OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK1 môn Sinh học 10 Cánh diều năm 2023-2024

14/12/2023 98.06 KB 129 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2023/20231214/972161268144_20231214_165019.pdf?r=1774
AMBIENT-ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Mời các em học sinh lớp cùng HOC247 tham khảo nội dung Đề cương ôn tập Học kì 1 môn Sinh học 10 Cánh diều năm 2023-2024 bao gồm: lý thuyết tóm tắt, các câu hỏi tự luận và trắc nghiệm sẽ giúp các em ôn tập, hệ thống kiến thức quan trọng cũng như thử sức mình trước các dạng bài tập Sinh học 10 Cánh diều trước kỳ thi Học kì 1 sắp đến. Chúc các em ôn tập tốt và đạt được kết quả cao nhé!

 

 
 

1. Ôn tập lý thuyết

1.1. Các cấp độ tổ chức thế giới sống

- Cấp độ tổ chức sống bao gồm: phân tử, bào quan, tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã – hệ sinh thái.

- Các cấp độ tổ chức sống cơ bản bao gồm: tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã – hệ sinh thái.

- Các cấp độ tổ chức sống luôn là hệ thống mở: Sinh vật với môi trường luôn có tác động qua lại thông qua quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng. Sinh vật không chỉ chịu tác động của môi trường mà còn góp phần làm biến đổi môi trường.

- Mọi cấp độ tổ chức sống đều có khả năng tự điều chỉnh đảm bảo duy trì và điều hòa sự cân bằng động trong hệ thống, giúp tổ chức sống có thể tồn tại và phát triển.

1.2. Thành phần hóa học và cấu trúc tế bào

1.2.1. Nguyên tố hóa học và nước

- Dựa vào tỉ lệ phần trăm khối lượng cơ thể, các nguyên tố trong cơ thể sinh vật được chia thành hai nhóm: nguyên tố đại lượng (đa lượng) và nguyên tố vi lượng.

- Mỗi phân tử nước có một nguyên tử oxygen liên kết với hai nguyên tử hydrogen bằng hai liên kết cộng hóa trị.

- Nhờ tính chất phân cực, các phân tử nước liên kết với nhau và liên kết với nhiều phân tử khác bằng liên kết hydrogen làm cho nước có tính chất độc đáo như có khả năng hòa tan nhiều chất, có nhiệt bay hơi cao, sức căng bề mặt lớn,…

1.2.2. Các phân tử sinh học

- Các phân tử sinh học gồm: những phân tử lớn tham gia cấu tạo tế bào (carbohydrate, protein, nucleic acid, lipid); những phân tử nhỏ là các sản phẩm trao đổi chất (aldehyde, alcohol, acid hữu cơ); các chất tham gia xúc tác, điều hòa (vitamin, hormone).

- Nhận biết một số phân tử sinh học

+ Trong môi trường kiềm ở nhiệt độ cao, đường khử sẽ khử ion kim loại.

+ Khi trộn dung dịch chứa iodine với tinh bột, iodine sẽ đi vào bên trong chuỗi xoắn amylose của tinh bột tạo thành phức hợp có màu xanh đen.

+  Trong môi trường kiềm, các liên kết peptide trong phân tử protein tương tác với ion Cu2+ tạo thành phức chất có màu tím.

+ Dầu thực vật tan một phần trong ethanol nhưng không tan trong nước nên tạo thành dạng nhũ tương trắng đục.

1.2.3. Tế bào nhân sơ

- Tế bào nhân sơ có kích thước rất nhỏ (khoảng 0,5 – 10 µm) nên tỉ lệ S/V lớn dẫn đến tế bào nhân sơ có khả năng trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản nhanh chóng.

- Tế bào nhân sơ có cấu tạo rất đơn giản; gồm các thành phần chính là thành tế bào, màng sinh chất, tế bào chất, vùng nhân.

1.2.4. Tế bào nhân thực

- Tế bào nhân thực có kích thước khoảng 10 – 100 µm. Một số tế bào có kích thước lớn hơn nhiều như tế bào thần kinh, tế bào trứng, tế bào mạch gỗ,…

- Tế bào nhân thực có cấu tạo phức tạp, gồm các thành phần chính là màng sinh chất, tế bào chất, nhân.

- Ti thể là “nhà máy năng lượng” của tế bào vì là nơi diễn ra quá trình hô hấp tế bào tạo ra phần lớn ATP cung cấp năng lượng cho các hoạt động của tế bào.

- Lục lạp là bào quan thực hiện chức năng quang hợp (có khả năng hấp thụ và chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học).

1.3. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở tế bào

1.3.1. Trao đổi chất qua màng sinh chất

- Trao đổi chất ở tế bào là tập hợp các phản ứng hóa học diễn ra trong tế bào và sự trao đổi các chất giữa tế bào với môi trường.

- Vận chuyển thụ động là sự vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp (theo chiều gradient nồng độ), không tiêu tốn năng lượng ATP.

- Vận chuyển thụ động qua màng sinh chất bao gồm: khuếch tán đơn giản, khuếch tán tăng cường, thẩm thấu (sự vận chuyển của các phân tử nước).

1.3.2. Chuyển hóa năng lượng và enzyme

-  Sự chuyển hóa năng lượng trong tế bào có thể hiểu là quá trình biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác, từ năng lượng trong hợp chất này thành năng lượng trong hợp chất khác.

-  ATP gồm 3 thành phần cơ bản là phân tử adenine, phân tử đường ribose và 3 gốc phosphate. Trong đó, liên kết giữa các gốc phosphate là liên kết cao năng. ATP là “đồng tiền” năng lượng trong tế bào vì ATP dễ dàng giải phóng năng lượng cho tất cả các hoạt động sống cần năng lượng của tế bào như tổng hợp các chất hoá học cần thiết cho tế bào, vận chuyển chủ động các chất qua màng, sinh công cơ học.

- Enzyme là chất xúc tác sinh học đặc hiệu làm tăng tốc độ phản ứng, không bị biến đổi khi kết thúc phản ứng.

- Một số enzyme còn có thêm thành phần không phải là protein, được gọi là cofactor. Cofactor có thể là ion kim loại như Fe2+, Zn2+, Mg2+ và hợp chất hữu cơ (còn gọi là coenzyme) có nguồn gốc từ vitamin như coenzyme như NAD+, FAD.

- Mỗi enzyme có một trung tâm hoạt động. Trung tâm hoạt động của enzyme là vùng nhỏ có cấu trúc không gian tương ứng với cơ chất, liên kết đặc hiệu với cơ chất, làm biến đổi cơ chất.

1.3.3. Tổng hợp và phân giải các chất trong tế bào

- Tổng hợp các chất trong tế bào là quá trình chuyển hóa những chất đơn giản thành những chất phức tạp diễn ra trong tế bào với sự xúc tác của enzyme.

- Quang tổng hợp (quang hợp) là quá trình tế bào sử dụng năng lượng ánh sáng (NLAS) để tổng hợp chất hữu cơ từ vô cơ. 

Phương trình: 6 CO2 + 6 H2O → C6H12O6 + 6 O2

Phương trình pha sáng: 

Chu trình calvin:

6 CO2 + 12 NADPH + 18 ATP → C6H12O6 + 18 ADP + 18 Pi + 12 NADP

Phương trình quang khử:

2. Bài tập luyện tập

2.1. Trắc nghiệm

Câu 1: Sự vận chuyển chất dinh dưỡng sau quá trình tiêu hoá qua lông ruột vào máu ở người theo cách nào sau đây?

A. Vận chuyển tích cực

B. Vận chuyển thụ động

C. Vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động

D. Vận chuyển khuếch tán

Câu 2: Nồng độ các chất tan trong một tế bào hồng cầu khoảng 2%. Đường saccharose không thể đi qua màng, nhưng nước và urê thì qua được. Thẩm thấu sẽ làm cho tế bào hồng cầu co lại nhiều nhất khi ngập trong dung dịch

A. saccharose nhược trương.

B. saccharose ưu trương

C. ure ưu trương.

D. ure nhược trương.

Câu 3: Lưới nội chất hạt và lưới nội chất trơn giống nhau ở chỗ:

A. đều chứa axit nucleic

B. đều là hệ thống xoang màng dẹt thông với nhau

C. đều tổng hợp protein, lipit, đường

D. đều nằm sát và thông với màng nhân

Câu 4: Cho biết bộ phận tham gia vận chuyển 1 protein ra khỏi tế bào?

A. Lưới nội chất trơn.

B. Bộ máy golgi và màng sinh chất

C. Bộ máy golgi.

D. Màng sinh chất.

Câu 5: Phân tử sinh học được dùng làm khuôn để tổng hợp protein ở ribosome là:

A. DNA.

B. mRNA.

C. rRNA.

D. tRNA.

Câu 6: Loại tế bào sau đây có chứa nhiều lysosome nhất là:

A. Tế bào bạch cầu

B. Tế bào hồng cầu

C. Tế bào thần kinh

D. Tế bào cơ

Câu 7: Cơ chất là:

A. Chất tham gia phản ứng do enzyme xúc tác

B. Chất tạo ra do nhiều enzyme liên kết lại

C. Sản phẩm tạo ra từ các phản ứng cho do enzyme xúc tác

D. Chất tham gia cấu tạo enzyme

Câu 8: Phát biểu sau đây có nội dung đúng là:

A. Enzim sẽ lại biến đổi khi tham gia vào phản ứng

B. Ở động vật, enzyme do các tuyến nội tiết tiết ra

C. Enzyme là một chất xúc tác sinh học

D. Enzyme được cấu tạo từ các disaccharide

Câu 9: Vận chuyển chất qua màng từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao là cơ chế

A. Chủ động

B. Thụ động

C. Khuếch tán

D. Thẩm thấu

Câu 10: Trong hô hấp tế bào, chu trình Krebs diễn ra tại:

A. Màng trong ti thể.

B. Màng thylakoid.

C. Tế bào chất.

D. Chất nền ti thể.

Câu 11: Câu có nội dung đúng sau đây là :

A. Sự khuếch tán là 1 hình thức vận chuyển chủ động.

B. Vật chất trong cơ thể luôn di chuyển từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao.

C. Vận chuyển tích cực là sự thẩm thấu.

D. Sự vận chuyển chủ động trong tế bào cần được cung cấp năng lượng.

Câu 12: Trong ảnh hưởng của nhiệt độ lên hoạt động của enzyme, thì nhiệt độ tối ưu của môi trường là giá trị nhiệt độ mà ở đó:

A. Enzyme có hoạt tính thấp nhất

B. Enzyme ngừng hoạt động

C. Enzyme bắt đầu hoạt động

D. Enzyme có hoạt tính cao nhất

Câu 13: Điểm giống nhau về cấu tạo giữa lục lạp và ti thể trong tế bào là:

A. Có chứa nhiều loại enzyme hô hấp

B. Được bao bọc bởi lớp màng kép

C. Có chứa sắc tố quang hợp

D. Có chứa nhiều phân tử ATP

Câu 14: Phần lớn enzyme trong cơ thể có hoạt tính cao nhất ở khoảng giá trị của độ pH nào sau đây ?

A. Từ 4 đến 5

B. Từ 6 đến 8

C. Trên 8

D. Từ 2 đến 3

Câu 15: Tế bào nhân thực không có ở cơ thể:

A. Người

B. Động vật

C. Thực vật

D. Vi khuẩn

Câu 16: Đặc điểm có ở tế bào thực vật mà không có ở tế bào động vật là:

A. Có ti thể

B. Nhân có màng bọc

C. Trong tế bào chất có nhiều loại bàng quan

D. Có thành tế bào bằng chất cellulose

Câu 17: Đặc điểm các chất vận chuyển qua kênh prôtêin?

A. Không phân cực, kích thước lớn.

B. Phân cực, kích thước lớn.

C. Không phân cực, kích thước nhỏ.

D. Phân cực, kích thước nhỏ.

Câu 18: Cấu trúc không có trong nhân của tế bào là:

A. Chất nhiễm sắc

B. Bộ máy Gôngi

C. Nhân con

D. Màng nhân

Câu 19: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quá trình truyền tin tế bào?

A. Tế bào tiếp nhận tín hiệu bằng các thụ thể có mặt trên màng sinh chất.

B. Thông tin các tế bào truyền cho nhau chủ yếu là tín hiệu hóa học.

C. Gồm 3 giai đoạn: truyền tín hiệu → tiếp nhận → đáp ứng.

D. Kiểu dẫn truyền xung thần kinh thuộc loại truyền tin nội tiết.

Câu 20: Enzyme protease có tác dụng xúc tác quá trình nào sau đây?

A. Phân giải lipid thành axit béo và glixerin

B. Phân giải protein

C. Phân giải đường disaccharide thành monosaccharide

D. Phân giải đường lactose

Câu 21: Trong quang hợp, chu trình Calvin diễn ra tại:

A. Chất nền stroma.

B. Màng thylakoid.

C. Tế bào chất.

D. Màng trong ti thể.

Câu 22: Tế bào nào trong các tế bào sau đây có chứa nhiều ti thể nhất?

A. Tế bào biểu bì

B. Tế bào xương

C. Tế bào cơ tim

D. Tế bào hồng cầu

Câu 23: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về hô hấp tế bào?

A. là quá trình phân giải hoàn toàn phân tử đường trong tế bào.

B. gồm 3 giai đoạn xảy ra trong bào quan ti thể.

C. chuỗi truyền electron là giai đoạn giải phóng nhiều năng lượng nhất.

D. giai đoạn đường phân giải phóng 2 phân tử ATP.

Câu 24: Khi mở lọ nước hoa, ta ngửi được mùi thơm khắp phòng. Hiện tượng này là do:

A. không có chênh lệch nồng độ chất tan.

B. nước hoa có mùi thơm.

C. nồng độ chất tan bên ngoài cao hơn trong lọ

D. chất tan trong lọ khuếch tán ra ngoài

Câu 25: Dị hoá là

A. tập hợp một chuỗi các phản ứng kế tiếp nhau.

B. quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản.

C. quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản.

D. tập hợp tất cả các phản ứng sinh hoá xảy ra bên trong tế bào.

Câu 26: Rau bị héo ta ngâm vào nước một thời gian thấy rau tươi trở lại. Đây là hiện tượng gì?

A. Tan trong nước.

B. Co nguyên sinh

C. Phản co nguyên sinh

D. Trương nước

Câu 27: Nguồn cung cấp H+ và electron của nhóm vi khuẩn màu lục và màu tía thực hiện quang khử là:

A. H2O.

B. C6H12O6.

C. H2S, S, H2.

D. CO2.

Câu 28: Khí CO2 và O2 được vận chuyển qua màng sinh chất qua phương thức vận chuyển nào sau đây?

A. khuếch tán trực tiếp.

B. chủ động.

C. khuếch tán qua kênh prôtêin.

D. nhập bào.

Câu 19: Hầu hết các enzyme

A. bị thay đổi bởi các phản ứng mà chúng xúc tác.

B. phân giải các cơ chất.

C. tăng cường các liên kết hóa học trong cơ chất của chúng.

D. nhạy cảm với sự thay đổi của nhiệt độ hoặc độ pH.

Câu 20: Phân tử nào trong tế bào thực vật là phân tử thu nhận năng lượng bức xạ từ ánh sáng mặt trời?

A. Glucose.

B. CO2.

C. Diệp lục.

D. H2O.

ĐÁP ÁN

1. C

2. B

3. B

4. B

5. B

6. A

7. A

8. C

9. A

10. D

11. D

12. D

13. B

14. B

15. D

16. D

17. B

18. B

19. B

20. B

21. A

22. C

23. B

24. D

25. C

26. C

27. C

28. A

29. D

30.C

 

 

 

 

 

2.2. Tự luận

Bài tập 1: Vì sao tế bào, mô, cơ thể, quần thể, quần xã – hệ sinh tháiđược xem là các cấp độ tổ chức sống cơ bản?

Hướng dẫn giải:

Tế bào, mô, cơ thể, quần thể, quần xã – hệ sinh thái được xem là các cấp độ tổ chức sống cơ bản vì các cấp độ tổ chức sống này có cấu trúc ổn định và có khả năng thực hiện được các chức năng sống cơ bản một cách độc lập.

Bài tập 2: Các cấp độ tổ chức sống tạo nên hệ tiêu hóa trong cơ thể con người là gì?

Hướng dẫn giải:

Hệ tiêu hóa thuộc cấp độ tổ chức sống là hệ cơ quan → Các cấp độ tổ chức sống tạo nên hệ tiêu hóa là các cấp độ tổ chức sống dưới hệ cơ quan gồm: phân tử, bào quan, tế bào, mô, cơ quan.

Bài tập 3: Các nguyên tố vi lượng mặc dù chiếm lượng rất nhỏ nhưng rất cần thiết cho hoạt động của tế bào và cơ thể vì sao?

Hướng dẫn giải:

Các nguyên tố vi lượng mặc dù chiếm lượng rất nhỏ nhưng rất cần thiết cho hoạt động của tế bào và cơ thể vì chúng là thành phần cấu tạo nên các enzyme, giúp hoạt hóa các enzyme và nhiều hợp chất hữu cơ tham gia các hoạt động sống của cơ thể.

Bài tập 4: Nguyên tử nào sau đây có thể tạo nên mạch "xương sống" của các hợp chất hữu cơ chính có trong tế bào như protein, nucleic acid, carbohydrate, lipid?

Hướng dẫn giải:

Carbon có 4 electron tự do tham gia liên kết cộng hóa trị với các nguyên tử carbon khác và các nguyên tử khác → Nguyên tử carbon có thể tạo nên mạch "xương sống" của các hợp chất hữu cơ chính có trong tế bào như protein, nucleic acid, carbohydrate, lipid.

Bài tập 5: Sự hình thành các bào quan có màng bao bọc ở tế bào nhân thực có ý nghĩa nào sau đây?

Hướng dẫn giải:

Sự hình thành các bào quan có màng bao bọc ở tế bào nhân thực có ý nghĩa đảm bảo cho nhiều hoạt động sống (phân giải, tổng hợp,...) diễn ra trong cùng một thời gian.

Bài tập 6: Các chất thường được vận chuyển thụ động theo hình thức khuếch tán tăng cường là gì?

Hướng dẫn giải:

Các phân tử ưa nước như đường, amino acid đi qua lớp lipid với tốc độ rất thấp, còn các ion khoáng thì hầu như không đi qua được nên chúng thường được vận chuyển thụ động theo hình thức khuếch tán tăng cường.

Bài tập 7: Chuẩn bị 3 ống nghiệm, mỗi ống đều chứa 1 mL dung dịch amylase. Sau đó, đặt ống 1 vào cốc đựng nước đá, ống 2 vào cốc đựng nước ở khoảng 37 oC, ống 3 vào cốc đựng nước sôi và để yên trong 10 phút. Thêm 1 mL dung dịch tinh bột vào mỗi ống nghiệm, lắc đều và đặt lại vào các cốc tương ứng. Để cố định trong 10 phút. Thêm vào mỗi ống 1 giọt thuốc thử Lugol. Nêu kết quả màu sắc 3 ống nghiệm thu được?

Hướng dẫn giải:

Thuốc thử Lugol bắt màu xanh tím với tinh bột, do đó, ống nào có hoạt tính của enzyme càng thấp thì ống đó càng có màu xanh tím đậm. Mà enzyme amylase hoạt động tốt ở nhiệt độ 37 oC, bị giảm hoạt tính ở 0 oC và bị mất hoạt tính ở nhiệt độ 100 oC → Ống 3 có màu xanh tím đậm nhất, ống 1 có màu xanh tím nhạt hơn, ống 2 có màu xanh tím nhạt nhất.

Bài tập 8: Quá trình tổng hợp các chất trong tế bào có thể chia thành 2 giai đoạn là:

Giai đoạn 1: Tổng hợp các chất hữu cơ đơn giản từ các chất vô cơ.

Giai đoạn 2: Tổng hợp các chất hữu cơ đặc trưng từ các chất hữu cơ đơn giản.

Quá trình tổng hợp ở sinh vật dị dưỡng diễn ra theo?

Hướng dẫn giải:

Nhóm sinh vật dị dưỡng chỉ tổng hợp được các chất hữu cơ từ các chất hữu cơ khác nên giai đoạn 1 không diễn ra.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề cương ôn tập HK1 môn Sinh học 10 Cánh diều năm 2023-2024. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Ngoài ra, các em có thể thực hiện làm đề thi trắc nghiệm online tại đây:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF