OPTADS360
NONE
YOMEDIA

Đề cương ôn tập giữa HK2 môn Hoá 10 KNTT năm 2022-2023

29/03/2023 509.58 KB 153 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2023/20230329/949852564996_20230329_090300.pdf?r=8727
ADMICRO/
Banner-Video

Để giúp các em học sinh có thêm tài liệu học tập, rèn luyện chuẩn bị cho kì thi giữa HK2 môn Hoá 10 KNTT sắp tới, HỌC247 đã biên soạn, tổng hợp nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Hoá 10 KNTT năm 2022-2023 giúp các em học tập rèn luyện tốt hơn. Hi vọng đề cương dưới đây là tài liệu hữu ích cho các em trong quá trình học tập và ôn thi. Chúc các em thi tốt!

 

 
 

TRƯỜNG THPT TRƯỜNG CHINH

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II

NĂM HỌC: 2022 – 2023

MÔN:  HOÁ HỌC 10 – KNTT

 

 

A. LÝ THUYẾT CẦN LƯU Ý

Chương 4: Phản ứng oxi hóa khử

1. Khái niệm và quy tắc xác định của số oxi hóa.

2. Khái niệm phản ứng oxi hóa - khử, chất khử, chất oxi hóa, quá trình khử ,quá trình oxi hóa. 3. Lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa - khử bằng phương pháp thăng bằng e. 4. Một số phản ứng oxi hóa – khử quan trọng trong cuộc sống.

Chương 5: Năng lượng hóa học

1. Khái niệm phản ứng tỏa nhiệt, thu nhiệt, điều kiện chuẩn, nhiệt tạo thành và biến thiên enthalpy  của phản ứng.

2. Ý nghĩa của biến thiên enthalpy chuẩn.

3. Tính biến thiên enthalpy chuẩn của một số phản ứng theo năng lượng liên kết, nhiệt tạo thành.

B. BÀI TẬP 

* Trọn bộ Câu tập trong SGK Hóa học 10.

* Một số dạng Câu tập tiêu biểu:

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. Số oxi hóa của S trong SO2 và SO42-lần lượt là

A. +2, +4.

B. -2, -4.

C. +4, +6.

D. -4, +6.

2. Cho các chất sau: Cl2; HCl; NaCl; KClO3; HClO4; số oxi hóa của nguyên tử Cl trong phân tử các chất  trên lần lượt là

A. 0; +1; +1; +5; +7.

B. 0; -1; -1; +5; +7.

C. 1; -1; -1; -5; -7.

D. 0; 1; 1; 5; 7.

3. Dấu hiệu để nhận biết một phản ứng oxi hóa – khử là dựa trên sự thay đổi đại lượng nào sau đây của  nguyên tử?

A. Số khối.

B. Số oxi hóa.

C. Số hiệu

D. Số mol.

4. Chất khử là chất

A. Nhường e, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.

B. Nhường e, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.

C. Nhận e, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.

D. Nhận e, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.

5. Quá trình oxi hoá là

A. Quá trình nhường electron.

B. Quá trình nhận electron.

C. Quá trình tăng electron.

D. Quá trình giảm số oxi hoá.

6. Hãy cho biết  là quá trình nào sau đây?

A. Oxi hóa.

B. Khử.

C. Nhận proton.

D. Tự oxi hóa – khử.

7. Trong phản ứng hoá học: Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2, mỗi nguyên tử Mg đã

A. nhường 2 electron.

B. nhận 2 electron. 

C. nhường 1 electron.

D. nhận 1 electron.

8. Cho phản ứng hóa học: Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu. Trong phản ứng trên xảy ra

A. sự khử Zn2+ và sự oxi hóa Cu.

B. sự khử Zn2+ và sự khử Cu2+.

C. sự oxi hóa Zn và sự oxi hóa Cu.

D. sự oxi hóa Zn và sự khử Cu2+.

9. Khi tham gia các phản ứng đốt cháy nhiên liệu, oxygen đóng vai trò là

A. chất khử.

B. chất oxi hóa.

C. acid.

D. base.

10. Cho các phương trình phản ứng:

(1) 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3.

(2) NaOH + HCl → NaCl + H2O.

(3) Fe3O4 + 4CO → 3Fe + 4CO2. (4) AgNO3 + NaCl → AgCl + NaNO3

Trong các phản ứng trên, các phản ứng thuộc loại oxi hóa - khử là

A. (1), (2).

B. (2), (3)

C. (1), (3)

D. (2), (4)

11. Cho các phản ứng sau đây:

(1) FeS + HCl → FeCl2 + H2S

(2) 2KI + H2O + O3 → 2KOH + I2 + O2

(3) 2H2S + SO2 → 3S + 2H2O

(4) 2KClO3 → 2KCl + 3O2

(5) CaO + CO2 → CaCO3

Có bao nhiêu phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

12. Cho phương trình hóa học: 

6FeSO4 + K2Cr2O7 + 7H2SO4 →3Fe2(SO4)3 + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + 7H2O

Trong phản ứng trên, chất oxi hóa và chất khử lần lượt là

A. K2Cr2O7 và FeSO4.

B. K2Cr2O7 và H2SO4.

C. H2SO4 và FeSO4.

D. FeSO4 và K2Cr2O7.

13. Chlorine vừa đóng vai trò chất oxi hóa, vừa đóng vai trò chất khử trong phản ứng nào sau đây?

A. Na + Cl2 → NaCl

B. H2 + Cl2 → HCl

C. FeCl2 + Cl2 → FeCl3

D. KOH + Cl2 → KCl + KClO3 + H2O

14. Cho phương trình hóa học: aFe + bH2SO4 → cFe2(SO4)3 + dSO2 ↑ + eH2O. Tỉ lệ a : b là

A. 1: 3.

B. 1: 2.

C. 2: 3.

D. 2: 9

15. Cho các phát biểu sau:

(a) Chất khử (chất bị oxi hóa) là chất nhường electron và chất bị oxi hóa (chất bị khử) là chất nhận  electron.

(b) Quá trình nhường electron là quá trình khử và quá trình nhận electron là quá trình oxi hóa.

(c) Trong quá trình oxi hóa, chất oxi hóa bị oxi hóa lên số oxi hóa cao hơn.

(d) Trong quá trình khử, chất khử bị khử xuống số oxi hóa thấp hơn.

(e) Phản ứng trong đó có sự trao đổi (nhường – nhận) electron là phản ứng oxi hóa - khử.

(f) Trong phản ứng oxi hóa - khử, sự oxi hóa và sự khử luôn xảy đồng thời.

Số phát biểu không đúng là

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

16. Cảnh sát giao thông sử dụng các dụng cụ phân tích rượu etylic có chứa CrO3. Khi tài xế hà hơi thở vào dụng cụ phân tích trên, nếu trong hơi thở có chứa hơi rượu thì hơi rượu sẽ tác dụng với CrO3 có  màu da cam và biến thành Cr2O3 có màu xanh đen theo phản ứng hóa học sau: 

CrO3 + C2H5OH → CO2↑ + Cr2O3 + H2O

Tỉ lệ số mol chất khử và chất oxi ở phương trình hóa học trên là 

A. 1: 1

B. 1: 2

C. 2: 1

D. 1: 3.

17. Cho phản ứng hóa học:

Cl2 + KOH → KCl + KClO3 + H2O

Tỉ lệ giữa số nguyên tử chlorine đóng vai trò chất oxi hóa và số nguyên tử chlorine đóng vai trò chất  khử trong phương trình hóa học của phản ứng đã cho tương ứng là

A. 1: 5.

B. 5: 1.

C. 3: 1.

D. 1: 3.

18. Tổng hệ số cân bằng (nguyên, tối giản) của các chất trong phản ứng dưới đây là: 

Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O

A. 55.

B. 20.

C. 25.

D. 50.

19. Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng trong đó

A. hỗn hợp phản ứng truyền nhiệt cho môi trường

B. chất phản ứng truyền nhiệt cho sản phẩm.

C. chất phản ứng thu nhiệt từ môi trường

D. các chất sản phẩm thu nhiệt từ môi trường.

20. Điều kiện nào sau đây là điều kiện chuẩn đối với chất khí?

A. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 250C hay 298K.

B. Áp suất 1 bar và nồng độ 1 mol/L.

C. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 00C.

D. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 25K.

...

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1. Hoàn thành các phương trình hóa học sau theo phương pháp thăng bằng electron. Chỉ rõ chất khử,  chất oxi hóa.

a. NH3 + CuO → Cu + N2 + H2O.

b. P + H2SO → H3PO4 + SO2 + H2

c. KMnO4 + HClđ → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O

d. Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2O + H2O. 

e. Cl2 + NaOH → NaCl + NaClO3 + H2O

...

---(Để xem đầy đủ nội dung câu hỏi trắc nghiệm và tự luận, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Hoá 10 KNTT năm 2022-2023. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Chúc các em học tập tốt!

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF