OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 8 Kết nối tri thức năm 2023-2024

14/12/2023 394.55 KB 146 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2023/20231214/75398374071_20231214_170925.pdf?r=4362
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 8 Kết nối tri thức năm 2023-2024 sẽ giúp các bạn học sinh ôn tập, củng cố lại toàn bộ kiến thức sách Kết nối tri thức môn Công nghệ. Đề cương bao gồm đầy đủ các kiến thức kèm bài tập để các em học sinh chuẩn bị cho bài thi học kì 1 lớp 8 đạt kết quả cao.

 

 
 

1. ÔN TẬP LÝ THUYẾT

1.1. Vẽ kĩ thuật

1.1.1. Một số tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật

- Khổ giấy của các bản vẽ kĩ thuật được quy định trong tiêu chuẩn TCVN 7285:2003. Cách tạo các khổ giấy chính nhỏ hơn từ khổ giấy lớn là chia đôi một khổ giấy theo chiều dài sẽ được 2 tờ của khổ giấy nhỏ hơn.

- Tỉ lệ là tỉ số giữa kích thước dài đo được trên hình biểu diễn của vật thể và kích thước thực tương ứng trên vật thể đó.

- Nét vẽ: Một số loại nét vẽ thường dùng

Một số loại nét vẽ thường dùng

- Ghi kích thước

+ Để ghi được một kích thước, thường có 3 thành phần: đường gióng, đường kích thước và giá trị kích thước.

+ Các giá trị kích thước được đặt phía trên đường kích thước trong trường hợp đường kích thước nằm ngang.

+ Trường hợp đường kích thước thẳng đứng thì chính là trường hợp đường kích thước nằm ngang xoay đi 90° ngược chiều kim đồng hồ.

1.1.2. Hình chiếu vuông góc

- Phương pháp các hình chiếu vuông góc

+ Phương pháp các hình chiếu vuông góc là một phương pháp dùng các hình chiếu vuông góc để biểu diễn hình dạng và kích thước của vật thể. 

+ Mặt phẳng hình chiếu là một mặt phẳng nằm ngang, hướng chiếu thẳng đứng và hướng về phía mặt phẳng hình chiếu, đoạn thẳng nối một điểm với hình chiếu của điểm đó nằm trên tia chiếu song song với hướng chiếu.

Hình 1. Phép chiếu vuông góc

+ Hình chiếu vuông góc lên các mặt phẳng hình chiếu đứng, bằng, cạnh lần lượt được gọi là hình chiếu đứng, bằng và cạnh.

+ Mở mặt phẳng hình chiếu đứng xuống dưới và mặt phẳng hình chiểu cạnh sang phải để các mặt phẳng hình chiếu trùng nhau. Kết quả là hình chiếu bằng ở bên dưới hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng. Hình chiếu bằng nằm trên đường giống thẳng đứng từ hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh nằm trên đường gióng nằm ngang từ hình chiếu đứng.

Vị trị các hình chiếu vuông góc

Hình 2. Vị trị các hình chiếu vuông góc

- Hình chiếu vuông góc của khối đa diện

- Hình chiếu vuông góc của khối tròn xoay

- Hình chiếu vuông góc của vật thể đơn giản

1.1.3. Bản vẽ kĩ thuật

a. Bản vẽ chi tiết

- Bản vẽ chi tiết là bản vẽ kĩ thuật thể hiện thông tin của một chi tiết, được sử dụng để chế tạo và kiểm tra.

- Đọc một bản vẽ chi tiết theo trình tự:

+ Bước 1. Khung tên

+ Bước 2. Hình biểu diễn

+ Bước 3. Kích thước

+ Bước 4. Yêu cầu kĩ thuật

b. Bản vẽ lắp

- Bản vẽ lắp là bản vẽ kĩ thuật thể hiện một sản phẩm gồm nhiều chi tiết lắp ráp tạo thành. 

- Khi đọc bản vẽ lắp, thường theo trình tự trình bày:

+ Bước 1. Khung tên

+ Bước 2. Bảng kê

+ Bước 3. Hình biểu diễn

+ Bước 4. Kích thước

+ Bước 5. Phân tích các chi tiết

+ Bước 6. Tổng hợp

c. Bản vẽ nhà

- Bản vẽ nhà là bản vẽ kĩ thuật, được dùng trong thiết kế và thi công xây dựng ngôi nhà.

- Trình tự đọc bản vẽ ngôi nhà được trình bày như sau:

+ Bước 1. Khung tên

+ Bước 2. Hình biểu diễn

+ Bước 3. Kích thước

+ Bước 4. Các bộ phận

1.2. Cơ khí

1.2.1. Vật liệu cơ khí

- Khái quát về vật liệu cơ khí

+ Vật liệu cơ khí bao gồm các nguyên vật liệu dùng trong ngành cơ khí để tạo nên các sản phẩm.

+ Vật liệu cơ khí rất đa dạng và phong phú.

+ Vật liệu cơ khí có các tính chất cơ bản như: tính chất vật lí, tính chất hoá học và tính chất công nghệ.

- Các loại vật liệu cơ khí thông dụng

Căn cứ vào tính chất vật liệu cơ khí chia làm hai nhóm: vật liệu kim loại và vật liệu phi kim loại.

Sơ đồ phân loại vật liệu kim loại

Hình 4. Sơ đồ phân loại vật liệu kim loại

1.2.2. Truyền và biến đổi chuyển động

- Một số cơ cấu truyền chuyển động

+ Truyền chuyển động là truyền và biến đổi tốc độ giữa các bộ phận của máy đặt xa nhau.

+ Một số cơ cấu truyền chuyển động bao gồm: truyền động ma sát, truyền động ăn khớp.

- Một số cơ cấu biến đổi chuyển động

+ Biến đổi chuyển động là từ một chuyển động ban đầu biến đổi thành các chuyển động khác. 

+ Một số cơ cấu biến đổi chuyển động bao gồm: cơ cấu tay quay con trượt, cơ cấu tay quay thanh lắc, ...

- Tháo lắp và tính toán tỉ số truyền của một số bộ truyền và biến đổi chuyển động

1.2.3. Gia công cơ khí bằng tay

- Một số phương pháp gia công cơ khí bằng tay

+ Vạch dấu là xác định ranh giới giữa chi tiết cần gia công với phần lượng dư hoặc xác định vị trí tương quan các bề mặt.

+ Cắt kim loại bằng cưa tay là một dạng gia công thô, dùng lực tác động làm cho lưỡi cưa chuyển động qua lại để cắt vật liệu.

+ Đục kim loại là bước gia công thô, thường được sử dụng khi lượng dư gia công lớn hơn 0,5 mm. 

+ Dũa để làm mòn chi tiết đến kích thước mong muốn hoặc dũa dùng để tạo độ nhẵn, phẳng trên các bề mặt nhỏ. Tuỳ theo các bề mặt cần gia công mà chọn các loại dũa phù hợp.

- Dụng cụ gia công cơ khí cầm tay

+ Dụng cụ cơ khí cầm tay là những dụng cụ thường có kích thước nhỏ gọn, dễ cầm nắm. 

+ Dụng cụ gia công cơ khí cầm tay bao gồm: dụng cụ lấy dấu, búa, đục, cưa, dũa,...

Một số dụng cụ gia công

Hình 5. Một số dụng cụ gia công

1.2.4. Ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí

- Đặc điểm một số ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực cơ khí

+ Kĩ sư cơ khí: tiến hành nghiên cứu, tư vấn, thiết kế và sản xuất trực tiếp máy móc, thiết bị, hệ thống công nghiệp, máy bay, tàu thuỷ; tư vấn, chi đạo vận hành, bảo trì và sửa chữa; nghiên cứu và tư vấn về các khía cạnh cơ học của vật liệu, sản phẩm hoặc quy trình cụ thể.

+ Kĩ thuật viên kĩ thuật cơ khí: thực hiện các nhiệm vụ kĩ thuật để hỗ trợ nghiên cứu kĩ thuật cơ khí và thiết kế, sản xuất, lắp ráp, xây dựng, vận hành, bảo trì và sửa chữa máy móc, linh kiện và thiết bị cơ khí.

+ Thợ cơ khí và sửa chữa máy móc: lắp ráp, lắp đặt, bảo trì, sửa chữa động cơ, xe cộ, máy móc nông nghiệp hoặc công nghiệp và thiết bị cơ khí tương tự.

- Một số yêu cầu của người lao động trong lĩnh vực cơ khí

+ Để làm việc trong lĩnh vực cơ khí, người lao động phải biết sử dụng, vận hành các loại dụng cụ, thiết bị.

+ Biết đọc bản vẽ, phân tích yêu cầu kĩ thuật, lập quy trình công nghệ và chế tạo, lắp ráp, sửa chữa các loại đồ gá, khuôn mẫu, máy móc thiết bị.

+ Biết phân tích, giải quyết các vấn đề kĩ thuật chuyên môn.

+ Biết sử dụng các phần mềm phục vụ thiết kế, mô phỏng và chế tạo.

+ Môi trường làm việc của công nhân ngành cơ khí nói chung là khắc nghiệt (môi trường nóng bức, nhiều tiếng ồn, công việc nặng nhọc,... ). 

+ Người lao động cần có sức khoẻ tốt.

- Tìm hiểu về sự phù hợp của bản thân với ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí

+ Có quan tâm và muốn tìm hiểu về nghề nào không?

+ Có muốn theo đuổi nghề nào không?

+ Có thể thực hiện tốt hoạt động liên quan đến cơ khí không?

+ Có dễ dàng trình bày về các vấn đề liên quan đến cơ khí không?

1.2.5. Dự án: Gia công chi tiết bằng dụng cụ cầm tay

- Nhiệm vụ

- Tiến trình thực hiện

- Đánh giá

2. CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Nêu nội dung của phương pháp hình chiếu vuông góc?

2. Nêu đặc điểm các hình chiếu của: hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ tam giác đều và hình chóp tứ giác đều.

3. Đối với khối đa diện đều, cần bao nhiêu hình chiếu để đủ biểu diễn hình dạng và kích thước?

4. Nêu đặc điểm các hình chiếu của: hình trụ, hình nón, hình cầu.

5. Để biểu diễn một khối tròn xoay, cần bao nhiêu hình chiếu?

6. Nếu các bước vẽ hình chiếu vuông góc của vật thể.

7. Nêu trình tự đọc bản vẽ chi tiết.

8. Nêu cách đọc bản vẽ chi tiết để hiểu hình dáng chi tiết.

9. Nêu trình tự đọc bản vẽ lắp.

10. Nêu trình tự đọc bản vẽ nhà.

11. Trình bày được phương pháp nhận biết một số vật liệu thông dụng và nêu phạm vi ứng dụng của chúng.

12. Dựa vào dấu hiệu nào để nhận biết vật liệu kim loại và vật liệu phi kim loại thông dụng?

13. Nêu cấu tạo, nguyên lí làm việc và ứng dụng của bộ chuyển động đai và xích.

14. Nêu những điểm giống và khác nhau của cơ cấu tay quay con trượt và cơ cấu tay quay thanh lắc.

15. Em hãy đếm số răng của đĩa xích và lip xe đạp trong gia đình em, từ đó tính toán tỉ số truyền của bộ xích xe đạp đó.

16. Nêu những đặc điểm cơ bản của một số ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực cơ khí.

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 8 Kết nối tri thức năm 2023-2024Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF