HỌC247 xin chia sẻ tài liệu nội dung Đề cương ôn tập giữa HK2 môn Sinh học 10 năm 2021-2022 có đáp án đầy đủ trong nội dung bài viết dưới đây. Thông qua nội dung tài liệu, các em sẽ hình dung được nội dung trọng tâm mà mình cần ôn lại và làm quen với những dạng câu hỏi có thể xuất hiện trong bài kiểm tra của mình. Mong rằng tài liệu sẽ giúp các em cần ôn tập kiến thức thật chắc để chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới.
1. Kiến thức cần nhớ
1.1. Phân bào
- Khái niệm chu kỳ tế bào, nguyên phân, giảm phân.
- Thứ tự các pha của kỳ trung gian, các kỳ của nguyên phân,giảm phân.
- Diễn biến các pha trong chu kỳ tế bào, các kỳ trong nguyên phân, giảm phân.
- Phân biệt các kỳ trong nguyên phân, giảm phân.
- Liệt kê sự khác nhau giữa nguyên phân và giảm phân.
- Xác định ý nghĩa của nguyên phân và giảm phân.
- Xác định số lượng nhiễm sắc thể, tâm động, cromatit ở các kỳ của nguyên phân, giảm phân.
- Xác định kết quả của nguyên phân và giảm phân.
1.2. Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật
- Các tiêu chí phân loại các kiểu dinh dưỡng.
- Liệt kê các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật.
- Liệt kê các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật. Cho ví dụ
- Xác định các chất vi sinh vật phân giải.
- Phân biệt các kiểu hô hấp ở vi sinh vật.
- Giải thích vì sao vi sinh vật phải phân giải ngoại bào.
- Dựa vào các tiêu chí xác định được các kiểu dinh dưỡng.
- Phân biệt những lợi ích và tác hại mà vi sinh vật mang lại khi phân giải các chất.
- Xác định các sản phẩm từ quá trình phân giải các chất của vi sinh vật.
- Chỉ ra cách làm một số ứng dụng của lên men lactic.
2. Luyện tập
Câu 1: Kì trung gian không thuộc quá trình nguyên phân có hoạt động nào xảy ra?
A. Sinh tổng hợp các chất
B. Nhân đôi NST
C. Hình thành thoi vô sắc
D. Cả A và B
Hướng dẫn giải
Quá trình nguyên phân không bao gồm kì trung gian (sinh tổng hợp các chất, nhân đôi NST).
Đáp án cần chọn là: D
Câu 2: Ở kì đầu của nguyên phân không xảy ra sự kiện nào dưới đây ?
A. Màng nhân dần tiêu biến
B. NST dần co xoắn
C. Các nhiễm sắc tử tách nhau và di chuyển về 2 cực của tế bào
D. Thoi phân bào dần xuất hiện
Hướng dẫn giải
Ở kì đầu của nguyên phân các nhiễm sắc tử không tách nhau và di chuyển về 2 cực của tế bào
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3: Trong kỳ đầu của nguyên phân, nhiễm sắc thể có hoạt động nào sau đây?
A. Tự nhân đôi tạo nhiễm sắc thể kép
B. Bắt đầu co xoắn lại
C. Co xoắn tối đa
D. Bắt đầu dãn xoắn
Hướng dẫn giải
Ở kì đầu của nguyên phân các nhiễm sắc tử bắt đầu co xoắn lại
Đáp án cần chọn là: B
Câu 4: Trong nguyên phân, nhiễm sắc thể bắt đầu co xoắn là sự kiện xảy ra ở
A. Kì giữa
B. Kì sau
C. Kì đầu
D. Kì cuối
Hướng dẫn giải
Trong nguyên phân, nhiễm sắc thể bắt đầu co xoắn là sự kiện xảy ra ở kì đầu.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5: Trong quá trình nguyên phân, các NST co xoắn cực đại, có hình thái đặc trưng và dễ quan sát nhất ở kỳ
A. Đầu.
B. Giữa .
C. Sau.
D. Cuối.
Hướng dẫn giải
Ở kỳ giữa các NST co xoắn cực đại có kích thước lớn nên có thể quan sát dễ dàng hình thái đặc trưng của NST.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6: Trong quá trình nguyên phân, các NST co xoắn cực đại ở kỳ
A. Đầu.
B. Giữa .
C. Sau.
D. Cuối.
Hướng dẫn giải
Ở kỳ giữa các NST co xoắn cực đại có kích thước lớn nên có thể quan sát dễ dàng hình thái đặc trưng của NST.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7: Nhiễm sắc thể được quan sát rõ nhất ở kì nào của quá trình nguyên phân?
A. Kì đầu
B. Kì sau
C. Kì cuối
D. Kì giữa
Hướng dẫn giải
Nhiễm sắc thể được quan sát rõ nhất ở kì giữa của nguyên phân vì các NST đóng xoắn cực đại.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8: Ở sinh vật nhân thực, một tế bào đang ở kì giữa của nguyên phân có hiện tượng
A. Nhiễm sắc thể kép co xoắn cực đại, xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo.
B. Nhiễm sắc thể kép co xoắn cực đại, xếp thành hai hàng ở mặt phẳng xích đạo.
C. Mỗi nhiễm sắc thể kép trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng di chuyển về một cực của tế bào.
D. Mỗi nhiễm sắc thể kép tách ra thành hai nhiễm sắc tử, mỗi nhiễm sắc tử tiến về một cực của tế bào và trở thành nhiễm sắc thể đơn.
Hướng dẫn giải
Ở sinh vật nhân thực, một tế bào đang ở kì giữa của nguyên phân có hiện tượng nhiễm sắc thể kép co xoắn cực đại, xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo
B: kỳ giữa GP I
C: Kỳ sau I
D: Kỳ sau NP hoặc kỳ sau II.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 9: Ở kì giữa của nguyên phân, các NST kép sắp xếp thành mấy hàng trên mặt phẳng xích đạo ?
A. 4 hàng
B. 3 hàng
C. 2 hàng
D. 1 hàng
Hướng dẫn giải
Ở kì giữa của nguyên phân, các NST kép sắp xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 10: Trong giảm phân II, NST kép tồn tại ở
A. Kì giữa.
B. Kì sau.
C. Kì cuối.
D. Tất cả các kì trên.
Hướng dẫn giải
Trong GP II, NST kép tồn tại ở kỳ đầu và kỳ giữa, đến kỳ sau và kỳ cuối các NST đã tách thành các NST đơn.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 11: Đặc điểm nào sau đây không đúng về cấu tạo của vi sinh vật?
A. Cơ thể nhỏ bé, chỉ nhìn thấy rõ dưới kính hiển vi
B. Tất cả các vi sinh vật đều có nhân sơ
C. Một số vi sinh vật có cơ thể đa bào
D. Đa số vi sinh vật có cơ thể là một tế bào
Hướng dẫn giải
Đáp án B. Tất cả các vi sinh vật đều có nhân sơ
Câu 12: Môi trường nuôi cấy vi sinh vật mà người nuôi cấy đã biết thành phân hóa học và khối lượng của từng thành phần đó được gọi là
A. Môi trường nhân tạo
B. Môi trường dùng chất tự nhiên
C. Môi trường tổng hợp
D. Môi trường bán tổng hợp
Hướng dẫn giải
Đáp án C. Môi trường tổng hợp
Câu 13: Căn cứ vào nguồn dinh dưỡng là cacbon, người ta chia các vi sinh vật quang dưỡng thành 2 loại là
A. Quang tự dưỡng và quang dị dưỡng
B. Vi sinh vật quang tự dưỡng và vi sinh vật quang dị dưỡng
C. Quang dưỡng và hóa dưỡng
D. Vi sinh vật quang dưỡng và vi sinh vật hóa dưỡng
Hướng dẫn giải
Đáp án B. Vi sinh vật quang tự dưỡng và vi sinh vật quang dị dưỡng
Câu 14: Trong các nhận định sau, nhận định nào sai?
A. Môi trường gồm cao thịt, nấm men, cơm,… là môi trường bán tổng hợp
B. Môi trường gồm cao thịt, nấm men, bánh mì,… là môi trường tự nhiên
C. Môi trường gồm nước thịt, gan, glucozo là môi trường bán tổng hợp
Hướng dẫn giải
Đáp án A. Môi trường gồm cao thịt, nấm men, cơm,… là môi trường bán tổng hợp
Câu 15: Căn cứ để phân biệt các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật gồm
A. Nguồn năng lượng và khí CO2
B. Nguồn cacbon và nguồn năng lượng
C. Ánh sáng và nhiệt độ
D. Ánh sáng và nguồn cacbon
Hướng dẫn giải
Đáp án B. Nguồn cacbon và nguồn năng lượng
Câu 16: Nấm và động vật nguyên sinh không thể sinh trưởng trong môi trường thiếu
A. Ánh sáng mặt trời
B. Chất hữu cơ
C. Khí CO2
D. Cả A và B
Hướng dẫn giải
Đáp án B. Chất hữu cơ
Câu 17: Nguồn năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của vi khuẩn là
A. Ánh sáng
B. Ánh sáng và chất hữu cơ
C. Chất hữu cơ
D. Khí CO2
Hướng dẫn giải
Đáp án A. Ánh sáng
Câu 18: Nguồn năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của tảo lục đơn bào là
A. Khí CO2
B. Chất hữu cơ
C. Ánh sáng
D. Ánh sáng và chất hữu cơ
Hướng dẫn giải
Đáp án C. Ánh sáng
Câu 19: Vi khuẩn nitrat sinh trưởng được trong môi trường thiếu ánh sáng và có nguồn cacbon chủ yếu là CO2. Như vậy, hình thức dinh dưỡng của chúng là
A. Quang dị dưỡng B. Hóa dị dưỡng
C. Quang tự dưỡng D. Hóa tự dưỡng
Hướng dẫn giải
Đáp án D. Hóa tự dưỡng
Câu 20: Trong các vi sinh vật “vi khuẩn lam, vi khuẩn lưu huỳnh màu tía, vi khuẩn lưu huỳnh màu lục, nấm, tảo lục đơn bào”, loài vi sinh vật có kiểu dinh dưỡng khác với các vi sinh vật còn lại là
A. Nấm
B. Tảo lục đơn bào
C. Vi khuẩn lam
D. Vi khuẩn lưu huỳnh màu tía
Hướng dẫn giải
Đáp án A. Nấm
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK2 môn Sinh học 10 năm 2021-2022. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !
Tư liệu nổi bật tuần
-
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Vật lý 12 năm 2023 - 2024
09/10/20231333 -
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2023-2024
09/10/2023924 -
100 bài tập về Dao động điều hoà tự luyện môn Vật lý lớp 11
14/08/2023313 - Xem thêm
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)