Để giúp các em học sinh có thêm tài liệu học tập, rèn luyện chuẩn bị cho kì thi HK2 môn Hoá học 10 chương trình Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo và Cánh diều sắp tới, HỌC247 đã biên soạn, tổng hợp nội dung tài liệu Đề cương ôn tập HK2 môn Hoá 10 năm 2022-2023 giúp các em học tập rèn luyện tốt hơn. Hi vọng đề cương dưới đây là tài liệu hữu ích cho các em trong quá trình học tập và ôn thi. Chúc các em thi tốt!
TRƯỜNG THPT VÕ THỊ SÁU |
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2022 – 2023 MÔN: HOÁ HỌC 10 KẾT NỐI TRI THỨC |
A. LÝ THUYẾT
I. Phản ứng oxi hóa - khử
- Khái niệm số oxi hóa và các quy tắc xác định số oxi hóa.
- Xác định được số oxi hóa của nguyên tố trong các phân tử đơn chất, hợp chất và ion.
- Khái niệm chất khử, chất oxi hóa, sự khử, sự oxi hóa và phản ứng oxi hóa - khử.
- Xác định được số electron nhường, nhận trong các phản ứng oxi hóa - khử và viết được quá trình khử, quá trình oxi hóa.
- Phân biệt được chất oxi hóa và chất khử, sự oxi hóa và sự khử trong phản ứng oxi hóa - khử cụ thể. - Lập được phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa - khử (cân bằng theo phương pháp thăng bằng electron).
- Ý nghĩa của phản ứng oxi hóa - khử trong thực tiễn.
- Giải được các bài toán liên quan đến phản ứng oxi hóa - khử sử dụng định luật bảo toàn số mol electron.
II. Năng lượng hóa học
- Khái niệm phản ứng tỏa nhiệt và phản ứng thu nhiệt.
- Nhận biết một số phản ứng tỏa nhiệt và phản ứng thu nhiệt trong thực tiễn.
- Khái niệm biến thiên enthapy của phản ứng, biến thiên enthapy chuẩn và ý nghĩa của biến thiên enthapy.
- Khái niệm phương trình nhiệt hóa học của phản ứng.
- Khái niệm nhiệt tạo thành và nhiệt tạo thành chuẩn của một chất.
- Tính biến thiên enthapy của phản ứng dựa vào nhiệt tạo thành và năng lượng liên kết.
III. Tốc độ phản ứng
- Khái niệm tốc độ phản ứng hóa học, tốc độ trung bình của phản ứng.
- Viết được biểu thức và tính tốc độ trung bình của phản ứng theo chất phản ứng hoặc sản phẩm.
- Hiểu và giải thích được các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng: nồng độ, áp suất, nhiệt độ, diện tích bề mặt tiếp xúc, chất xúc tác.
- Vận dụng được các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng để làm tăng hoặc giảm tốc độ của một số phản ứng trong thực tế đời sống, sản xuất theo hướng có lợi.
- Giải được các bài toán về ảnh hưởng của nồng độ và nhiệt độ lên tốc độ phản ứng (quy tắc Van’t Hoff).
IV. Nhóm halogen
- Vị trí nhóm halogen trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố halogen và trạng thái tự nhiên của các halogen.
- Sự biến đổi độ âm điện, bán kính nguyên tử, tính phi kim của các nguyên tố trong nhóm từ fluorine đến iodine.
- Tính chất vật lý, sự biến đổi nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi từ F2 đến I2.
- Tính chất hóa học cơ bản của các đơn chất halogen là tính oxi hóa mạnh, tính oxi hóa giảm dần từ F2 đến I2. Cl2, Br2, I2 ngoài tính oxi hóa còn có tính khử. Viết được phương trình hóa học chứng minh tính oxi hóa mạnh của các đơn chất halogen.
- Hiểu được tính tẩy màu của nước chlorine và nước Javel.
- Nguyên tắc và phương pháp điều chế Cl2 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp - Tính chất vật lý và hóa học của các hydrogen halide, hydrohalic acid và muối halide.
- Quy luật biến đổi nhiệt độ sôi của các hydrohalic acid từ HF đến HI. - Quy luật biến đổi tính acid, tính khử của các hydrohalic acid.
- Ứng dụng của các hydrohalic acid, muối halide và phương pháp hóa học nhận biết ion halide.
- Giải được các bài toán về đơn chất halogen, hydrohalic acid và muối halide.
B. BÀI TẬP
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Quy tắc xác định số oxi hoá nào sau đây là không đúng?
A. Trong hợp chất, tổng số oxi hoá của các nguyên tử trong phân tử bằng 0.
B. Trong ion đơn nguyên tử, số oxi hoá của nguyên tử bằng điện tích ion.
C. Trong hợp chất, số oxi hoá của kim loại kiềm thổ là +1.
D. Thông thường số oxi hoá của hydrogen trong hợp chất là +1.
Câu 2. Số oxi hoá của phosphorus trong hợp chất P2O5 là
A. – 5.
B. +5.
C. – 3.
D. +3.
Câu 3. Trong các phản ứng hoá học sau, phản ứng oxi hoá – khử là
A. HCl + KOH → KCl + H2O.
B. H2SO4 + Na2CO3 → Na2SO4 + CO2 + H2O.
C. Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O.
D. FeO + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + 2H2O.
Câu 4. Cho phản ứng khử Fe2O3 bằng CO để sản xuất gang và thép như sau:
Fe2O3 + 3CO \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\)
Trong phản ứng này, chất khử là
A. Fe2O3.
B. CO.
C. Fe.
D. CO2.
Câu 5. Cho các phản ứng sau:
(1) Phản ứng nung vôi: CaCO3(s) → CaO(s) + CO2(g).
(2) Phản ứng trung hoà: KOH(aq) + HCl(aq) → KCl(aq) + H2O(l).
Nhận xét đúng là
A. cả hai phản ứng đều toả nhiệt.
B. cả hai phản ứng đều thu nhiệt.
C. phản ứng (1) toả nhiệt, phản ứng (2) thu nhiệt.
D. phản ứng (1) thu nhiệt, phản ứng (2) toả nhiệt.
Câu 6. Cho phương trình nhiệt hoá học sau:
2H2(g) + O2(g) → 2H2O(l) \({{\Delta }_{\text{r}}}\text{H}_{\text{298}}^{\text{0}}=-571,6kJ\)
Nhiệt tạo thành của H2O(l) ở điều kiện chuẩn là
A. – 571,6 kJ/ mol.
B. 571,6 kJ/ mol.
C. – 285,8 kJ/ mol.
D. 285,8 kJ/ mol.
Câu 7. Phương trình nhiệt hóa học giữa nitrogen và oxygen như sau:
N2(g) + O2(g) \({{\Delta }_{\text{r}}}\text{H}_{\text{298}}^{\text{0}}=+180kJ\)
)Kết luận nào sau đây đúng?
A. Nitrogen và oxygen phản ứng mạnh hơn khi ở nhiệt độ thấp.
B. Phản ứng tỏa nhiệt.
C. Phản ứng xảy ra thuận lợi ở điều kiện thường.
D. Phản ứng hóa học xảy ra có sự hấp thụ nhiệt năng từ môi trường.
Câu 8. Cho phương trình nhiệt hóa học đốt cháy acetylene (C2H2):
2C2H2(g) + 5O2(g) → 4CO2(g) + 2H2O(l) \({{\Delta }_{\text{r}}}\text{H}_{\text{298}}^{\text{0}}=-2600,4kJ\)
Biết nhiệt tạo thành chuẩn của CO2(g) và H2O(l) lần lượt là -393,5 kJ/mol và -285,8 kJ/mol. Nhiệt tạo thành chuẩn của acetylene (C2H2) là
A. + 259 kJ/ mol.
B. – 259 kJ/ mol.
C. + 227,4 kJ/ mol.
D. – 227,4 kJ/ mol.
Câu 9. Phản ứng tổng hợp ammonia:
N2(g) + 3H2(g) → 2NH3(g) \({{\Delta }_{\text{r}}}\text{H}_{\text{298}}^{\text{0}}=-92kJ\)
Biết năng lượng liên kết (kJ/mol) của N ≡ N và H – H lần lượt là 946 và 436. Năng lượng liên kết của H
A. 391 kJ/mol.
B. 361 kJ/mol.
C. 245 kJ/mol.
D. 490 kJ/mol.
Câu 10. Cho các phát biểu sau:
(a) Phản ứng toả nhiệt là phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt.
(b) Biến thiên enthalpy càng lớn thì nhiệt lượng toả ra của phản ứng càng nhiều.
(c) Nhiệt tạo thành chuẩn là nhiệt tạo thành ở điều kiện chuẩn.
(d) Nhiệt tạo thành chuẩn của các đơn chất ở dạng bền vững nhất bằng không.
Số phát biểu đúng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 11. Yếu tố nào sau đây không làm ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng?
A. Nồng độ.
B. Nhiệt độ.
C. Áp suất.
D. Khối lượng chất rắn.
Câu 12. Thực hiện 2 thí nghiệm theo hình vẽ sau.
Ở thí nghiệm nào xuất hiện kết tủa trước?
A. Thí nghiệm 1 có kết tủa xuất hiện trước.
B. Thí nghiệm 2 có kết tủa xuất hiện trước.
C. Không xác định được.
D. Không có kết tủa xuất hiện.
Câu 13. Cho phản ứng đơn giản xảy ra trong bình kín: 3H2(g) + N2(g) ⟶ 2NH3(g).
Tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào nếu nồng độ H2 không đổi và nồng độ N2 tăng 2 lần?
A. Tăng 2 lần.
B. Tăng 4 lần.
C. Tăng 8 lần.
D. Tăng 6 lần.
Câu 14. Cho phản ứng hóa học sau: Mg(s) + 2HCl(aq) → MgCl2(aq) + H2(g).
Sau 40 giây, nồng độ của dung dịch HCl giảm tử 0,6 M về còn 0,4 M. Tốc độ trung bình của phản ứng theo HCl trong 40 giây là
A. 5 × 10-3 (M/s).
B. 5 × 103 (M/s).
C. 2,5 × 10-3 (M/s).
D. 2,5 × 103 (M/s).
Câu 15. Yếu tố nào dưới đây đã được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng khi rắc men vào tinh bột đã được nấu chín (cơm, ngô, khoai, sắn) để ủ rượu?
A. Nhiệt độ.
B. Chất xúc tác.
C. Nồng độ
D. Áp suất.
Câu 16. Khi nhiệt độ tăng thêm 10oC, tốc độ phản ứng hoá học tăng lên 2 lần. Để tốc độ phản ứng đó (đang tiến hành ở 20oC) tăng lên 32 lần thì cần thực hiện phản ứng ở nhiệt độ bao nhiêu?
A. 40oC.
B. 50oC.
C. 60oC.
D. 70oC.
Câu 17. Chất xúc tác là chất
A. làm tăng tốc độ phản ứng và bị mất đi sau phản ứng.
B. làm giảm tốc độ phản ứng và không bị mất đi sau phản ứng.
C. làm giảm tốc độ phản ứng và bị mất đi sau phản ứng.
D. làm tăng tốc độ phản ứng và không bị mất đi sau phản ứng.
Câu 18. Tốc độ của một phản ứng hóa học lớn nhất khoảng thời điểm nào?
A. Bắt đầu phản ứng.
B. Khi phản ứng được một nửa lượng chất so với ban đầu.
C. Gần cuối phản ứng.
D. Không xác định được.
Câu 19. Nguyên tố nào sau đây không thuộc nhóm halogen?
A. Fluorine.
B. Chlorine.
C. Chromium.
D. Bromine.
Câu 20. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các halogen có dạng
A. ns2np1.
B. ns2np3.
C. ns2np5.
D. ns2np7.
Câu 21. Phương trình hoá học nào sau đây không đúng?
A. Fe + Cl2
\(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) FeCl2.B. H2 + F2 → 2HF.
C. Cl2 + H2O \(\rightleftharpoons\) HCl + HClO.
D. Br2 + 2NaI → 2NaBr + I2.
Câu 22. Cho 1,2395 lít halogen X2 (ở điều kiện chuẩn) tác dụng vừa đủ với kim loại đồng (copper) thu được 11,2 gam muối CuX2. Nguyên tố halogen là
A. fluorine.
B. chlorine.
C. bromine.
D. iodine.
Câu 23. Trong các đơn chất: F2, Cl2, Br2, I2, chất có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao nhất là
A. F2.
B. Cl2.
C. Br2.
D. I2.
Câu 24. Phản ứng giữa cặp chất nào sau đây không xảy ra?
A. KI và Br2.
B. AgNO3 và HCl.
C. AgNO3 và NaF.
D. KI và Cl2.
Câu 25. Hydrohalic acid nào sau đây không được bảo quản trong lọ thủy tinh?
A. HCl.
B. HF.
C. HBr.
D. HI.
Câu 26. Hai chất nào sau đây được cho vào muối ăn để bổ sung nguyên tố iodine, phòng ngừa bệnh bướu cổ ở người?
A. I2, HI.
B. HI, HIO3.
C. KI, KIO3.
D. I2, AlI3.
Câu 27. Để trung hòa 200 ml dung dịch NaOH 1M thì thể tích dung dịch HCl 0,5M cần dùng là
A. 0,5 lít.
B. 0,4 lít.
C. 0,3 lít.
D. 0,6 lít.
Câu 28. Chọn phát biểu đúng?
A. Các hydrogen halide không tan trong nước.
B. Ion F- và Cl- bị oxi hóa bởi dung dịch H2SO4 đặc.
C. Các hydrohalic acid làm quỳ tím hóa đỏ.
D. Tính acid của các hydrohalic acid giảm dần từ HF đến HI.
Câu 29. Số oxi hoá của nitrogen trong hợp chất NO là
A. +1.
B. +2.
C. +3.
D. +4.
Câu 30. Cho các hợp chất sau: CO; CO2; NaHCO3; CH4; K2CO3. Số hợp chất trong đó C có số oxi hoá +4 là
A. 5.
B. 4.
C. 2.
D. 1.
Câu 31. Chất bị khử là
A. chất nhận electron.
B. chất nhường electron.
C. chất có số oxi hoá tăng lên sau phản ứng.
D. chất có số oxi hoá không đổi sau phản ứng.
Câu 32. Cho phản ứng hoá học sau: 3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O. Vai trò của HNO3 trong phản ứng hoá học này là
A. chất khử.
B. chất oxi hoá.
C. môi trường phản ứng.
D. vừa là chất oxi hoá, vừa là môi trường tạo muối.
Câu 33. Cho các phản ứng hoá học sau:
(a) Phản ứng nung vôi.
(b) Phản ứng trung hoà acid – base.
(c) Phản ứng nhiệt phân KClO3.
(d) Phản ứng đốt cháy cồn trong không khí.
Số phản ứng toả nhiệt là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 34. Phản ứng thu nhiệt là
A. phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt.
B. phản ứng hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt.
C. phản ứng làm tăng nhiệt độ môi trường.
D. phản ứng không có sự trao đổi năng lượng với môi trường.
Câu 35. Cho các phát biểu sau:
(a) Phản ứng xảy ra khi pin được sử dụng trong điện thoại giải phóng năng lượng dưới dạng điện năng.
(b) Biến thiên enthalpy chuẩn của một phản ứng hoá học kí hiệu là
(c) Enthalpy tạo thành chuẩn của các đơn chất bền nhất đều bằng 0.
(d) Phản ứng tạo gỉ kim loại là phản ứng toả nhiệt.
Số phát biểu đúng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
...
II. TỰ LUẬN
Câu 1: Để điều chế khí chlorine (Cl2) trong phòng thí nghiệm, người ta thường cho potassium permanganate (KMnO4) tác dụng với hydrogen chloride (HCl):
4+ HCl \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) KCl + MnCl2+ Cl2 + H2O
a) Lập phương trình hóa học của phản ứng hóa học trên bằng phương pháp thăng bằng electron.
b) Giả sử lượng khí chlorine sinh ra được dẫn vào dung dịch chứa muối NaBr và KBr. Sau phản ứng thu được muối NaCl và KCl, đồng thời thấy khối lượng muối giảm 4,45 gam. Xác định số mol chlorine đã tham gia phản ứng với 2 muối NaBr, KBr trên.
Câu 2: X và Y là hai nguyên tố halogen thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng hệ thống tuần hoàn. Hỗn hợp A có chứa 2 muối của X và Y với sodium. Để kết tủa hoàn toàn 2,2 gam hỗn hợp A, phải dùng 150 mL dung dịch AgNO3 0,2M. Xác định hai nguyên tố X, Y.
...
---(Để xem tiếp toàn bộ nội dung câu hỏi trắc nghiệm và tự luận của đề cương, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề cương ôn tập HK2 môn Hoá 10 năm 2022 - 2023. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Tư liệu nổi bật tuần
-
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Vật lý 12 năm 2023 - 2024
09/10/20231379 -
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2023-2024
09/10/2023956 -
100 bài tập về Dao động điều hoà tự luyện môn Vật lý lớp 11
14/08/2023342 - Xem thêm
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)