OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Đề cương ôn tập giữa HK2 môn Lịch sử và Địa lí 6 CD năm 2021-2022

01/03/2022 515.54 KB 748 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2022/20220301/678331991145_20220301_221802.pdf?r=5215
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HOC247 xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo và các em học sinh Đề cương ôn tập giữa HK2 môn Lịch sử và Địa lí 6 CD năm 2021-2022, tài liệu gồm có nội dung ôn tập, các câu trắc nghiệm với đáp án đi kèm sẽ giúp các em luyện tập và đánh giá năng lực bản thân từ đó có kế hoạch học tập phù hợp. Mời các em cùng tham khảo!

 

 
 

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HK2 MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 6 CD NĂM 2021-2022

1. Hệ thống kiến thức

- Phần Lịch sử

+ Điều kiện tự nhiên, quá trình thành lập nhà nước, thành tựu văn hoá của các quốc gia cổ đại

+ Nhà nước Văn Lang Âu Lạc

+ Chính sách cai trị của các triều đại phương Bắc đối với nước ta

- Phần Địa lí

+ Cấu tạo của Trái Đất.

+ Các màng kiến tạo. Núi lửa và động đất

+ Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi

+ Các dạng địa hình chính. Khoáng sản

+ Khí quyển của Trái Đất. Các khối khí. Khí áp và gió

+ Nhiệt độ vả mưa. Thời tiết và khí hậu

2. Câu hỏi trắc nghiệm

Phần Lịch sử

Câu 1: Đâu không phải chính sách bóc lột về kinh tế các triều đại phong kiến phương Bắc áp dụng ở Việt Nam trong thời Bắc thuộc?

A. Sử dụng chế độ tô thuế.

B. Bắt cống nạp sản vật.

C. Nắm độc quyền về muối và sắt.

D. Cướp đất để lập đồn điền cao su.

Đáp án: D

Lời giải: Trong thời Bắc thuộc, các triều đại phong kiến phương Bắc và chính quyền đô hộ chủ yếu sử dụng chế độ tô thuế, bắt cống nạp sản vật, nắm độc quyền về sắt và muối

Câu 2:Mâu thuẫn bao trùm xã hội Việt Nam thời kì Bắc thuộc là mâu thuẫn giữa

A. người Việt với chính quyền đô hộ.

B. nô tì với địa chủ, hào trưởng.

C. nông dân lệ thuộc với hào trưởng.

D. nô tì với quan lại đô hộ phương Bắc.

Đáp án: A

Lời giải: Mâu thuẫn bao trùm xã hội Việt Nam thời kì Bắc thuộc là mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với chính quyền đô hộ phương Bắc.

Câu 3: Tình hình Việt Nam từ năm 179 TCN đến 905 có điểm gì nổi bật?

A. Bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ.

B. Chế độ phong kiến Việt Nam được xác lập.

C. Nhà nước Âu Lạc ra đời và bước đầu phát triển.

D. Người Việt mở rộng lãnh thổ về phía Nam.

Đáp án: A

Lời giải: Đặc điểm nổi bật của tình hình Việt Nam từ năm 179 TCN đến thế kỉ X là bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ, chia Việt Nam thành các quận, huyện và sắp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc đồng thời áp bức bóc lột nhân dân ta.

Câu 4: Sau khi chiếm được Âu Lạc, nhà Triệu đã tổ chức bộ máy cai trị như thế nào?

A. Chia Âu Lạc thành 2 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân.

B. Thiết lập An Nam đô hộ phủ để cai trị Âu Lạc.

C. Chia Âu Lạc thành 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam.

D. Tăng cường kiểm soát, cử quan lại người Hán cai trị đến cấp xã.

Đáp án: A

Lời giải: Sau khi xâm lược Âu Lạc (179 TCN), nhà Triệu chia Âu Lạc làm hai quận: Giao Chỉ (Bắc Bộ ngày nay), Cửu Chân ( Bắc Trung Bộ ngày nay)

Câu 5: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng chính sách cai trị về chính trị của các triều đại phong kiến phương Bắc ở Việt Nam thời Bắc thuộc?

A. Vơ vét tài nguyên thiên nhiên, bóc lột nhân dân Việt Nam.

B. Bắt người Việt tuân theo các phong tục, tập quán của Trung Quốc.

C. Cử quan lạo người Hán tới cai trị, áp dụng luật pháp hà khắc.

D. Để cho nhân dân Việt Nam được hưởng quy chế tự trị.

Đáp án: C

Lời giải: Sau khi chiếm được Âu Lạc, các triều đại phong kiến phương Bắc đã chia thành các quận, huyện và sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc. Các triều đại phong kiến phương Bắc đưa người Hán sang cai trị người Việt theo luật pháp hà khắc của họ

Câu 6: Dưới thời Bắc thuộc, các triều đại phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách bóc lột về kinh tế đối với người Việt như thế nào?

A. Thu mua lương thực, lâm sản, hương liệu quý.

B. Thu tố thuế, bắt cống nạp sản vật, nắm độc quyền về sắt và muối. 

C. Vơ vét sản vật, nắm độc quyền buôn bán thuốc phiện và rượu.

D. Cướp đoạt ruộng đất của người Việt để lập các đồn điền cao su.

Đáp án: B

Lời giải: Trong thời kì Bắc thuộc, các triều đại phong kiến phương Bắc và chính quyền đô hộ chủ yếu sử dụng chế độ tô thuế, bắt cống nạp sản vật, nắm độc quyền về sắt và muối Việt

Câu 7: Các triều đại phong kiến phương Bắc bắt nhân dân Việt Nam phải thay đổi phong tục theo người Hán nhằm mục đích gì?

A. Bảo tồn tinh hoa văn hóa phương Đông.

B. Khai hóa văn minh cho người Việt.

C. Nô dịch, đồng hóa người Việt về văn hóa.

D. Mở mang dân trí, trình độ hiểu biết cho người Việt.

Đáp án: C

Lời giải: Các triều đại phong kiến phương Bắc đưa người Hán sang sinh sống lâu dài và tìm cách truyền bá văn hóa, phong tục tập quán phương Bắc bắt nhân dân ta thay đổi phong tục của họ nhằm mục đích nô dịch, đồng hóa nhân dân ta.

Câu 8: Dưới thời Bắc thuộc, nghề thủ công nào mới xuất hiện ở Việt Nam?

A. Đúc đồng.

B. Rèn sắt.

C. Làm thủy tinh.

D. Làm đồ gốm.

Đáp án: C

Lời giải: Dưới thời Bắc thuộc, nhiều nghề thủ công mới xuất hiện ở Việt Nam như: làm giấy, làm đường, làm mật mía, làm “vải Giao Chỉ” từ vỏ cây đay, cây chuối, làm thủy tinh,….

Câu 9: Thời Bắc thuộc, đứng đầu các làng, xã là ai?

A. Vua người Hán.

B. Thứ sử người Hán.

C. Thái thú người Hán.

D. Hào trưởng người Việt.

Đáp án: D

Lời giải: Ở Việt Nam, dưới thời Bắc thuộc, đứng đầu các làng, xã vẫn là các hào trưởng người Việt

Câu 10: Dưới thời thuộc Hán, viên quan đứng đầu chính quyền đô hộ cấp quận được gọi là

A. Tiết độ sứ.

B. Thái thú.

C. Thứ sử.

D. Hào trưởng.

Đáp án: B

Lời giải: Dưới thời thuộc Hán, viên quan đứng đầu chính quyền đô hộ cấp quận được gọi là thái thú (quan sát hình 14.2 – sơ đồ tổ chức chính quyền nhà Hán ở châu Giao).

Câu 11: Vào khoảng thế kỉ VII TCN, nhà nước cổ đại nào đã ra đời trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay?

A. Văn Lang.

B. Âu Lạc.

C. Chăm-pa.

D. Phù Nam.

Đáp án: A

Lời giải: Vào khoảng thế kỉ VII TCN, do nhu cầu làm thủy lợi và chống ngoại xâm đã thúc đẩy sự ra đời của nước Văn Lang, địa bàn chủ yếu ở lưu vực các con sông thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay.

Câu 12: Dưới thời Văn Lang, đứng đầu mỗi Bộ là

A. Quan lang.

B. Lạc tướng.

C. Lạc hầu.

D. Bồ chính.

Đáp án: B

Lời giải: Hùng Vương chia cả nước làm 15 bộ (đứng đầu mỗi bộ là Lạc tướng), hình 12.2. Sơ đồ tổ chức Nhà nước Văn Lang

Câu 13: Nội dung nào dưới đây mô tả đúng trang phục thường ngày của nam giới thời Văn Lang?

A. Đóng khố ngắn, để mình trần, đi chân đất.

B. Mặc áo the, đội khăn xếp, đi guốc mộc.

C. Đóng khố dài, mặc áo vải thổ cẩm, đi giày lá.

D. Để mình trần, quần ống bó, đi guốc mộc.

Đáp án: A

Lời giải: Về trang phục, ngày thường nam giới thời Văn Lang thường: đóng khố ngắn, mình trần, đi chân đất

Câu 14: Thức ăn hàng ngày của cư dân Văn Lang bao gồm

A. bánh mì, rau quả, thịt, cá.

B. cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt, cá.

C. rau khoai, đậu, ngô, khoai, sắn.

D. khoai, đậu, tôm, cá, ngô.

Đáp án: B

Lời giải: Đồ ăn chính hằng ngày là cơm nếp, cơm tẻ, cà, thịt, cá, ốc,…

Câu 15: Hoạt động sản xuất chính của cư dân Văn Lang là gì?

A. Săn bắt thú rừng.

B. Trồng lúa nước.

C. Đúc đồng.

D. Làm đồ gốm.

Đáp án: B

Lời giải: Nghề chính của cư dân văn Lang là trồng lúa nước

Câu 16: Sau khi lên ngôi, vua Hùng chia cả nước làm

A. 15 bộ.

B. 15 châu/ quận.

C. 13 đạo thừa tuyên.

D. 15 chiềng, chạ.

Đáp án: A

Lời giải: Sau khi lên ngôi, Hùng Vương chia cả nước làm 15 bộ, dưới bộ là các chiềng, chạ.

Câu 17: Nhà nước Văn Lang

A. chia thành cấm quân và quân địa phương.

B. có vũ khí tiên tiến, hiện đại (nỏ Liên Châu).

C. xây dựng được thành Cổ Loa kiên cố.

D. chưa có luật pháp và quân đội.

Đáp án: D

Lời giải: Nhà nước Văn Lang chưa có luật pháp và quân đội

Câu 18: Nội dung nào dưới đây không phải cơ sở ra đời của nhà nước Văn Lang?

A. Xã hội có sự phân hóa giàu nghèo.

B. Nhu cầu trị thủy làm nông nghiệp.

C. Nhu cầu chống ngoại xâm.

D. Nhu cầu đoàn kết làm thủ công nghiệp.

Đáp án: D

Lời giải: Sự tan rã của công xã nguyên thủy (kinh tế phát triển, xã hội phân hóa giàu – nghèo) cùng với nhu cầu làm thủy lợi và chống ngoại xâm đã thúc đẩy sự ra đời của nước Văn Lang

Câu 19: Đâu không phải phong tục của người Văn Lang?

A. Gói bánh chưng.

B. Nhuộm răng đen.

C. Xăm mình.

D. Thờ thần Siva.

Đáp án : D

Lời giải:

- Cư dân Văn Lang có tục gói bánh chưng, làm bánh giày, ăn trầu, nhuộm răng đen, xăm mình,…

- Siva là một trong những vị thần quan trọng của đạo Hin-đu. Người Việt cổ thời Văn Lang không tiếp thu Hin-đu giáo của Ấn Độ => không có tục thờ thần Siva.

Câu 20: Phương tiện đi lại chủ yếu của cư dân Văn Lang là

A. thuyền.

B. ngựa.

C. trâu.

D. voi.

Đáp án: A

Lời giải: Phương tiện đi lại chủ yếu của cư dân Văn Lang trên sông là thuyền

Câu 21: Thục Phán lãnh đạo nhân dân Âu Việt và Lạc Việt đánh quân xâm lược nào?

A. Tần.

B. Hán.

C. Tùy.

D. Đường.

Đáp án: A

Lời giải: Thục Phán lãnh đạo nhân dân Âu Việt và Lạc Việt đánh quân xâm lược Tần

Câu 22: Ai đã lãnh đạo nhân dân Âu Việt và Lạc Việt kháng chiến chống quân Tần xâm lược?

A. Lý Bí.

B. Thục Phán.

C. Phùng Hưng.

D. Ngô Quyền.

Đáp án: B

Lời giải: Vào khoảng cuối thế kỉ III TCN, quân Tần tiến đánh Văn Lang. Thục Phán là thủ lĩnh của người Âu Việt có sức mạnh và mưu lược đã lãnh đạo người Âu Việt và Lạc Việt chiến đấu giành tháng lợi

Câu 23: Cư dân Âu Lạc rất giỏi nghề

A. luyện kim, đúc đồng.

B. khai thác lâm sản.

C. buôn bán đường biển.

D. đánh bắt cá, tôm.

Đáp án: C

Lời giải: Cư dân Âu Lạc rất giỏi nghề luyện kim, đúc đồng

Câu 24: Sau khi lên ngôi, An Dương Vương đã dời đô về

A. Phong Châu (Phú Thọ).

B. Phong Khê (Đông Anh, Hà Nội).

C. Phú Xuân (Huế).

D. Hoa Lư (Ninh Bình).

Đáp án: B

Lời giải: Kinh đô của nước Âu Lạc đóng ở Phong Khê (nay là Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội).

Câu 25: Đứng đầu nhà nước Âu Lạc là

A. Hùng Vương.

B. An Dương Vương.

C. Cao Lỗ.

D. Triệu Đà.

Đáp án: B

Lời giải: Đứng đầu nhà nước Âu Lạc là An Dương Vương, nắm giữ mọi quyền hành và có quyền cao hơn trong việc trị nước.

Câu 26: Sau khi lên ngôi, Thục Phán xưng là

A. An Dương Vương.

B. Hùng Vương.

C. Lý Nam Đế.

D. An Nam quốc vương.

Đáp án: A

Lời giải: Năm 208 TCN, Thục Phán lên ngôi, xưng là An Dương Vương

Câu 27: Đâu không phải lí do An Dương Vương dời đô xuống Phong Khê (nay là Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội)?

A. Vùng đất đông dân.

B. Nằm ở trung tâm đất nước.

C. Thuận lợi cho việc đi lại.

D. Địa thế núi rừng hiểm trở.

Đáp án: D

Lời giải: Kinh đô được dời xuống Phong Khê (nay là Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội). Đây là vùng dất đông dân, nằm ở trung tâm đất nước, thuận lợi cho việc đi lại

Câu 28: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng tình hình quân sự - quốc phòng của nhà nước Âu Lạc?

A. Chưa có quân đội.

B. Chia quân đội thành quân triều đình và quân ở các lộ.

C. Lực lượng quân đội khá đông, vũ khí có nhiều cải tiến.

D. Tổ chức quân đội theo chế độ “ngụ binh ư nông”.

Đáp án: C

Lời giải: Nhà nước Âu Lạc có lực lượng quân đội khá đông và vũ khí có nhiều cải tiến

Câu 29: Theo tương truyền, nỏ Liên Châu do ai chế tạo?

A. An Dương Vương.

B. Cao Lỗ.

C. Cao Thắng.

D. Khu Liên.

Đáp án: B

Lời giải: Tương truyền, nỏ Liên Châu do Cao Lỗ (vị tướng của An dương Vương chế tạo), có thể bắn một lần được nhiều phát, các mũi tên đều được bịt đồng sắc nhọn

Câu 30: Lãnh thổ chủ yếu của nước Âu Lạc thuộc khu vực nào của Việt Nam hiện nay?

A. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

B. Bắc Bộ và Nam Trung Bộ.

C. Bắc Trung Bộ và Nam Bộ. 

D. Nam Bộ và Nam Trung Bộ.

Đáp án: A

Lời giải: Lãnh thổ chủ yếu của nước Âu Lạc thuộc khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ của Việt Nam hiện nay.

Phần Địa lí

Câu 1: Lớp man-ti tồn tại ở trạng thái nào sau đây?

A. Rắn.

B. Lỏng.

C. Quánh dẻo.

D. Khí.

Đáp án A.

Câu 2: Bộ phận nào sau đây không phải của núi lửa?

A. Cửa núi.

B. Miệng.

C. Dung nham.

D. Mắc-ma.

Đáp án A.

Câu 3: Trái Đất được cấu tạo bởi mấy lớp?

A. 1.

B. 3.

C. 2.

D. 4.

Đáp án B.

Câu 4: Việt Nam nằm trên lục địa nào sau đây?

A. Bắc Mĩ.

B. Á - Âu.

C. Nam Mĩ.

D. Nam Cực.

Đáp án B.

Việt Nam nằm trên lục địa Á - Âu.

Câu 5: Trái Đất được cấu tạo bởi các lớp nào sau đây?

A. Man-ti, vỏ Trái Đất và nhân trong.

B. Nhân (lõi), nhân ngoài, vỏ Trái Đất.

C. Vỏ Trái Đất, man-ti và nhân (lõi).

D. Vỏ lục địa, nhân (lõi) và man-ti.

Đáp án C.

Câu 6: Ngoại lực không có quá trình nào sau đây?

A. Xói mòn.

B. Phong hoá.

C. Xâm thực.

D. Nâng lên.

Đáp án D.

Câu 7: Nội lực có xu hướng nào sau đây?

A. Làm địa hình mặt đất gồ ghề.

B. Phá huỷ địa hình bề mặt đất.

C. Tạo ra các dạng địa hình mới. 

D. Tạo ra các dạng địa hình nhỏ.

Đáp án C.

Câu 8: Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là

A. Năng lượng trong lòng Trái Đất.

B. Năng lượng từ các vụ thử hạt nhân.

C. Năng lượng của bức xạ mặt trời.

D. Năng lượng từ biển và đại dương.

Đáp án A.

Câu 9: Nội lực tạo ra hiện tượng nào sau đây?

A. Động đất, núi lửa.

B. Sóng thần, xoáy nước.

C. Lũ lụt, sạt lở đất.

D. Phong hóa, xâm thực.

Đáp án A.

Tác động của nội lực là nén ép các lớp đá tạo ra các uốn nếp, đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy ở dưới sâu ra ngoài mặt đất thành hiện tượng núi lửa, động đất.

Câu 10: Ngoại lực và nội lực tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt có đặc điểm nào sau đây?

A. Hai lực giống nhau và tác động đồng thời nhau.

B. Hai lực đối nghịch nhau, tác động đồng thời nhau. 

C. Hai lực đối nghịch nhau, tác động luân phiên nhau.

D. Hai lực giống nhau, không tác động đồng thời nhau.

Đáp án B.

Ngoại lực và nội lực tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt có đặc điểm là hai lực đối nghịch nhau, tác động đồng thời và hỗ trợ với nhau.

Câu 11: Núi già thường có đỉnh là

A. Phẳng.

B. Nhọn.

C. Cao.

D. Tròn.

Đáp án D.

Câu 12: Dựa vào nguyên nhân hình thành, người ta phân các đồng bằng ra mấy loại chính?

A. 4 loại.

B. 5 loại.

C. 2 loại. 

D. 3 loại. 

Đáp án C.

Câu 13: Đỉnh núi phan-xi-păng cao 3143m. Ngọn núi này thuộc

A. Núi thấp.

B. Núi già.

C. Núi cao.

D. Núi trẻ.

Đáp án C.

Câu 14: Cao nguyên là dạng địa hình có độ cao tuyệt đối là

A. Trên 500m.

B. Từ 300 - 400m.        

C. Dưới 300m.

D. Từ 400 - 500m.

Đáp án A.

Câu 15: Dựa vào thời gian hình thành, núi được chia làm

A. Núi cao và núi thấp.

B. Núi già và núi trẻ.

C. Núi thấp và núi trẻ.

D. Núi cao và núi già.

Đáp án B.

Câu 16: Không khí luôn luôn chuyển động từ 

A. Áp cao về áp thấp.

B. Đất liền ra biển.

C. Áp thấp về áp cao.

D. Biển vào đất liền.

Đáp án A.

Câu 17: Từ mặt đất trở lên, có các tầng khí quyển lần lượt nào dưới đây?

A. Bình lưu, tầng cao của khí quyển, đối lưu.

B. Đối lưu, bình lưu, tầng cao của khí quyển.

C. Bình lưu, đối lưu, tầng cao của khí quyển.

D. Đối lưu, tầng cao của khí quyển, bình lưu.

Đáp án B.

Câu 18: Tầng đối lưu có độ cao trung bình khoảng

A. 18km.

B. 14km.

C. 16km.

D. 20km.

Đáp án C.

Câu 19: Khối khí lạnh hình thành ở vùng nào sau đây?

A. Vùng vĩ độ thấp.

B. Vùng vĩ độ cao.

C. Biển và đại dương.

D. Đất liền và núi.

Đáp án B.

Câu 20: Dựa vào đặc tính của lớp khí, người ta chia khí quyển thành mấy tầng?

A. 3 tầng.

B. 4 tầng.

C. 2 tầng.

D. 5 tầng.

Đáp án A.

--(Để xem tiếp nội dung ôn tập các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề cương ôn tập giữa HK2 môn Lịch sử và Địa lí 6 CD năm 2021-2022. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

ADMICRO
NONE
OFF