OPTADS360
NONE
YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo năm 2023-2024

15/12/2023 953.71 KB 343 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2023/20231215/795852889748_20231215_082902.pdf?r=5238
ADMICRO/
Banner-Video

Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo năm 2023-2024 sẽ giúp các bạn học sinh ôn tập, củng cố lại toàn bộ kiến thức sách Kết nối tri thức môn Công nghệ. Đề cương bao gồm đầy đủ các kiến thức kèm bài tập để các em học sinh chuẩn bị cho bài thi học kì 1 lớp 8 đạt kết quả cao.

 

 
 

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Vẽ kĩ thuật

1.1.1. Tiêu chuẩn bản vẽ kĩ thuật

a. Khổ giấy

b. Tỉ lệ

Tỉ lệ trên các bản vẽ kĩ thuật theo TCVN 7286:2003 (ISO 5455:1979) bao gồm tỉ lệ thu nhỏ (1:2; 1:5; 1:10;...), tỉ lệ nguyên hình (1:1), và tỉ lệ phóng to (2:1; 5:1; 10:1;...).

c. Đường nét: nét liền đậm, nét liền mảnh, nét đứt mảnh, nét gạch chấm mảnh.

d. Ghi kích thước.

Ghi kích thước trên bản vẽ theo TCVN 7583-1:2006 (ISO 129-1:2004).

- Đường kích thước vẽ song song với phần từ được ghi kích thước, đầu đường kích thước có mũi tên.

- Đường gióng kích thước thường vuông góc với đường kích thước và vượt quá đường kích thước khoảng 2-4 mm.

- Chữ số kích thước ghi trên đường kích thước, chỉ trị số kích thước thực, không phụ thuộc vào tỉ lệ bản vẽ.

- Kí hiệu Ø và R được sử dụng để ghi kích thước đường kính của đường tròn và bán kính của cung

1.1.2. Hình chiếu vuông góc

a. Các hình chiếu

Các hình chiếu nhận được trên các MPHC tương ứng với các hướng chiếu như sau:

- Hình chiếu đứng: chiếu từ phía trước.

- Hình chiếu bằng: chiếu từ phía trên xuống.

- Hình chiếu cạnh: chiếu từ phía trái sang.

b. Quy trình vẽ hình chiếu vật thể đơn giản:

1.1.3. Bản vẽ kĩ thuật

a. Trình tự đọc bản vẽ chi tiết:

b. Trình tự đọc bản vẽ lắp:

c. Trình tự đọc bản vẽ nhà:

1.2. Cơ khí

1.2.1. Vật liệu cơ khí

a. Vật liệu kim loại

- Kin loại đen:

+ Kim loại đen bao gồm sắt, carbon và một số nguyên tố khác. Thép và gang là hai loại chính của kim loại đen, phân biệt bởi tỉ lệ carbon. Tỉ lệ carbon càng cao thì vật liệu càng cứng và giòn.

+ Kim loại đen có độ cứng, chắc, từ tính và dễ bị gỉ sét.

+ Kim loại đen được sử dụng trong xây dựng, chế tạo các chi tiết máy và dụng cụ gia đình.

- Kim loại màu

+ Các kim loại không chứa sắt được gọi là kim loại màu: nhôm, đồng, bạc, thiếc, kẽm,...

+ Kim loại màu có tính chống ăn mòn cao, dễ gia công, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, ít bị gỉ sét so với kim loại đen.

+ Hợp kim kim loại màu được dùng để sản xuất nhiều sản phẩm, ví dụ: lõi dây dẫn điện, bộ phận xe hơi, nồi, chảo.

b. Vật liệu phi kim loại.

- Tính chất đặc trưng của vật liệu phi kim loại: không bị oxy hóa, không dẫn điện, không dẫn nhiệt và ít bị mài mòn.

- Vật liệu phi kim loại phổ biến: chất dẻo (nhựa) và cao su.

