OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK1 môn GDCD 6 Cánh diều năm 2021-2022

02/12/2021 89.36 KB 2837 lượt xem 41 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20211202/770920305506_20211202_163322.pdf?r=1873
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Hoc247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Đề cương ôn tập HK1 môn GDCD 6 Cánh diều năm 2021-2022 nhằm giúp các em ôn tập kiến thức đã học, cũng như luyện tập và chuẩn bị cho kì thi học kì 1 sắp tới. Mời các em cùng tham khảo nhé!

 

 
 

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK1 MÔN GDCD 6 CÁNH DIỀU

NĂM 2021 – 2022

1. Lý thuyết

1.1. Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ

a. Truyền thống gia đình, dòng họ

- Nhiều gia đình, dòng họ Việt Nam có truyền thống tốt đẹp về: lòng yêu nước, yêu thương con người, hiếu thảo, hiếu học, cần cù lao động, giữ nghề truyền thống,...

b. Ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ

- Hiểu biết và tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ giúp ta có thêm kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống, góp phần làm phong phú truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam.

c. Giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ

- Chúng ta cần tìm hiểu để tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ mình, từ đó, có những việc làm phù hợp với khả năng để phát huy truyền thống

1.2. Yêu thương con người

a. Thế nào là yêu thương con người?

Yêu thương con người là sự quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn.

b. Biểu hiện yêu thương con người

Biểu hiện của tình yêu thương con người thể hiện ở sự đồng cảm, chia sẻ, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau, tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện, biết tha thứ cho lỗi lầm của người khác khi họ sửa chữa, khi cần thiết có thể hi sinh quyền lợi của bản thân vì người khác,...

c. Giá trị của yêu thương con người

- Tình yêu thương con người mang lại niềm vui, sự tin tưởng vào bản thân và cuộc sống, giúp đỡ con người thêm sức mạnh vượt qua khó khăn, hoạn nạn, làm cho mối quan hệ giữa con người với con người thêm gần gũi gắn bó, góp phần xây dựng cộng đồng an toàn, lành mạnh và tốt đẹp hơn.

- Người biết yêu thương con người sẽ được mọi người yêu quý và kính trọng. Yêu thương con người là truyền thống quý báu của dân tộc, cần được giữ gìn và phát huy.

1.3. Siêng năng, kiên trì

a. Thế nào là siêng năng, kiên trì?

- Siêng năng là tính cách làm việc tự giác, cần cù, chịu khó, thường xuyên của con người.

- Kiên trì là tính cách làm việc miệt mài, quyết tâm giữ và thực hiện ý định đến cùng, dù gặp khó khăn, trở ngại cũng không nản chí.

b. Biểu hiện của siêng năng, kiên trì

- Biểu hiện của siêng năng, kiên trì: Đi học đều, chăm chỉ học hành, kiên trì phấn đấu đạt mục tiêu học tập, chăm làm việc không ngại khó, làm việc một cách thường xuyên, liên tục, kiên trì, dù gặp khó khăn trở ngại cũng không nản chí, quyết tâm phấn đấu đạt mục địch cuộc sống.

c. Ý nghĩa của siêng năng, kiên trì

- Siêng năng, kiên trì giúp con người thành công, hạnh phúc trong cuộc sống.

1.4. Tôn trọng sự thật

a. Biểu hiện của tôn trọng sự thật

- Tôn trọng sự thật là công nhận cái có thật, đã và đang diễn ra trong thực tế, suy nghĩ, nói và làm theo đúng sự thật.

- Biểu hiện: Học sinh nói đúng sự thật với thầy cô, bạn bè và những người xung quanh, người dân nói thật, cung cấp đúng thông tin với những người có trách nhiệm, nhận xét, đánh giá đúng sự thật, dù có thể không có lợi cho mình.

b. Vì sao phải tôn trọng sự thật?

- Tôn trọng sự thật giúp chúng ta hiểu rõ về sự việc, hiện tượng từ đó có cái nhìn đúng để giải quyết tốt mọi công việc.

- Người tôn trọng sự thật là người thẳng thắn, trung thực, được mọi người tin tưởng, kính trọng

1.5. Tự lập

a. Sống tự lập

- Tự lập là tự làm lấy các công việc bằng khả năng và sức lực của mình.

- Tự lập không có nghĩa là biệt lập, chỉ biết đến mình, không cần quan hệ với ai, không nhờ ai giúp đỡ việc gì.

b. Biểu hiện của tính tự lập

- Biểu biện của tự lập:

+ Tự tin, tự làm lấy việc của mình.

+ Bản lĩnh, tự mình tìm cách vượt qua khó khăn.

+ Có ý chí nỗ lực phấn đấu, kiên trì, bền bỉ thực hiện kế hoạch đã đề ra.

- Biểu hiện trái với tự lập:

+ Ỷ lại, dựa dẫm vào người khác

+ Trông chờ vào may rủi

+ Sống biệt lập, chỉ biết đến mình, không cần quan hệ, không nhờ ai giúp đỡ việc gì.

c. Ý nghĩa của tự lập

- Tự lập là một trong những đức tính tốt của con người, giúp chúng ta làm chủ được suy nghĩ và tự chịu trách nhiệm trước những việc mình làm.

- Rèn luyện và hình thành tính tự lập vô cùng cần thiết, bởi nó không chỉ giúp chúng ta tự tin, bản lĩnh, giải quyết các công việc hiệu quả và làm chủ được cuộc sống mà còn nhận được sự kính trọng của mọi người.

1.6. Tự nhận thức bản thân

a. Tự nhận thức bản thân

- Tự nhận thức bản thân là tự nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu, đặc điểm riêng của mình để từ đó hoàn thiện bản thân.

b. Ý nghĩa của tự nhận thức bản thân

- Tự nhận thức đúng đắn về bản thân giúp chúng ta tin tưởng vào những giá trị của mình để phát huy những ưu điểm, hạn chế nhược điểm và kiên định những mục tiêu đặt ra.

c. Các cách tự nhận thức bản thân

- Tự suy nghĩ, phân tích, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, sở thích, tính cách cá nhân của bản thân.

- So sánh những nhận xét, đánh giá của người khác về mình với tự nhận xét, tự đánh giá của bản thân.

- So sánh mình với những tấm gương người tốt, việc tốt để thấy mình cần phát huy và cần cố gắng điều gì.

- Lập kế hoạch phát huy ưu điểm và sửa chữa nhược điểm của bản thân.

2. Bài tập

Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây

Câu 1. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta là

A. truyền thống đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.

B. truyền thống làm bánh chưng, bánh dày.

C. truyền thống yêu nước.

D. truyền thống làm bánh trôi.

Câu 2. Những giá trị tốt đẹp mà gia đình, dòng họ đã tạo ra, được phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác được gọi là

A. truyền thống

B. hiếu thảo.

C. giá trị tinh thần.

D. nhân nghĩa, thủy chung.

Câu 3. Phong tục, tập quán đã lỗi thời, lạc hậu, làm cản trở tiến trình phát triển được gọi là

A. truyền thống

B. phong tục.

C. điều tốt đẹp.

D. hủ tục.

Câu 4. Câu tục ngữ: Đi một ngày đàng học một sàng khôn nói về truyền thống nào?

A. Truyền thống yêu nước.

B. Truyền thống tôn sư trọng đạo.

C. Truyền thống hiếu học.

D. Truyền thống đoàn kết chống giặc ngoại xâm.

Câu 5. Gia đình An luôn động viên con cháu trong gia đình theo ngành Y để làm nghề làm thuốc Nam. Việc làm đó thể hiện điều gì?

A. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

B. Yêu thương con cháu.

C.Giúp đỡ con cháu.

D. Quan tâm con cháu.

Câu 6. Tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng được gọi là?

A. Gia đình hạnh phúc.

B. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

C. Gia đình văn hóa.

D. Gia đình đoàn kết.

Câu 7. Bản thân em đã làm những việc gì để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

A. Quảng bá về ngành nghề truyền thống của quê hương, vừa giữ gìn nét đẹp quê hương.

B. Bán lại bí quyết làm món ăn ngon cho người nhiều tiền.

C. Làm giàu bằng mọi cách.

D. Xấu hổ vì sự nghèo nàn của quê hương.

Câu 8. Quê H. là một vùng quê nghèo khó. Bao đời này, trong dòng họ của H. chưa có ai đỗ đạt cao và làm chức vụ gì quan trọng. H. không muốn giới thiệu quê hương và dòng họ mình với bạn bè. H. cảm thấy xấu hổ về đất quê nghèo và dòng họ của mình. Em có đồng tình với cách nghĩ của H. không? Vì sao?

A. Có, vì quê hương H.cũng như dòng họ của H. chẳng có gì đáng nói.

B. Phân vân. Có thể H. suy nghĩ vừa đúng vừa sai.

C. Không, vì quê hương nào và dòng họ nào cũng có truyền thống tốt đẹp.

D. Có, vì vùng quê của H. là một vùng quê nghèo khó, dòng họ của H. chẳng có ai đỗ đạt cao.

Câu 9. Gia đình Tuấn có truyền thống yêu nước, ông của bạn là lão thành cách mạng, bố đang làm việc trong quân đội. Tuấn rất tự hào về truyền thống gia đình mình nhưng lại muốn trở thành một doanh nhân, bởi theo Tuấn làm công việc gì mà có đóng góp cho đất nước cũng là tiếp nối truyền thống của gia đình. Tùng phản đối và cho rằng Tuấn phải tiếp nối công việc, nghề nghiệp được truyền từ đời ông, cha đến nay mới là tiếp nối truyền thống của gia đình? Em đồng ý với suy nghĩ và việc làm của bạn nào?

A. Em đồng ý với suy nghĩ và việc làm bạn Tùng.

B. Em đồng ý với suy nghĩ của bạn Tuấn.

C. Em đồng ý với cả 2 suy nghĩ và việc làm của bạn Tùng và Tuấn.

D. Em đang phân vân không biết đồng ý với suy nghĩ và việc làm của bạn nào.

Câu 10. Để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ chúng ta cần phải làm gì?

A. Chăm ngoan, học giỏi.

B. Kính trọng, giúp đỡ ông bà.

C. Sống trong sạch, lương thiện.

D. Làm hết các bài tập mà cô giáo giao cho.

Câu 11. Biểu nào dưới đay thể hiện lòng yêu thương con người?

A. Thù hận.

B. Thờ ơ, lạnh nhạt trước nỗi khổ đau của người khác

C. Mâu thuẫn.

D. Quan tâm, chia sẻ tới người khác.

Câu 12. Trong các câu tục ngữ, thành ngữ sau, câu nào nói vẻ tình yêu thương con người?

A.Kiến tha lâu cũng đầy tổ.

B. Lá lành đùm lá rách.

C. Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời.

D. Có công mài sắt có ngày nên kim

Câu 13. Câu tục ngữ: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” nói đến điều gì?

A. Tinh thần yêu nước.

B. Đức tính tiết kiệm.

C. Lòng yêu thương con người.

D. Tinh thần đoàn kết.

Câu 14. Yêu thương con người sẽ nhận được điều gì?

A. Mọi người yêu quý và kính trọng.

B. Mọi người kính nể và yêu quý.

C. Mọi người coi thường.

D. Mọi người khen ngợi.

Câu 15. Đối với các hành vi: Chửi rủa, đánh đập người khác chúng ta cần phải làm gì?

A. Làm theo.

B. Cổ vũ nhiệt tình.

C. Không quan tâm.

D. Lên án, tố cáo.

Câu 16. Em hãy cho biết, trong những hành vi sau đây hành vi nào không thể hiện tình yêu thương con người?

A. Vân bị ốm phải xin phép nghỉ học ở nhà một tuần. Chi đội lớp 7 A cử Toàn chép và giảng bài cho Vân sau mỗi buổi học, nhưng bạn Toàn không đồng ý với lí do Vân không phải là bạn thân của Toàn

B. Bé Thuý ở nhà một mình, chẳng may bị ngã. Long đi học về qua thấy vậy đã vào băng bó vết thương cho Thuý và mời thầy thuốc đến khám cho em.

C. Mẹ bạn Hải không may bị ốm, Nam biết tin đã rủ một bạn khác tới thăm hỏi; chăm sóc mẹ bạn Hải.

D. An luôn giúp đỡ người khác.

Câu 17. Khi có một người lầm đường lạc lối biết ăn năn hối cải, chúng ta cần làm gì?

A. Xua đuổi.

B. Thờ ơ.

C. Phê bình nghiêm khắc.

D. Khoan dung.

Câu 18. Nghĩa của câu tục ngữ Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ là

A. khi trong gia đình, trong tập thể có một người gặp chuyện không may thì những người còn lại cũng lo lắng không yên.

B. thể hiện tình yêu thương của anh chị em trong gia đình, giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh.

C. tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau những lúc khó khăn hoạn nạn

D. trong khó khăn càng thấy rõ tình thản đoàn kết, yêu thương gắn bó.

Câu 19. Lòng yêu thương con người

A. xuất phát từ tấm lòng chân thành, vô tư, trong sang.

B. xuất phát từ mục đích.

C. làm tổn hại đến người khác.

D. hạ thấp giá trị con người.

Câu 20. Trong những việc sau, việc nào nên làm, việc nào không nên làm? Vì sao?

A. Không chơi với những bạn cùng lớp có hoàn cảnh khó khăn.

B. Nâng giá một số hàng hoá khi xảy ra dịch bệnh.

C. Quyên góp ủng hộ đồng bào lũ lụt

D. Hạn chế đưa chất độc hại vào thực phẩm đề kinh doanh, buôn bán,..

Câu 21. Vào lúc rảnh rỗi C thường sang nhà V dạy bạn V học vì bạn V là người khuyết tật không thể đến trường học được. Em thấy bạn C là người như thế nào?

A. C là người sống giản dị.

B. C là người trung thực

C. C là người có lòng tự trọng.

D. C là người có lòng yêu thương mọi người.

Câu 22. Gia đình bạn H là gia đình nghèo, bố bạn bị bệnh hiểm nghèo. Nhà trường miễn học phí cho bạn, lớp tổ chức đi thăm hỏi, động viên ban. Hành động đó thể hiện điều gì?

A. Tinh thần đoàn kết.

B. Lòng yêu thương mọi người.

C. Tinh thần yêu nước.

D. Lòng trung thành.

Câu 23. Sau buổi học, Bình và Thân cùng đi bộ vẻ nhà. Bỗng có một người phụ nữ lại gần hỏi thăm đường. Bình định dừng lại thì Thân kéo tay Bình: “Thôi mình về đi, muộn rồi, chỉ đường cho người khác không phải là việc của mình”. Bình đi theo Thân nhưng chân cứ như đừng lại không muốn bước. Em hãy nhận xét hành động của Bình và Thân?

A. Hành động của Bình là đúng đắn.

B. Hành động của Thân là không đúng.

C. Hành động của Bình là không đúng.

D. Hành động của Bình và Thân đều không nên.

Câu 24. Trên đường đi học, em thấy bạn cùng trường bị xe hỏng phải dắt bộ, trong khi đó chỉ còn 15 phút nữa là vào lớp. Trong tình huống này em sẽ làm gì?

A. Phóng xe thật nhanh đến trường không sẽ muộn học.

B. Coi như không biết vì không lien quan đến mình.

C. Trêu tức bạn.

D. Đèo bạn mang xe đi sửa sau đó đèo bạn đến trường.

Câu 25. “Không ai sinh ra đã căm ghét người khác bởi vì màu da, xuất thân hay tôn giáo. Con người phải học để hận thù, và nếu họ có thể học được hận thù, họ cũng có thể được dạy biết..........., vì .............đến với trái tim con người tự nhiên hơn là thứ tình cảm đối lập với nó - Nelson Mandela”. Điền từ thích hợp vào chỗ chấm…

A. yêu thương, tình yêu thương

B. nhân ái, lòng nhân ái

C. nhân từ, lòng nhân từ

D. tốt bụng, lòng tốt

Câu 26. Biểu hiện của siêng năng, chăm chỉ là

A. học thuộc bài và soạn bài trước khi đến lớp.

B. không học bài cũ.

C. bỏ học chơi game.

D. đua xe trái phép.

Câu 27. Câu tục ngữ: Có công mài sắt có ngày nên kim nói về?

A. đức tính khiêm nhường.

B. đức tính tiết kiệm.

C. đức tính siêng năng.

D. đức tính trung thực.

Câu 28. Siêng năng, kiên trì sẽ giúp chúng ta

A. thành công trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.

B. yêu đời hơn.

C. sống có ích.

D. tự tin trong công việc.

Câu 29. Câu tục ngữ nói về siêng năng, kiên trì là:

A. Lá lành đùm lá rách.

B. Kiến tha lâu cũng đầy tổ

C. Một con ngựa đau cả tầu bỏ cỏ..

D. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Câu 30. Trường hợp nào sau đây chưa có đức tính siêng năng?

A. Ngày nào được bố mẹ động viên bằng tiền thưởng, Tấn mới học siêng năng và có hiệu quả.

B. Sau khi khỏi ốm, Hồng bắt tay ngay vào việc chép bài học đã vắng.

C. Ngoài những giờ đến lớn và học bài ở nhà, Hoa luôn phụ giúp mẹ làm việc nhà.

D. Khi đã giải xong toán, Kiên thường suy nghĩ để tìm thêm cách giải hay hơn.

Câu 31. Biểu hiện không siêng năng, kiên trì đối với học sinh là

A. đi học chuyên cần.

B. chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

C. chăm chỉ làm việc nhà.

D. ngày chủ nhật có thể ngủ dậy muộn.

Câu 32. Cứ thấy phim hay trên ti vi, Thành lại dừng công việc học tập để xem. Em thấy Thành là người như thế nào?

A. Tiết kiệm.

B. Vô tâm.

C. Lười biếng, ỉ lại.

D. Siêng năng, kiên trì.

Câu 33. Không siêng năng, kiên trì trong cuộc sống và lao động sẽ mang lại điều gì?

A.Có cuộc sống nghèo khổ, thiếu thốn.

B.Trở thành người có ích cho xã hội.

C.Có cuộc sống hạnh phúc, ý nghĩa.

D. Dễ dàng thành công trong cuộc sống.

Câu 34. Kiên trì là

A. miệt mài làm việc.

B. tự giác làm việc.

C. thường xuyên làm việc.

D. quyết tâm đến cùng.

Câu 35. Để đạt kết quả cao trong học tập, em cần phải làm gì?

A. Chép bài của bạn để đạt điểm cao.

B. Chỉ làm những bài tập cô cho về nhà, không cần thiêt chuẩn bị bài mới.

C. Chăm chỉ học tập và không chơi la cà.

D. Học thuộc lòng trong quyển sách hướng dẫn giải bài tập.

Câu 36. Dù nhà cách trường 2 km, phải đi bộ đến trường, nhưng ngày nào Thắng cũng đi học đúng giờ. Việc làm của Thắng thể hiện

A. sự tự tin.

B. lòng yêu thương con người.

C. truyền thống tốt đẹp của gia đình.

D. không ngại khó khăn gian khổ.

Câu 37. Để chuẩn bị cho bài kiểm tra tuần tới, T. (ngồi cạnh) rủ em chia đôi bài ra học cho đỡ vất vả và để giờ kiểm tra cùng làm bài vừa nhanh, vừa hiệu quả. Em sẽ làm gì?

A. Đồng ý với ý kiến của T. và cùng thực hiện việc đó.

B. Không nhận lời vì sợ cô giáo phát hiện.

C. Không đồng ý với ý kiến của T. nhưng không nói gì.

D. Giải thích cho T. hiểu học không phải chỉ làm bài kiểm tra.

Câu 38. Buổi tối bạn N cảm thấy rất buồn ngủ dù còn nhiều bài tập chưa làm. Do thời tiết lạnh lại buồn ngủ nên N đắp chăn đi ngủ còn bài tập về nhà hôm sau bạn N đến lớp chép. Hành động của N thể hiện điều gì?

A. Vô tâm.

B. Lười biếng.

C. Vô tư.

D. Trung thực, thẳng thắn.

Câu 39. Trong giờ kiểm tra môn Toán em thấy bạn D đang chép tài liệu. Trong trường hợp này em sẽ làm gì?

A. Nhắc nhở bạn để bạn rút kinh nghiệm.

B. Báo với cô giáo bộ môn để bạn bị đánh dấu bài.

C. Đi nói xấu bạn với các bạn trong lớp.

D. Đồng tình với việc làm của D.

Câu 40. Bác Hồ từng dạy thanh niên: “Không có việc gì khó/Chỉ sợ lòng không bền/ Đào nói và lấp biển/Quyết chí ắt làm nên”. Lời dạy của Bác thể hiện điều gì?

A. Chúng ta cần phải biết xây dựng tình đoàn kết dân tộc.

B. Chúng ta cần phải chung sức, đồng lòng chống lại mọi kẻ thù xâm lược.

C. Chúng ta cần xây dựng đất nước giàu mạnh, sánh ngang với các cường quốc trên thế giới.

D. Bất cứ việc gì, dù khó khăn gian khổ, nếu chúng ta có lòng quyết tâm, chúng ta sẽ đạt được thành quả mình mong muốn.

3. Đáp án

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

C

A

D

C

A

B

A

C

B

C

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

D

B

C

A

D

A

D

A

A

C

Câu

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

Đáp án

D

B

D

D

A

A

C

A

B

A

Câu

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

Đáp án

D

C

A

D

C

D

D

B

A

D

---

Trên đây là toàn bộ nội dung Đề cương ôn tập HK1 môn GDCD 6 Cánh diều năm 2021-2022. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt!

ADMICRO
NONE
OFF