OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Đề cương ôn tập giữa HK2 môn Lịch sử và Địa lí 6 CTST năm 2021-2022

01/03/2022 471.24 KB 561 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2022/20220301/90798862363_20220301_183319.pdf?r=4166
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Xin giới thiệu đến các em Đề cương ôn tập giữa HK2 môn Lịch sử và Địa lí 6 CTST năm 2021-2022 dưới đây nhằm giúp các em có thêm tài liệu tham khảo để chuẩn bị cho kì thi giữa kì 2 sắp tới thật tốt. HOC247 hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu bổ ích để các tham khảo. Chúc các em học tập tốt.

 

 
 

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HK2 MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 6 CTST NĂM 2021-2022

1. Hệ thống kiến thức

- Phần Lịch sử

+ Điều kiện tự nhiên, quá trình thành lập nhà nước, thành tựu văn hoá của các quốc gia cổ đại

+ Nhà nước Văn Lang Âu Lạc

+ Chính sách cai trị của các triều đại phương Bắc đối với nước ta

- Phần Địa lí

+ Sông và hồ

+ Biển và đại dương

+ Lớp đất và các nhân tố hình thành đất. Một số nhóm đất điển hình.

+ Sinh vật và sự phân bố các đới thiên nhiên. Rừng nhiệt đới.

2. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Ở Việt Nam, thời kì Bắc thuộc kéo dài trong khoảng thời gian nào?

A. Năm 179 TCN – 938.

B. Năm 179 – 938.

C. Năm 111 TCN – 905.

D. Năm 111 – 905.

Đáp án: A

Lời giải: Ở Việt Nam, thời kì Bắc thuộc kéo dài trong khoảng thời gian năm 179 TCN – 938.

Câu 2: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về chính sách cai trị của chính quyền phong kiến phương Bắc trên lĩnh vực chính trị đối với nhân dân Âu Lạc?

A. Sáp nhập Âu Lạc vào lãnh thổ Trung Quốc.

B. Bắt người Việt cống nạp nhiều sản vật quý.

C. Cửa quan lại người Hán tới cai trị Âu Lạc.

D. Đàn áp các cuộc đấu tranh của người Việt.

Đáp án: B

Lời giải: Nội dung đáp án B phản ánh chính sách cai trị trên lĩnh vực kinh tế của các triều đại phong kiến phương Bắc.

Câu 3: Trên lĩnh vực kinh tế, các triều đại phong kiến phương Bắc đã

A. bắt người Việt học chữ Hán, theo các lễ nghi của Trung Hoa.

B. sáp nhập Âu Lạc vào lãnh thổ Trung Quốc rồi chia thành các quận, huyện.

C. chiếm đoạt ruộng đất, bắt người Việt cống nạp các sản vật quý, hương liệu…

D. thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh yêu nước của người Việt cổ.

Đáp án: C

Lời giải: Trên lĩnh vực kinh tế, các triều đại phong kiến phương Bắc đã chiếm đoạt ruộng đất, bắt người Việt cống nạp các sản vật quý, hương liệu… 

Câu 4: Trên lĩnh vực văn hóa, các triều đại phong kiến phương Bắc đã

A. bắt người Việt học chữ Hán, theo các lễ nghi của Trung Hoa.

B. sáp nhập Âu Lạc vào lãnh thổ Trung Quốc rồi chia thành các quận, huyện.

C. chiếm đoạt ruộng đất, bắt người Việt cống nạp các sản vật quý, hương liệu…

D. thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh yêu nước của người Việt cổ.

Đáp án: A

Lời giải: Trên lĩnh vực văn hóa, các triều đại phong kiến phương Bắc đã bắt người Việt học chữ Hán, theo các lễ nghi của Trung Hoa

Câu 5: Hoạt động kinh tế chính của người Việt dưới thời Bắc thuộc là

A. sản xuất thủ công nghiệp.

B. nông nghiệp trồng lúa nước.

C. trao đổi, buôn bán qua đường bộ.

D. trao đổi, buôn bán qua đường biển.

Đáp án: B

Lời giải: Hoạt động kinh tế chính của người Việt dưới thời Bắc thuộc là nông nghiệp trồng lúa nước 

Câu 6: Nhà nước Văn Lang được thành lập vào khoảng thời gian nào?

A. Thế kỉ VII TCN.

B. Thế kỉ VII.

C. Thế kỉ III TCN.

D. Thế kỉ III.

Đáp án: A

Lời giải: Nhà nước Văn Lang được thành lập vào khoảng thế kỉ VII TCN

Câu 7: Nhà nước Âu Lạc được thành lập vào khoảng thời gian nào?

A. Thế kỉ VII TCN.

B. Thế kỉ VII.

C. Thế kỉ III TCN.

D. Thế kỉ III.

Đáp án: C

Lời giải: Nhà nước Âu Lạc được thành lập vào khoảng thế kỉ III TCN

Câu 8: Phạm vi lãnh thổ của nhà nước Văn Lang, Âu Lạc thuộc khu vực nào của Việt Nam hiện nay?

A. Nam Trung Bộ.

B. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

C. Nam Bộ.

D. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

Đáp án: B

Lời giải: Phạm vi lãnh thổ của nhà nước Văn Lang, Âu Lạc thuộc khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ của Việt Nam hiện nay.

Câu 9: Kinh đô của nước Văn Lang được đặt ở

A. vùng cửa sông Tô Lịch.

B. Phong Khê (Đông Anh, Hà Nội).

C. vùng Phú Xuân (Huế).

D. Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ).

Đáp án: D

Lời giải: Kinh đô của nước Văn Lang được đặt ở Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ).

Câu 10: Kinh đô của nước Âu Lạc được đặt ở

A. vùng cửa sông Tô Lịch.

B. Phong Khê (Đông Anh, Hà Nội).

C. vùng Phú Xuân (Huế).

D. Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ).

Đáp án: B

Lời giải: Kinh đô của nước Văn Lang được đặt ở Phong Khê (Đông Anh, Hà Nội).

Câu 11: Bán đảo Ấn Độ nằm ở khu vực

A. Nam Á.

B. Tây Á.

C. Đông Nam Á.

D. Đông Bắc Á

Đáp án: A

Lời giải: Bán đảo Ấn Độ nằm ở khu vực Nam Á.

Câu 12: Dãy núi nào chia địa hình Ấn Độ thành hai khu vực Bắc Ấn và Nam Ấn?

A. Dãy An-pơ.

B. Dãy Vin-đi-a.

C. Dãy At-lát.

D. Dãy Hi-ma-lay-a.

Đáp án: B

Lời giải: Dãy Vin-đi-a chia địa hình Ấn Độ thành hai khu vực Bắc Ấn và Nam Ấn.

Câu 13: Cư dân Ấn Độ cổ đại sinh sống chủ yếu ở lưu vực hai con sông nào?

A. Hoàng Hà và Trường Giang.

B. Ơ-phơrat và Ti-gro.

C. Ấn và Hằng.

D. Hồng và Mã

Đáp án: C

Lời giải : Cư dân Ấn Độ cổ đại sinh sống chủ yếu ở lưu vực hai con sông Ấn và Hằng.

Câu 14: Ngành kinh tế chủ yếu của cư dân Ấn Độ cổ đại là

A. thủ công nghiệp và thương nghiệp.

B. trồng trọt và thương nghiệp.

C. thủ công nghiệp và trồng trọt.

D. trồng trọt và chăn nuôi.

Đáp án: D

Lời giải: Cư dân Ấn Độ cổ đại họ sản xuất nông nghiệp với hai ngành chính là trồng trọt và chăn nuôi.

Câu 15: Khoảng 2500 TCN, nhóm người nào đã xây dựng những thành thị dọc hai bên bờ sông Ấn?

A. Người Đra-vi-đa.

B. Người Xu-me.

C. Người Hi Lạp.

D. Người A-ri-a.

Đáp án: A

Lời giải : Khoảng 2500 năm TCN , người bản địa Đra-vi-đa đã xây dựng những thành thị dọc hai bên bờ sông Ấn.

Câu 16: Lưỡng Hà là vùng đất nằm trên lưu vực hai con sông nào?

A. Hoàng Hà và Trường Giang.

B. Sông Ấn và sông Hằng.

C. Sông Ơ-phrat và Ti-gro.

D. Sông Hồng và sông Đà.

Đáp án: C

Lời giải: Lưỡng Hà là vùng đất nằm trên lưu vực hai con sông Ơ-phrat và Ti-gro.

Câu 17: Ngành kinh tế chủ yếu của Lưỡng Hà cổ đại là

A. công nghiệp.

B. nông nghiệp.

C. thương nghiệp.

D. dịch vụ.

Đáp án: B

Lời giải: Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi (có nhiều đồng bằng, nguồn nước dồi dào…) nên nông nghiệp ở Lưỡng Hà vô cùng phát triển.

Câu 18: Ai Cập cổ đại nằm ở phía đông bắc của châu lục nào?

A. châu Phi

B. châu Á

C. châu Âu

D. châu Mĩ

Đáp án: A

Lời giải: Ai Cập cổ đại nằm ở phía đông bắc châu Phi.

Câu 19: Nhà nước Ai Cập cổ đại hình thành trên lưu vực con sông nào ?

A. Hoàng Hà.

B. Nin.

C. Ơ-phrat và Ti-gro

D. Trường Giang.

Đáp án: C

Lời giải: Ai Cập cổ đại hình thành trên lưu vực sông Nin.

Câu 20: Lãnh thổ Hi Lạp cổ đại chủ yếu nằm ở phía nam bán đảo 

A. I-ta-li-a

B. Ban-căng.

C. Trung Ấn.

D. Đông Dương.

Đáp án :B

Lời giải: Lãnh thổ Hi Lạp cổ đại chủ yếu nằm ở phía nam bán đảo Ban-căng.

Câu 21: Hi Lạp có nhiều khoáng sản như: đồng, sắt, vàng, bạc, đặc biệt là

A. titan.

B. thép.

C. thiếc.

D. đá cẩm thạch.

Đáp án: D

Lời giải: Hi Lạp có nhiều khoáng sản đặc biệt là đá cẩm thạch.

Câu 22: Đất đai của Hi Lạp khô cằn, chỉ thuận lợi cho sự sinh trưởng của loại cây trồng nào dưới đây?

A. Nho, ô liu.

B. Lúa nước.

C. Bạch dương.

D. Ngô đồng.

Đáp án: A

Lời giải: Đất đai của Hi Lạp khô cằn, chỉ thuận lợi cho trồng nho, ô liu.

Câu 23: Nơi phát sinh ban đầu của La Mã cổ đại là bán đảo

A. I-ta-li-a

B. Ban-căng.

C. Trung Ấn.

D. Đông Dương.

Đáp án: A

Lời giải: Nơi phát sinh ban đầu của La Mã cổ đại là bán đảo I-ta-li-a

Câu 24: Ở La Mã cổ đại, vùng thung lũng sông Pô và sông Ti-bơ thuận lợi cho việc sự phát triển của ngành kinh tế nào dưới đây?

A. Chăn nuôi.

B. Trồng trọt.

C. Buôn bán.

D. Khai thác khoáng sản.

Đáp án: B

Lời giải: Vùng thung lũng sông Pô và sông Ti-bơ thuận lợi cho việc trồng trọt.

Câu 25: Ở La Mã cổ đại, miền Nam và đảo Xi-xin thuận lợi cho sự phát triển của ngành kinh tế nào dưới đây?

A. Chăn nuôi.

B. Trồng trọt.

C. Buôn bán.

D. Khai thác khoáng sản.

Đáp án: A

Lời giải: Miền Nam và đảo Xi-xin có những đồng cỏ thuận tiện cho việc chăn nuôi.

Câu 26: Bán đảo I-ta-li-a thuận lợi cho sự phát triển của ngành kinh tế nào sau đây?

A. Chăn nuôi.

B. Trồng trọt.

C. Giao thương và hàng hải.

D. Phát triển công nghiệp.

Đáp án: C

Lời giải: Bán đảo I-ta-li-a có hàng nghìn km đường bờ biển , lại nằm ở vị trí trung tâm Địa Trung Hải, rất thuận lợi cho giao thương và các hoạt động hàng hải.

Câu 27. Hồ và sông ngòi không có giá trị nào sau đây?

A. Thủy sản.

B. Giao thông.

C. Du lịch.

D. Khoáng sản.

Lời giải

Đáp án D.

Câu 28. Hợp lưu là gì?

A. Diện tích đất đai có sông chảy qua và tạo ra hồ chứa nước.

B. Nơi dòng chảy của hai hay nhiều hơn các con sông gặp nhau.

C. Nơi có lượng nước chảy tạo ra mặt cắt ngang lòng ở sông.

D. Diện tích đất đai nơi sông thoát nước từ các cửa sông, biển.

Đáp án B.

Câu 29. Ở miền ôn đới nguồn cung cấp nước cho sông chủ yếu là do

A. nước mưa.

B. nước ngầm.

C. băng tuyết.

D. nước ao, hồ.

Đáp án C.

Câu 30. Hồ nào sau đây ở nước ta có nguồn gốc hình thành từ một khúc sông cũ?

A. Hồ Thác Bà.

B. Hồ Ba Bể.

C. Hồ Trị An.

D. Hồ Tây.

Đáp án D.

Câu 31. Chi lưu là gì?

A. Các con sông làm nhiệm vụ thoát nước cho sông chính.

B. Các con sông đổ nước vào con sông chính và sông phụ.

C. Diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên cho sông.

D. Lượng nước chảy tạo ra mặt cắt ngang lòng ở con sông.

Đáp án A.

Câu 32. Nước mặn chiếm khoảng bao nhiêu trong toàn bộ khối lượng nước trên Trái Đất?

A. 95%.

B. 90%.

C. 92%.

D. 97%.

Đáp án D.

Câu 33. Nước biển và đại dương có mấy sự vận động?

A. 5.

B. 3.

C. 2.

D. 4.

Đáp án B.

Câu 34. Dao động thủy triều lớn nhất vào các ngày nào sau đây?

A. Trăng tròn và không trăng.

B. Trăng khuyết và không trăng.

C. Trăng tròn và trăng khuyết.

D. Trăng khuyết đầu, cuối tháng.

Đáp án A.

Câu 35. Các dòng biển nóng thường có hướng chảy từ

A. vĩ độ cao về vĩ độ thấp.

B. vĩ độ thấp về vĩ độ cao.

C. bán cầu Bắc xuống Nam.

D. bán cầu Nam lên Bắc.

Đáp án B.

Câu 36. Sức hút của Mặt Trời và Mặt Trăng là nguyên nhân chủ yếu hình thành hiện tượng tự nhiên nào sau đây?

A. Dòng biển.

B. Sóng ngầm.

C. Sóng biển.

D. Thủy triều.

Đáp án D.

Câu 37. Nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ trong đất là

A. sinh vật.

B. đá mẹ.

C. địa hình.

D. khí hậu.

Đáp án A.

Câu 38. Khí hậu ôn đới lục địa có nhóm đất chính nào sau đây?

A. Đất pốtdôn.

B. Đất đen.

C. Đất đỏ vàng.

D. Đất nâu đỏ.

Đáp án A.

Câu 39. Ở khu vực rừng nhiệt đới ẩm có loại đất nào sau đây?

A. Xám.

B. Feralit.

C. Đen.

D. Pốtdôn.

Đáp án B.

Câu 40. Thổ nhưỡng là gì?

A. Lớp vật chất vụn bở trên bề mặt lục địa, hình thành từ quá trình phong hóa.

B. Lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa và các đảo, được đặc trưng bởi độ phì.

C. Lớp vật chất vụn bở, trên đó con người tiến hành các hoạt động trồng trọt.

D. Lớp vật chất tự nhiên, được con người cải tạo đưa vào sản xuất nông nghiệp.

Đáp án B.

--(Để xem tiếp nội dung ôn tập các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề cương ôn tập giữa HK2 môn Lịch sử và Địa lí 6 CTST năm 2021-2022. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

ADMICRO
NONE
OFF