OPTADS360
ATNETWORK
NONE
YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK1 môn Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều năm 2021-2022

02/12/2021 542.9 KB 1958 lượt xem 4 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20211202/611557295152_20211202_154424.pdf?r=4835
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Với mong muốn giúp các em học sinh lớp 6 có thêm tài liệu ôn tập chuẩn bị cho kì thi HK1 sắp tới, HOC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Đề cương ôn tập HK1 môn Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều năm 2021-2022 gồm phần đề và đáp án giải chi tiết, giúp các em ôn tập củng cố kiến thức bộ môn này trong chương trình Cánh diều. Mời các em cùng tham khảo. Chúc các em đạt kết quả học tập tốt.

 

 
 

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1 MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 6

CÁNH DIỀU NĂM 2021-2022

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Phần Lịch sử

1.1.1. Lịch sử là gì?

- Lịch sử và môn Lịch sử là gì?

  • Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ.
  • Lịch sử loài người là toàn bộ những hoạt động của con người trong quá khứ. Lịch sử còn có nghĩa là khoa học tìm hiểu và phục dựng lại những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ.

- Vì sao cần học Lịch sử?

  • Học lịch sử để biết cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước, hiểu được tổ tiên, ông cha đã sống, lao động, đấu tranh như thế nào để có được đất nước như ngày nay.
  • Học lịch sử giúp chúng ta hiểu được những gì nhân loại đã tạo ra trong quá khứ để xây dựng được xã hội văn minh ngày nay
  • Hình thành được ở người học ý thức giữ gìn, phát huy những giá trị tốt đẹp cho con người trong quá khứ để lại.

1.1.2. Thời gian trong lịch sử

Dựa vào quan sát và tính toán, người xưa đã tính được quy luật của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất, Trái Đất quay quanh Mặt Trời và làm ra lịch.

  • Âm lịch là cách tính lịch dựa vào sự chuyển động của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất. Mặt trăng chuyển động một vòng quay quanh Trái Đất được tính là một tháng.
  • Dương lịch là cách tính dựa trên sự chuyển động của Trái Đất quay quanh Mặt Trời. Trái Đất chuyển động một vòng quay quanh Mặt Trời được tính là một năm.

1.1.3. Nguồn gốc loài người

- Quá trình tiến hóa từ vượn thành người

Quá trình tiến hóa từ vượn thành người của người tối cổ trải qua hàng triệu năm,

  • Vượn người: sinh sống khoảng 5-6 triệu năm trước, có thể đi lại bằng hai chi sau, thể tích hộp sọ trung bình là 400cm3.
  • Người tối cổ: sinh sống khoảng 4 triệu năm trước, hoàn toàn đứng bằng hai chân, thể tích hộp sọ trung bình từ 650mđến 1200cm3.
  • Người tinh khôn: sinh sống khoảng 150 000 năm trước. Hình dáng, cấu tạo cơ thể của cơ bản giống người ngày nay, còn được gọi là Người hiện đại. Thể tích hộp sọ trung bình khoảng 1400 cm3.

- Dấu tích của Người tối cổ ở Đông Nam Á

- Dấu tích của Người tối cổ ở Việt Nam

1.1.4. Xã hội nguyên thủy

- Tổ chức xã hội nguyên thủy

Các giai đoạn phát  triển của xã hội nguyên thủy gồm 2 giai đoạn:

  • Giai đoạn đầu là thời kì sinh sống của Người tối cổ, con người sinh sống bầy đàn gồm 5 - 7 gia đình lớn, có sự phân công lao động giữa nam và nữ.
  • Giai đoạn thứ hai là giai đoạn của Người tinh khôn, xã hội được chia thành thị tộc, bộ lạc. Thị tộc gồm vài chục gia đình có quan hệ huyết thống mà đứng đầu là tộc trưởng. Bộ lạc gồm nhiều thị tộc cư trú trên cùng bản địa, người đứng đầu là tù trưởng.

- Đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thủy

  • Đời sống vật chất của người nguyên thủy được thể hiện qua ba phương diện: công cụ lao động, cách thức lao động, địa bàn cư trú
  • Đời sống tinh thần phong phú và đa dạng, trong đó nổi bật là đời sống tâm linh và nghệ thuật.

1.1.5. Chuyển biến về kinh tế, xã hội cuối thời nguyên thủy

- Sự phát hiện ra kim loại và chuyển biến về kinh cuối thời nguyên thủy

- Chuyển biến về xã hội cuối thời nguyên thủy

- Việt Nam cuối thời nguyên thủy

1.1.6. Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại

- Điều kiện tự nhiên của Ai Cập và Lưỡng Hà

  • Ai Cập:  thung lũng hẹp và dài nằm dọc theo lưu vực sông Nin, giáp Địa Trung Hải và Biển Đỏ.
  • Lưỡng Hà: nằm giữa hai con sông Ti-grơ và Ơ-phrát, giáp sa mạc A-ra-bi-an và vịnh Ba-Tư

- Quá trình thành lập nhà nước của người Ai Cập và người Lưỡng Hà

Ai Cập:

  • Vào khoảng 3200 TCN, Mê-nét đã thống nhất các công xã thành nước Ai Cập.
  • Đứng đầu nhà nước là Pha-ra-ông, có quyền lực tối cao và được người dân tôn kính như một vị thần.

Lưỡng Hà:

  • Vào khoảng cuối thiên niên kỉ IV TCN, nhiều quốc gia cổ ở Lưỡng Hà đã ra đời. Về sau, các quốc gia này dần thống nhất thành một vương quốc mạnh, tiêu biểu là vương quốc Ba-bi-lon.
  • Đứng đầu vương quốc là En-si, có quyền lực tối cao, là người ban hành luật pháp, chỉ huy quân đội.

- Những thành tựu văn hóa chủ yếu của Ai Cập và Lưỡng Hà

Cư dân Ai Cập: 

  • Biết làm ra lịch, làm đồng hồ đo bằng ánh sáng mặt trời.
  • Sáng tạo ra âm lịch
  • Kĩ thuật ướp xác chết thuần thục.
  • Biết viết chữ trên giấy
  • Biết tính diện tích hình tam giác, hình tròn
  • Xây dựng công trình kim tự tháp và tượng Nhân sư

- Cư dân Lưỡng Hà:

  • Biết viết chữ trên đất sét
  • Giỏi về số học, sử dụng hệ thống đếm lấy số 60 làm cơ sở.
  • Xây dựng thành Ba-bi-lon và vườn treo Ba-bi-lon.

1.1.7. Ấn Độ cổ đại

- Điều kiện tự nhiên ở lưu vực sông Ấn và sông Hằng

  • Phía bắc là những dãy núi cao như  bức tường thành; phía tây và phía đông là những vùng đồng bằng trù phú được tạo nên bởi sự bồi đắp phù sa của sông Ấn và sông Hằng.

- Chế độ xã hội ở Ấn Độ cổ đại

  • Trong xã hội cổ đại có 4 đẳng cấp, được gọi là chế độ đẳng cấp Vác-na dựa vào sự phân biệt chủng tộc và màu da.

- Những thành tựu văn hóa ở Ấn Độ cổ đại

  • Các thành tựu văn hóa nổi bật ở Ấn Độ: Tôn giáo, Chữ viết và văn học, Khoa học tự nhiên, Kiến trúc và điêu khắc

1.1.8. Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII

- Điều kiện tự nhiên Trung Quốc cổ đại

  • Người Trung Quốc đã xây dựng nền văn minh đầu tiên ở lưu vực sông Hoàng Hà, sau đó mở rộng đến lưu vực sông Trường Giang (Dương Tử).

- Quá trình thống nhất và sự xác lập chế độ phong kiến dưới thời Tần Thủy Hoàng

- Trung Quốc từ nhà Hán đến nhà Tùy

- Một số thành tựu của văn minh Trung Quốc

  • Các thành tựu văn minh Trung Quốc: Tư tưởng, Chữ viết, Văn học và Sử học, Y học, Kĩ thuật, Kiến trúc và điêu khắc

1.1.9. Hy Lạp và La Mã cổ đại

- Điều kiện tự nhiên Hy Lạp và La Mã cổ đại

- Tổi chức nhà nước của Hy Lạp và La Mã cổ đại

- Những thành tựu văn hóa của Hy Lạp và La Mã cổ đại

1.2. Phần Địa lí

1.2.1. Hệ thống kinh vĩ tuyến. Tọa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ

- Kinh tuyến và vĩ tuyến

- Tọa độ địa lí của một điểm trên bản đồ

1.2.2. Các yếu tố cơ bản của bản đồ

- Một số lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới

- Kí hiệu bản đồ và chú giải bản đồ

Kí hiệu bản đồ:

  • 3 loại: kí hiệu điểm, kí hiệu đường và kí hiệu diện tích.
  • 3 dạng: kí hiệu hình học, kí hiệu chữ và kí hiệu tượng hình.

Chú giải bản đồ: gồm hệ thống kí hiệu và giải thích ý nghĩa của các kí hiệu đó để người sử dụng đọc được nội dung bản đồ.

- Tỉ lệ bản đồ

- Phương hướng trên bản đồ

1.2.3. Lược đồ trí nhớ

- Khái niệm

  • Lược đồ trí nhớ là cảm nhận của cá nhân về không gian xung quanh - một nơi nào đấy - người đó đã trải nghiệm.
  • Tồn tại trong trí não con người.

- Cách xây dựng

Để vẽ lược đồ trí nhớ, em thực hiện các bước sau:

  • Hình dung: Nhớ lại và suy nghĩ về nơi sẽ vẽ lược đồ.
  • Sắp xếp không gian: Suy nghĩ về tất cả những hình ảnh sẽ vẽ về nơi đó và sắp xếp chúng lại với nhau trong tư duy của mình.
  • Vị trí bắc đầu: Địa điểm/khu vực được chọn để vẽ lược đồ.

- Cách sử dụng

1.2.4. Trái Đất trong hệ mặt trời. Hình dạng và kích thước của Trái Đất

- Trái Đất trong hệ Mặt Trời

  • Trái Đất nằm ở vị trí thứ 3 trong số 8 hành tinh của hệ Mặt Trời (tính theo khoảng cách xa dần Mặt Trời).

- Hình dạng và kích thước của Trái Đất

  • Trái Đất có dạng hình cầu.
  • Bán kính Xích đạo: 6 378 km.
  • Diện tích bề mặt Trái Đất: hơn 510 km2.

1.2.5. Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả Địa lí

- Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hiện tượng ngày - đêm trên Trái Đất

  • Trái Đất có dạng hình cầu nên chỉ có 1 nửa Trái Đất được chiếu sáng, 1 nửa chìm trong bóng tối. Nửa được chiếu sáng là ban ngày, nửa không được chiếu sáng là ban đêm.
  • Do Trái Đất quay quanh trục nên khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm luân phiên nhau.
  • Trái Đất quay một vòng quanh trục hết 23 giờ 56 phút 4 giây (làm tròn 24 giờ - một ngày đêm).

- Giờ trên Trái Đất

  • Giờ địa phương
  • Giờ khu vực

- Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể

  • Vận động quay quanh trục của Trái Đất sinh ra lực Cô-ri-ô-lit (lực làm lệch hướng chuyển động các vật thể bay/dòng chảy trên Trái Đất).
  • Hướng chuyển động của vật thể ở bán cầu Bắc bị lệch về bên phải, bán cầu Nam lệch về bên trái.

1.2.6. Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các hệ quả địa lí

- Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời

  • Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời trên một quỹ đạo hình e-lip và theo hướng từ tây sang đông.

- Các mùa trên Trái Đất

  • Thời gian mùa của 2 bán cầu ngược nhau.

- Hiện tượng ngày - đêm dài ngắn theo mùa

  • Từ vòng cực đến cực (ở cả 2 bán cầu) có hiện tượng ngày dài suốt 24 giờ (mùa hạ) và đêm dài suốt 24 giờ (mùa đông)

1.2.7. Xác định phương hướng ngoài thực địa

- Xác định phương hướng bằng quan sát Mặt Trời mọc và Mặt Trời lặn

  • Xác định phương hướng bằng quan sát Mặt Trời mọc (buổi sáng)
  • Xác định phương hướng bằng quan sát Mặt Trời lặn (buổi chiều)

- Xác định phương hướng bằng quan sát sự dịch chuyển của bóng nắng

- Xác định phương hướng bằng la bàn

1.2.8. Cấu tạo của Trái Đất. Các mảng kiến tạo. Núi lửa và động đất

- Cấu tạo của Trái Đất

  • Trái Đất được cấu tạo bởi 3 lớp: vỏ Trái Đất, man-ti (lớp giữa), lõi Trái Đất (nhân).

- Các mảng kiến tạo

Bảy mảng kiến tạo lớn bao gồm:

  • Mảng Á - Âu;
  • Mảng châu Phi;
  • Mảng Bắc Mỹ;
  • Mảng Nam Mỹ;
  • Mảng Ấn - Úc;
  • Mảng Thái Bình Dương;
  • Mảng Nam Cực.

- Núi lửa và động đất

- Núi lửa

  • Là hiện tượng xảy ra ở nơi vỏ Trái Đất bị rạn nứt, khối vật chất nóng chảy ở dưới sâu (mac-ma) được đẩy lên theo các khe nứt, chảy tràn trên bề mặt Trái Đất dưới dạng dung nham, kèm theo các khối tro bụi khổng lồ.
  • Nguyên nhân: Sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo.

- Động đất

  • Là hiện tượng tự nhiên xảy ra đột ngột từ một điểm ở dưới sâu trong lòng đất.
  • Nguyên nhân: tác động của những lực bên trong Trái Đất.

1.2.9. Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi

- Quá trình nội sinh

  • Là các quá trình hình thành địa hình có liên quan tới các hiện tượng xảy ra ở lớp man-ti.

- Quá trình ngoại sinh

  • Là các quá trình xảy ra ở trên bề mặt Trái Đất hoặc những nơi không sâu dưới mặt đất.

- Hiện tượng tạo núi

Là kết quả tác động lâu dài, liên tục và đồng thời của nội lực và ngoại lực.

1.2.10. Các dạng địa hình chính. Khoáng sản

- Các dạng địa hình chính: núi, đồng bằng, cao nguyên, đồi, địa hình cac-xtơ

- Khoáng sản:

- Phân loại:

  • Theo trạng thái vật lí: khoáng sản rắn (sắt, nhôm, thiếc,...), khoáng sản lỏng (dầu mỏ, nước ngầm,...) và khoáng sản khí (khí thiên nhiên).
  • Theo thành phần và công dụng: Nhiên liệu (dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, ...), kim loại (sắt, đồng, nhôm, kẽm, ...), phi kim loại (đá vôi xi măng, sét cao lanh, cát thuỷ tinh, ...), nước ngầm (nước khoáng, nước ngầm)

2. Luyện tập

Câu 1

a. Nêu những biểu hiện của sự phát triển giao lưu thương mại giữa các vương quốc phong kiến Đông Nam Á với nước ngoài trong thời gian từ thế kỉ VII đến thế kỉ X.

b. Hoạt động giao lưu thương mại đã tác động như thế nào đến sự phát triển kinh tế của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á?

Câu 2

Trong các ngày 21/3, 22/6, 23/9 và 22/12, tia sáng Mặt Trời lúc giữa trưa chiếu thẳng góc vào các vĩ tuyến nào trên Trái Đất? Tại sao?

Câu 3

Văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc đã ảnh hưởng đến văn hóa Đông Nam Á như thế nào trong những thế kỉ đầu Công nguyên?

Câu 4

Tại sao trên Trái Đất lại có hiện tượng ngày và đêm? Tại sao ngày và đêm lại luân phiên nhau liên tục ở khắp mọi nơi trên Trái Đất?

3. Đáp án

Câu 1

a. Biểu hiện của sự phát triển giao lưu thương mại….

- Thương nhân nhiều nước (Trung Quốc, Ấn Độ…) hoạt động mạnh mẽ ở Đông Nam Á.

- Các vương quốc Đông Nam Á là nơi cung cấp nước ngọt và các sản vật tự nhiên, như: gỗ quý, hương liệu, ngà voi, trầm hương…

- Các vương quốc Đông Nam Á là thị trường tiêu thụ các sản phẩm thủ công, như: len, dạ, đồ đồng, đồ sứ, …

b. Tác động của quá trình giao lưu thương mại…

- Làm xuất hiện một số thương cảng sầm uất, trở thành những điểm kết nối kinh tế giữa các châu lục.

- Nhiều sản phẩm của các quốc gia Đông Nam Á trở nên nổi tiếng, như: hương liệu và gia vị.

- Tuyến đường biển kết nối Á - Âu được hình thành trên vùng biển Đông Nam Á (sau này gọi là Con đường Gia vị).

Câu 2

- Ngày 22/6 Mặt Trời buổi trưa chiếu thẳng góc với vĩ tuyến 23027′B vì lúc đó bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời.

- Ngày 22/12 Mặt Trời buổi trưa chiếu thẳng góc với vĩ tuyến 23027′N vì lúc đó bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời.

- Ngày 21/3 và 23/9 không bán cầu nào ngả về phía Mặt Trời, tia nắng Mặt Trời lúc giữa trưa chiếu thẳng góc với Xích đạo, ánh sáng và nhiệt phân bố đều cho cả hai bán cầu.

Câu 3

- Lĩnh vực tín ngưỡng - tôn giáo:

+ Các hệ tư tưởng - tôn giáo của Ấn Độ, Trung Quốc được du nhập vào Đông Nam Á.

+ Các tôn giáo của Ấn Độ, Trung Quốc khi du nhập vào Đông Nam Á đã có sự dung hợp với tín ngưỡng của cư dân bản địa.

- Lĩnh vực chữ viết:

+ Trên cơ sở hệ thống chữ viết của người Ấn Độ, nhiều nhóm cư dân Đông Nam Á đã tạo ra chữ viết riêng của mình. 

+ Người Việt tiếp thu hệ thống chữ Hán của người Trung Quốc, trên cơ sở đó, tới khoảng thế kỉ XIII, người Việt sáng tạo ra chữ Nôm.

- Lĩnh vực văn học: cư dân nhiều nước Đông Nam Á tiếp thu văn học Ấn Độ để sáng tạo ra những bộ sử thi của dân tộc mình.

- Nghệ thuật kiến trúc - điêu khắc của Đông Nam Á đều chịu ảnh hưởng đậm nét của các tôn giáo như Ấn Độ giáo, Phật giáo.

Câu 4

- Trái Đất có dạng hình khối cầu nên trên bề mặt Trái Đất luôn được Mặt trời chiếu sáng một nửa. Nửa được chiếu sáng là ngày, nửa không được chiếu sáng là đêm.

- Đồng thời Trái đất tự quay quanh trục theo hướng từ tây sang Đông nên mọi nơi bề mặt của Trái Đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng và có hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau.

Trên đây là toàn bộ nội dung Đề cương ôn tập HK1 môn Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều năm 2021-2022. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt!

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF