Câu 2: Quanh hồ nước Y-rơ-pao có những loài chim nào?

a.     Chim sâu, chim vành khuyên và nhiều loài chim khác

b.     Chim đại bàng, chim thiên nga, chim kơ púc và nhiều loại chim khác.

c.     Chim đại bàng  chân vàng mỏ đỏ, chim chào mào.

Câu 3: Những từ ngữ “ mình đỏ chót và nhỏ như quả ớt”, “mỏ thanh mảnh”, “ hót lên lanh lảnh nghe như tiếng sáo” được dùng miêu tả loài chim nào?

a)     Chim đại bàng   

b)    Chim kơ púc.

c)     Chim sáo.

Đề 5: Đọc thầm bài Động vật “ bế” con thế nào? (TV2 tập 2 tr 59).Chọn câu trả lời đúng nhất và khoanh tròn.

Câu 1: Những con vật nào có cách tha con giống như cách tha mồi ?

a.     Mèo, hổ, báo, sư tử

b.     Chó, heo, trâu, khỉ

c.     Gấu, mèo, heo

Câu 2: Những con vật nào “ cõng” hoặc “địu” con bằng lưng, bằng chiếc túi da ở bụng?

a.     Chuột túi, gấu túi, thiên nga

b.     Vịt, gà, ngan

c.     Chó, mèo, gà

Câu 3: Những con vật nhỏ nào không được tha, “địu” hay “ cõng” mà phải tự đi theo mẹ?

a.     Thiên nga, mèo, gấu túi

b.     Ngựa con, hươu con, voi con, tê giác con

c.     Mèo con, gấu con, thiên nga

Đề 6: Đọc thầm bài Mùa nước nổi  (TV2 tập 2 tr 92).Chọn câu trả lời đúng nhất và khoanh tròn.

Câu 1: Bài văn tả mùa nước nổi ở vùng nào?

a.     Vùng đồng bằng sông Hồng

b.     Vùng đồng bằng sông Cửu Long.

c.     Vùng đồng bằng sông Hương

Câu 2: Vì sao người ta gọi đó là mùa nước nổi ?

a.     Vì nước dâng lên hiền hòa.

b.     Vì nước lũ đổ về dữ dội.

c.     Vì mưa dầm dề.

Câu 3: Trong câu : “ Rằm tháng bảy nước nhảy lên bờ” rằm tháng bảy là thời gian nào?

a.      Ngày 1 tháng 7 âm lịch

b.     Ngày 15 tháng 7 âm lịch

c.     Ngày 30 tháng 7 âm lịch

ĐÁP ÁN GỢI Ý

Đề 1

1A 2B 3A

Đề 2

1B 2C 3B 4B

Đề 3

1A 2B 3C

Đề 4

1C 2B 3B

Đề 5

1A 2A 3B

Đề 6

1B 2A 3B

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

1/ Trắc nghiệm

Câu 1: Bộ phận trả lời câu hỏi Thế nào? trong câu : Vết thương của Bé khá nặng. Đó là:

a/ Vết thương của Bé.

b/ khá nặng

c/ Bé khá nặng

Câu 2: Những từ ngữ có thể dùng  để đặt câu hỏi thay thế  cho khi nào?

a/ bao giờ, mùa xuân

b/ bao giờ, tháng mấy?

c/ tháng hai, hôm qua.

Câu 3: Bộ phận nào trong câu sau trả lời cho câu hỏi Ở đâu?

    Rau xum xuê trên nương bãi.

a/ Rau xum xuê.

b/ trên nương bãi.

c/ xum xuê trên nương bãi.

Câu 4: Bộ phận nào trong câu sau trả lời chô câu hỏi Để làm gì?

    Chiếc cặp này để em đựng sách vở.

a/  Chiếc  cặp

b/ Chiêc cặp này để em.

c/ để em đựng sách vở.

Câu 5: Các từ ngữ sau: Tắm, ăn, chạy, đi, câu cá, bơi, khóc. thuộc nhóm từ chỉ :

a/ Từ ngữ chỉ sự vật

b/ Từ ngữ chỉ đặc điểm

c/ Từ ngữ chỉ hoạt động.

Câu 6: Dấu chấm hỏi được đặt sau câu:

a/ Câu kể

b/ Câu hỏi.

c/ Câu cảm.

Câu 7:Bộ phận in đậm trong câu sau trả lời cho câu hỏi nào?

    Chú bói cá đỗ trên cành tre.

a/  thế nào?

b/ ở đâu?

c/ làm gì?

Câu 8: Các từ ngữ sau: tre, cặp, bàn, sách, bò là từ chỉ:

a/ Sự vật

b/ Đặc điểm

c/Từ chỉ hoạt động.

Câu 9: Các từ ngữ sau: đen, đẹp,xanh, hồng, sáng rực là từ chỉ:

a/ Sự vật

b/ Đặc điểm

c/Từ chỉ hoạt động.

Câu 10: Câu : Em là học học sinh lớp Hai. Thuộc mẫu câu:

a/ Ai thế nào?

b/ Ai làm gì?

c/ Ai là là gì?

*TỰ LUẬN

Câu 1Gạch chân bộ phận làm gì? trong các câu sau:

a) Cô giáo ôm Chi vào lòng.

b) Chi cùng bố đến trường cảm ơn cô giáo.

Câu 2Viết tiếp các câu theo mẫu Ai làm gì?

a) Mẹ ……………………………………………………………………….

b) Chị ……………………………………………………………………….

Câu 3: Đặt một câu có bộ phận trả lời cho câu hỏi Ở đâu?

………………………………………………………………………………….

Câu 4: Em đặt dấu phẩy cho phù hợp trong câu sau:

Lúa ngô khoai sắn nuôi sống ta.

Câu 5: Xếp các từ sau vào nhóm thích hợp:

 Ăn, chạy,  xanh rờn, đỏ, đọc sách, viết bài, cao.

a/ Từ chỉ hoạt động:……………………………………………………………

b/ Từ chỉ đặc điểm:…………………………………………………………….

ĐÁP ÁN GỢI Ý

*TRẮC NGHIỆM

1B 2B 3B 4C 5C 6B 7B 8A 9B 10C

*TỰ LUẬN

1. a, ôm Chi vào lòng

b, đến trường cảm ơn cô giáo

2. Mẹ đang giặt đồ

Chị rửa chén

3.

4. 

5. 

---(Để xem đầy đủ nội dung vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề cương ôn tập HK2 môn Tiếng Việt 2 năm 2021-2022 Cánh Diều. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt!   

ADMICRO
NONE
OFF