1.2.2. Gia công cơ khí

a. Đo và gạch dấu

- Dụng cụ đo: Thước lá, thước cuộn, thước cặp, thước đo góc.

- Dụng cụ gạch dấu gồm mũi vạch và chấm dấu.

- Các bước đo và vạch dấu

* Các bước thực hiện

Đo kích thước bằng thước lá

+ Bước 1. Đo kích thước của các  mẫu vật đã được chuẩn bị. 

+ Bước 2. Đọc trị số kích thước.

Đo kích thước bằng thước cặp

+ Bước 1. Chuẩn bị thước và vật cần đo:

+ Bước 2. Đo kích thước vật cần đo:

+ Bước 3. Đọc trị số

Vạch dấu trên mặt phẳng

+ Bước 1. Bối với hoặc phấn màu lên bề mặt phôi.

+ Bước 2. Kết hợp các dụng cụ đo thích hợp để vẽ hình dạng của chi tiết lên phôi.

+ Bước 3. Vạch các đường bao của chi tiết hoặc dùng chấm dấu chấm theo đường bao.

b. Cưa

- Cắt kim loại bằng cưa tay là một dạng gia công thô nhằm cắt vật thể thành từng phần, cắt bỏ phần thừa hoặc cắt rãnh.

- Các bước thực hiện

c. Đục

- Đục là bước gia công thô, thường được sử dụng khi lượng dư gia công lớn hơn 0,5 mm. Dụng cụ đục thường được làm bằng thép để lưỡi cắt có độ cứng cao.

- Quy trình đục

d. Dũa

- Dũa tạo độ nhẵn, phẳng trên bề mặt nhỏ, không thực hiện được trên máy công cụ.

- Quy trình dũa

1.2.3. Truyền và biến đổi chuyển động

a. Truyền chuyển động

* Truyền động ăn khớp

Cấu tạo:

+ Bộ truyền động ăn khớp gồm một cặp bánh răng hoặc đĩa xích

+ Truyền động bánh răng hoặc truyền động xích ăn khớp với nhau

+ Bánh răng hoặc đĩa xích truyền chuyển động cho nhau

+ Truyền động đai.

- Nguyên lí hoạt động

+ Khi bánh dẫn 1 (có Z1 răng) quay với tốc độ n1 (vòng/phút), bánh dẫn 2 (có Z2 răng) quay với tốc độ n2 (vòng/phút)

+ Tỉ số truyền (i) được tính theo công thức (1)

\(i = \frac{{{n_d}}}{{{n_{bd}}}} = \frac{{{n_1}}}{{{n_2}}} = \frac{{{Z_2}}}{{{Z_1}}}\)

Suy ra \({n_1} = {n_2} \times \frac{{{Z_2}}}{{{Z_1}}}\)

+ Công thức (2) cho biết bánh có số răng ít hơn sẽ quay nhanh hơn

+ Khi i = 1, bộ truyền giữ nguyên tốc độ; i < 1, bộ truyền tăng tốc và khi i> 1, bộ truyền giảm tốc.

b. Biến đổi chuyển động

- Cấu tạo

Cơ cấu tay quay con trượt gồm tay quay 1, thanh truyền 2, con trượt 3 và giá đỡ 4.

Hình. Cơ cấu tay quay thanh lắc

(a) và thiết bị tập đi bộ lắc tay (b): (1) Tay quay; (2) Thanh truyền; (3) Thanh lắc; (4) Giá đỡ

- Máy hay thiết bị thường có các cơ cấu biến đổi dạng chuyển động giữa các bộ phận. Một số cơ cấu biến đổi chuyển động phổ biến như: cơ cấu tay quay con trượt, cơ cấu tay quay thanh lắc.

1.2.4. Một số ngành nghề phổ biến

a. Đặc điểm cơ bản

- Cơ khí là ngành khoa học ứng dụng cao, có vai trò quan trọng trong sản xuất máy móc, thiết bị và công cụ.

- Ngành cơ khí liên quan đến nhiều ngành sản xuất như chế tạo máy công cụ, rô bốt, giao thông, vận tải, nông nghiệp, xây dựng, thiết bị y tế và hàng tiêu dùng.

- Các ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực cơ khí bao gồm: kĩ sư cơ khí, kĩ thuật viên cơ khí và thợ cơ khí.

+ Kĩ sư cơ khí thiết kế, chế tạo, sửa chữa và bảo trì máy móc, thiết bị cơ khí.

+ Kĩ thuật viên cơ khí hỗ trợ kỹ thuật để thiết kế, chế tạo, lắp ráp, sửa chữa và bảo trì máy móc, thiết bị cơ khí.

+ Thợ cơ khí lắp ráp, bảo dưỡng, sửa chữa động cơ và thiết bị cơ khí của các xe cơ giới.

b. Yêu cầu

* Phẩm chất

- Tính kiên trì, óc quan sát tốt, tỉ mỉ, cẩn thận và sức khoẻ tốt để thực hiện công việc độ chính xác cao.

- Yêu nghề, ham học hỏi, cập nhật kiến thức mới và có năng khiếu trong chế tạo máy móc, thiết bị cơ khí.

* Năng lực

- Chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ, kỹ năng giao tiếp, hợp tác nhóm và thích nghi tốt với môi trường và điều kiện làm việc.

- Ngoài ra, từng ngành nghề còn yêu cầu:

+ Kĩ sư cơ khí: Tư duy sáng tạo trong thiết kế và chế tạo máy móc, thiết bị cơ khí.

+ Kĩ thuật viên cơ khí: Kỹ năng quản lí, giám sát để hỗ trợ kỹ thuật cho việc thiết kế, chế tạo, vận hành, bảo trì, sửa chữa máy móc và thiết bị cơ khí.

+ Thợ cơ khí: Sử dụng thành thạo các dụng cụ, máy công cụ gia công cơ khí để thực hiện công việc độ chính xác cao.

1.2.5. Dự án học tập

- Mục địch: Thiết kế và lắp ráp mô hình cánh tay rô bốt thủy lực.

- Các bước thực hiện

+ Bước 1: Phân tích các thao tác (chuyên động) chính mà cánh tay rô bột cân có để thực hiện được công việc.

+ Bước 2: Tìm hiểu các dạng chuyển động của hệ thống.

+ Bước 3: Lựa chọn và thiết kế cơ cấu truyền và biến đổi chuyển động thích hợp.

+ Bước 4: Vẽ thiết kế, gia công và lắp ráp hoàn chỉnh mô hình

+ Bước 5: Vận hành mô hình để gặp và di chuyển vật thể.

2. Trắc nghiệm ôn tập

Câu 1: Đâu không phải là ngành nghề thuộc lĩnh vực cơ khí?

A. Kĩ thuật viên cơ khí hàng không

B. Kĩ thuật viên máy tự động

C. Thợ cơ khí

D. Thợ luyện kim loại

Câu 2: Tính chất của chất dẻo nhiệt rắn là?

A. Nhiệt độ nóng chảy thấp

B. Hóa rắn ngay khi làm nguội từ nhiệt độ gia công

C. Không có khả năng tái chế

D. Cả B và C đều đúng

Câu 3: Đâu không phải công việc của kĩ sư cơ khí?

A. Thiết kế máy móc, công cụ sản xuất

B. Lắp ráp, kiểm tra, thay thế và bảo dưỡng động cơ xe cơ giới

C. Lắp đặt thiết bị, vận hành và bảo trì hệ thống máy móc

D. Sửa chữa, bảo trì máy móc

Câu 4: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về an toàn khi cưa?

A. Kẹp vật cưa đủ chặt

B. Lưỡi cưa căng vừa phải, không sử dụng cưa không có tay nắm hoặc tay nắm vỡ

C. Khi cưa gần đứt phải đẩy cưa mạnh hơn

D. Không dùng tay gạt mạt cưa hoặc thổi vì mạt cưa dễ bắn vào mắt

Câu 5: Tại sao kim loại đen dễ bị gỉ sét?

A. Trong thành phần có sắt

B. Trong thành phần có carbon

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Câu 6: Trong các dụng cụ sau, dụng cụ nào không phải là dụng cụ gia công?

A. Cưa

B. Đục

C. Tua vít

D. Dũa

Câu 7: Thép có tỉ lệ carbon:

A. < 2,14%

B. ≤ 2,14%

C. > 2,14

D. ≥ 2,14%

Câu 8: Chất dẻo nhiệt rắn được ứng dụng làm:

A. Rổ, cốc, can, ghế, bình nước, ...

B. Tay cầm cho dụng cụ nấu ăn, ổ cắm điện, ...

C. Ống dẫn, đai truyền, đế giày, dép, ...

D. Lõi dây dẫn điện, nồi, chảo, ...

Câu 9: Đâu không phải tính chất kim loại màu?

A. Khả năng chống ăn mòn thấp

B. Đa số có tính dẫn nhiệt

C. Dẫn điện tốt

D. Có tính chống mài mòn

Câu 10: Để truyền chuyển động giữa các trục xa nhau, người ta thường sử dụng:

A. Bộ truyền động đai

B. Bộ truyền động xích

C. Bộ truyền động bánh răng

D. Cả A và B đều đúng

Câu 11: Hình chiếu đứng của hình hộp chữ nhật có hình dạng:

A. Hình vuông

B. Hình lăng trụ

C. Hình tam giác

D. Hình chữ nhật    

Câu 12: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Nét liền mảnh biểu diễn đường gióng

B. Nét liền đậm biểu diễn đường bao thấy

C. Nét gạch dài chấm mảnh biểu diễn đường tâm

D. Nét liền đậm biểu diễn đường trục đối xứng

Câu 13: Khi đọc bản vẽ nhà, sau khi đọc nội dung ghi trong khung tên ta cần làm gì ở bước tiếp theo? 

A. Phân tích hình biểu diễn

B. Phân tích kích thước của ngôi nhà

C. Xác định kích thước của ngôi nhà

D. Xác định các bộ phận của ngôi nhà

Câu 14: Trước con số chỉ kích thước bán kính, người ta ghi kí hiệu gì?

A. d

B. R

C. Ø

D. O

Câu 15: Lăng trụ đều đáy là tam giác thì:

A. Hình chiếu đứng là tam giác

B. Hình chiếu bằng là tam giác                  

C. Hình chiếu cạnh là tam giác

D. Đáp án khác

Câu 16: Đâu là tỉ lệ nguyên hình trong các tỉ lệ sau?

A. 1 : 2

B. 5 : 1

C. 1 : 1

D. 5 : 2

Câu 17: Bản vẽ lắp không có nội dung nào so với bản vẽ chi tiết?

A. Hình biểu diễn

B. Yêu cầu kĩ thuật

C. Kích thước

D. Khung tên

Câu 18: Đường gióng và đường kích thước được biểu diễn:

A. song song

B. vuông góc

C. trùng nhau

D. đáp án khác

Câu 19: Mặt cắt thường được đặt ở đâu trên bản vẽ?

A. Ở vị trí hình chiếu đứng trên bản vẽ

B. Ở vị trí hình chiếu bằng trên bản vẽ

C. Ở vị trí hình chiếu cạnh trên bản vẽ

D. ở vị trí bất kì

Câu 20: Phép chiếu vuông góc là phép chiếu có các tia chiếu:

A. Song song với mặt phẳng cắt

B. Song song với nhau

C. Cùng đi qua một điểm

D. Song song với nhau và vuông góc với mặt phẳng chiếu 

Trên đây là toàn bộ nội dung Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 8 Kết nối tri thức năm 2023-2024Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF