OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK2 môn GDCD 10 năm học 2021-2022

05/04/2022 953.81 KB 395 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2022/20220405/215995885329_20220405_145836.pdf?r=341
AMBIENT-ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Cùng tham khảo tài liệu Đề cương ôn tập HK2 môn GDCD 10 năm học 2021-2022 dưới đây để giúp các em học sinh lớp 10 tóm tắt kiến thức trọng tâm cùng bài tập tự luận và trắc nghiệm giúp các em có thể tham khảo đáp án và phương pháp giải. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em ôn tập thật hiệu quả và đạt kết quả cao trong kì thi nhé! Mời các em học sinh cùng quý thầy cô tham khảo học tập. 

 

 
 

1. Kiến thức trọng tâm

1.1. Quan niệm về đạo đức

1.1.1. Khái niệm: Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó, con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội.

1.1.2. Phân biệt đạo đức và pháp luật

- Giống nhau: đều điều chỉnh hành vi của con người.

- Khác nhau:

+ Sự điều chỉnh hành vi của pháp luật mang tính bắt buộc, cưỡng chế, là yêu cầu tối thiểu của xã hội đối với con người.

+ Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức mang tính tự nguyện và thường là những yêu cầu cao của xã hội đối với con người.

1.1.3. Vai trò của đạo đức

- Đạo đức góp phần hoàn thiện nhân cách con người. Một cá nhân thiếu đạo đức thì mọi phẩm chất, năng lực khác sẽ không còn ý nghĩa.

- Đạo đức là nền tảng của hạnh phúc gia đình, tạo sự ổn định và phát triển vững chắc của gia đình.

- Đạo đức là nền tảng, cơ sở của một xã hội phát triển bền vững.

1.2. Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học

1.2.1. Nghĩa vụ

- Nghĩa vụ là trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu, lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội.

- Cá nhân phải biết đặt nhu cầu và lợi ích của xã hội lên trên, trong trường hợp cần thiết, phải biết hi sinh quyền lợi của mình vì lợi ích chung.

- Xã hội có trách nhiệm bảo đảm cho nhu cầu và lợi ích chính đáng của cá nhân.

1.2.2. Lương tâm

- Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội.

- Lương tâm tồn tại ở hai trạng thái:

+ Trạng thái thanh thản: khi thực hiện những hành vi phù hợp với các quy tắc, chuẩn mực đạo đức của xã hội, cá nhân cảm thấy hài lòng, thỏa mãn với chính mình. Trạng thái này giúp con người tự tin vào bản thân, sống đẹp sống lành mạnh.

+ Trạng thái cắn rứt lương tâm: khi cá nhân có các hành vi vi phạm quy tắc chuẩn mực đạo đức, cảm thấy ăn năn hối hận. Trạng thái này giúp cá nhân điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với yêu cầu của xã hội.

1.2.3. Nhân phẩm và danh dự

- Nhân phẩm là toàn bộ những phẩm chất tốt đẹp mà mỗi con người có được. Nói cách khác, nhân phẩm là giá trị làm người của mỗi con người.

- Để trở thành người có nhân phẩm cần:

+ Thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức.

+ Thực hiện đúng bổn phận, nghĩa vụ.

+ Trau dồi lương tâm.

+ Giữ gìn phẩm giá của bản thân.

+ Tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người khác.

- Danh dự là nhân phẩm đã được đánh giá và công nhận. Muốn có danh dự, trước hết phải là người có nhân phẩm.

1.2.4. Hạnh phúc

- Hạnh phúc là cả xúc vui sướng, hài lòng của con người trong cuộc sống khi được đáp ứng, thỏa mãn các nhu cầu chân chính, lành mạnh về vật chất và tinh thần.

1.3. Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình

- Tình yêu là một dạng tình cả đặc biệt của con người, xuất hiện ở cả nam và nữ khi đến tuổi trưởng thành. Tình yêu là sự rung cảm và quyến luyến sâu sắc giữa hai người khác giới. Ở họ có sự phù hợp về nhiều mặt làm cho họ có nhu cầu gần gũi, gắn bó với nhau, tự nguyện sống vì nhau và sẵn sàng hiến dâng cho nhau cuộc sống của mình.

- Tình yêu chân chính là tình yêu trong sáng và lành mạnh, phù hợp với các quan niệm đạo đức tiến bộ của xã hội.

- Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn.

- Gia đình là một cộng đồng người chung sống và gắn bó với nhau bởi hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống.

---(Để xem đầy đủ nội dung vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

2. Bài tập tự luận

Câu 1. Theo em, trong tình hình dịch bệnh hiện nay, Thủ tướng chính phủ kêu gọi toàn dân “chống dịch như chống giặc”. Là một học sinh, em thấy mình cần phải làm gì để thể hiện lòng yêu nước?

Câu 2.

- Môi hở răng lạnh

- Máu chảy ruột mềm

- Nhường cơm sẻ áo

- Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

Ca dao, tục ngữ, thành ngữ trên nói đến truyền thống nào của dân tộc ta? Trình bày hiểu biết của em về truyền thống dân tộc đó?

Câu 3. Hợp tác là gì? Em hãy lập kế hoạch cùng hợp tác với các bạn trong nhóm, trong tổ, trong lớp để thực hiện một công việc chung của tập thể.

Câu 4. Thế nào là sống hòa nhập? Gia đình em mới chuyển đến một nơi khác sinh sống, để hòa nhập với mọi người, em sẽ làm gì?

Câu 5. Lương tâm là gì? Phân tích hai trạng thái của lương tâm và cho ví dụ. Vì sao người có lương tâm được xã hội đánh giá cao?

---(Để xem đầy đủ nội dung vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

3. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1 Hệ thống các quy tắc chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự điều chỉnh hành vi của minh cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội được gọi là?

A. Quy tắc.

B. Đạo đức.

C. Chuẩn mực đạo đức.

D. Phong tục tập quán.

Câu 2 Điểm khác biệt quan trọng nhất giữa pháp luật và đạo đức là?

A. Pháp luật mang tính bắt buộc, đạo đức không bắt buộc.

B. Pháp luật mang tính không bắt buộc, đạo đức mang tính bắt buộc .

C. Pháp luật vừa bắt buộc vừa không bắt buộc, đạo đức không bắt buộc.

D. Pháp luật vừa bắt buộc vừa không bắt buộc, đạo đức bắt buộc tuyệt đối.

Câu 3 Nền đạo đức mới của nước ta hiện nay là ?

A. Nền đạo đức tiến bộ.

B. Nền đạo đức phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH.

C. Nền đạo đức kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc.

D. Cả A,B,C đều đúng.

Câu 4 Đạo đức bị chi phối bởi giai cấp nào?

A. Giai cấp bị trị.

B. Giai cấp thống trị.

C. Các giai cấp trong nhà nước.

D. Chỉ có giai cấp tư sản..

Câu 5 Điểm giống nhau giữa đạo đức, pháp luật và phong tục, tập quán là?

A. Là cách thức để giao tiếp.

B. Là công cụ điều tiết quan hệ xã hội.

C. Là phương thức điều chỉnh hành vi.

D. Cả B và C đều đúng.

Câu 6 Đạo đức có vai trò đối với?

A. Cá nhân.

B. Gia đình.

C. Xã hội.

D. Cả A,B,C đều đúng.

Câu 7 Những điều quy định mọi người phải tuân theo trong một hoạt động chung nào đó được gọi là?

A. Quy tắc.

B. Hành vi.

C. Chuẩn mực.

D. Đạo đức.

Câu 8 Cái được công nhân là đúng theo quy định hoặc theo thói quen trong xã hội được gọi là?

A. Quy tắc.

B. Hành vi.

C. Chuẩn mực.

D. Đạo đức.

Câu 9 Câu nói: Phép vua còn thua lệ làng nói về yếu tố nào?

A. Phong tục, tập quán.

B. Đạo đức.

C. Pháp luật.

D. Quy tắc ứng xử.

Câu 10 Gia đình Việt Nam hiện nay chịu ảnh hưởng của yếu tố nào sau đây?

A. Đạo đức.

B. Pháp luật.

C. Phong tục, tập quán.

D. Cả A,B,C đều đúng.

---(Để xem đầy đủ nội dung vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề cương ôn tập HK2 môn GDCD 10 năm 2021-2022. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !    

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF