OPTADS360
NONE
YOMEDIA

Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Sinh học 10 Cánh diều năm 2023-2024

30/10/2023 1.02 MB 87 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2023/20231030/549030096388_20231030_174637.pdf?r=9159
ADMICRO/
Banner-Video

Đề cương ôn tập giữa Học kì 1 môn Sinh học 10 Cánh diều năm 2023-2024 bao gồm: các kiến thức được tóm tắt ngắn gọn, đầy đủ và các bài tập vạn dụng sẽ giúp các em dễ dàng hơn trong việc ôn tập, hệ thống kiến thức quan trọng cũng như thử sức mình trước các dạng bài tập Sinh học 10 Cánh diều trước kỳ thi giữa Học kì 1 sắp đến. Chúc các em ôn tập tốt và đạt được kết quả cao nhé!

 

 
 

1. Kiến thức cần nhớ

1.1. Giới thiệu khái quát chương trình môn sinh học

- Đối tượng nghiên cứu của sinh học là các sinh vật sống và các cấp độ tổ chức khác của thế giới sống. Ngành Sinh học có nhiều lĩnh vực nghiên cứu như: Di truyền học và Sinh học phân tử, Sinh học tế bào, Vi sinh vật học, Giải phẫu học và Sinh lí học, Động vật học Thực vật học, Sinh thái học và Môi trưởng, Công nghệ sinh học,...

- Môn Sinh học giúp chúng ta hiểu rõ về thế giới sống, hình thành và phát triển năng lực sinh học, có thái độ đúng đắn đối với thiên nhiên.

- Ngành Sinh học ngày càng ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống con người, sự phát triển kinh tế — xã hội, sự phát triển bền vững môi trường sống và những vấn đề toàn cầu.

- Các ngành nghề liên quan đến sinh học gồm: y – được học, pháp y....

- Các ngành nghề ứng dụng sinh học gồm: công nghệ thực phẩm, khoa học môi trường, nông nghiệp, làm nghiệp, thuỷ sản,. . . 

- Có ba phương pháp cơ bản để nghiên cứu và học tập môn Sinh học, bao gồm: quan sát, làm việc trong phòng thí nghiệm và thực nghiệm khoa học.

- Những thiết bị và vật liệu phổ biến được dùng trong nghiên cứu sinh học gồm kính hiển vi kính lúp, mô hình, tranh ảnh và các dụng cụ thí nghiệm.

- Tiến trình nghiên cứu sinh học cần thực hiện theo các bước: quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu; xây dựng giả thuyết; thiết kế và tiến hành thí nghiệm; điều tra, khảo sát thực địa; làm báo cáo kết quả nghiên cứu.

- Tin sinh học là ngành khoa học sử dụng máy tính để phân tích và lưu giữ các dữ liệu sinh học. Tin sinh học đã trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho Sinh học và Công nghệ sinh học.

1.2. Các cấp tổ chức của thế giới sống

- Các đơn vị cấu tạo nên thế giới sống được gọi là cấp độ tổ chức của thế giới sống.

- Các cấp độ tổ chức sống thể hiện được các đặc trưng sống cơ bản như: chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng.

- Các cấp độ tổ chức sống từ thấp đến cao gồm: phân tử → bào quan → tế bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể → quan thế → quán xã → hệ sinh thái → sinh quyển. Trong đó, tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã – hệ sinh thái là các cấp độ tổ chức sống cơ bản.

- Các cấp độ tổ chức sống có mối quan hệ chặt chẽ: về cấu trúc, các cấp độ tổ chức sống cấp thấp làm nền tảng để hình thành nên các cấp độ cao hơn; về chức năng, các cấp độ tổ chức hoạt động luôn thống nhất với nhau để duy trì các hoạt động sống.

- Các cấp độ tổ chức sống có các đặc điểm chung như: tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc, là hệ thống mở tự điều chỉnh và liên tục tiến hoá.

1.3. Giới thiệu chung về tế bào

- Tế bào vừa là đơn vị cấu trúc, vừa là đơn vị chức năng cơ bản của cơ thể sống.

- Những nội dung cơ bản của học thuyết tế bào gồm:

+ Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.

+ Các tế bào là đơn vị cơ sở của cơ thể sống.

+ Tất cả các tế bào được sinh ra từ các tế bào trước đó bằng cách phân chia tế bào.

+ Các tế bào có thành phần hoá học tương tự nhau, có vật chất di truyền là DNA.

+ Hoạt động sống của tế bào là sự phối hợp hoạt động của các bào quan trọng tế bào.

1.4. Thành phần hóa học của tế bào

a. Các nguyên tố hóa học và nước

- Có khoảng 25 nguyên tố hoá học cấu tạo nên cơ thể sống, được chia thành hai nhóm là đa lượng và vi lượng. Đa số các nguyên tố đa lượng tham gia cấu tạo các hợp chất hữu cơ, còn các nguyên tố vi lượng chủ yếu cấu thành nên các enzyme, hormone, vitamin,...

- Các nguyên tố hoá học chính trong tế bào gồm C, H, O, N, P S. Trong đó, nguyên tố carbon có vai trò quan trọng vì cấu trúc nguyên tử carbon có thể liên kết với chính nó và nhiều nhóm chức khác nhau.

- Nước là thành phần cấu tạo chủ yếu ở mọi te bao sống. Do có tính phân cực nên nước có nhiều vai trò sinh học quan trọng đối với sự sống như: là thành phần cấu tạo nên tế bào, là dung môi hoà tan nhiều chất cần thiết và là môi trường của các phản ứng sinh hoả, điều hoà nhiệt độ cơ thể sinh vật.

b. Các phân tử sinh học

- Phân tử sinh học là các phân tử hữu cơ do sinh vật sống tạo thành. Chúng là thành phần cấu tạo và thực hiện nhiều chức năng trong tế bào.

- Carbohydrate được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O được chia thành đường đơn, đường đôi và đường đa. Carbohydrate là nguồn dự trữ và cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào cũng như tham gia cấu tạo nên nhiều thành phần của tế bào và cơ thể.

- Lipid được cấu tạo chủ yếu từ các nguyên tố C, H, O. Lipid được chia thành hai nhóm là lipid đơn giản (mỡ, dầu và sáp) và lipid phức tạp (phospholipid và steroid). Lipid có vai trò dự trữ và cung cấp năng lượng cho cơ thể, tham gia cấu tạo tế bào và nhiều quá trinh sinh lí của cơ thể.

- Protein là đại phân tử hữu cơ được cấu tạo chủ yếu từ các nguyên tố C, H, O, N.

- Protein được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, mỗi đơn phân là các amino acid. Amino acid được chia thành hai nhóm là amino acid thay thế và amino acid không thay thế.

- Protein có nhiều bậc cấu trúc khác nhau: bậc 1, bậc 2, bậc 3 và bậc 4. Protein là phân tử sinh học có chức năng đa dạng nhất trong tế bào: cấu tạo, dự trữ amino acid, xúc tác, điều hoà, vận chuyển, bảo vệ, vận động, thu nhận thông tin,...

- Nucleic acid được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, mỗi đơn phân là các nucleotide. Các loại nucleotide cấu tạo nên DNA gồm A, T, G, C; còn RNA gồm A, U, G, C

- DNA có cấu tạo gồm hai mạch polynucleotide liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung, DNA có chức năng lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền,

- RNA thường có cấu tạo gồm một chuỗi polynucleotide, có ba loại chính: mRNA, IRNA và IRNA. Mỗi loại có cấu trúc và chức năng khác nhau trong quá trình truyền đạt thông tin di truyền từ DNA sang protein.

2. Trắc nghiệm ôn tập

Câu 1. Các sinh vật sống và các cấp độ tổ chức khác của thế giới sống, bao gồm thực vật, động vật, vi khuẩn, nấm...và con người là đối tượng của ngành khoa học nào?

A. Hóa học                  B. Vật lý học               C. Sinh học                 D. Thiên văn học

Câu 2. Đâu là khái niệm đúng của Sinh học

A. Là ngành khoa học nghiên cứu vật chất

B.  Là ngành khoa học nghiên cứu sự sống

C. Là ngành khoa học nghiên cứu những hiện tượng tự nhiên

D. Là ngành khoa học nghiên cứu sự hình thành vật chất

Câu 3. Để quan sát được hình dạng kích thước của các tế bào thực vật, chúng ta cần dụng cụ gì?

A. Kính hiển vi quang học      B. Kính hiển vi điện tử                      

C. Kính lúp cầm tay                D. Kính lúp đeo mắt

Câu 4. Khi quan sát và phân loại hạt giống đậu xanh (đỗ xanh), người ta sử dụng phương tiện gì để quan sát

A. Kính hiển vi điện tử           B. Kính hiển vi quang học     

C. Kính lúp cầm tay                D. Kính phân kì

Câu 5. Trường hợp nào dưới đây có thể áp dụng phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm

A. Tìm hiểu tập tính sinh sản chim bồ câu

B. Tìm hiểu khả năng nảy mầm của hạt đỗ đen

C. Tìm hiểu chiều cao của cây ngô trong ruộng

D. Phân loại các cây non đủ tiêu chuẩn

Câu 6. Bioinformatics là từ để chỉ ngành

A. Sinh học ứng dụng

B. Tin sinh học

C. Công nghệ sinh học

D. Sinh học thực nghiệm

Câu 7. Đâu là tiến trình theo đúng các bước của phương pháp nghiên cứu quan sát:

A. Xác định mục tiêu → Tiến hành → Báo cáo

B. Ghi chép → Tiến hành → Xác định mục tiêu → Báo cáo

C. Tiến hành → Ghi chép → Báo Cáo

D. Xác định mục tiêu → Ghi chép → Báo cáo → Tiến hành

Câu 8. Đâu là tiến trình theo đúng các bước của nghiên cứu khoa học:

A. Hình thành giả thuyết khoa học → Quan sát và đặt câu hỏi → Kiểm tra giả thuyết khoa học → Làm báo cáo kết quả nghiên cứu

B. Kiểm tra giả thuyết khoa học → Quan sát và đặt câu hỏi → Hình thành giả thuyết khoa học → Làm báo cáo kết quả nghiên cứu

C. Quan sát và đặt câu hỏi → Hình thành giả thuyết khoa học → Kiểm tra giả thuyết khoa học → Làm báo cáo kết quả nghiên cứu

D. Hình thành giả thuyết khoa học → Quan sát và đặt câu hỏi → Làm báo cáo kết quả nghiên cứu → Kiểm tra giả thuyết khoa học

Câu 9. Phương pháp thu nhận thông tin được thực hiện trong không gian giới hạn của phòng thí nghiệm, gồm ba bước chuẩn bị, tiến hành và báo cáo kết quả còn được gọi là?

A. Quan sát

B. Làm việc trong phòng thí nghiệm

C. Phân tích số liệu

D. Thực nghiệm khoa học

Câu 10. Quan sát hình thái của hạt, chọn hai loại hạt đậu xanh. Từ đó, câu hỏi đặt ra là “Hình thái của hạt đậu xanh có liên quan đến khả năng nảy mầm của hạt đậu xanh không?”.

Đây là bước nào trong tiến trình nghiên cứu khoa học?

A. Quan sát và đặt câu hỏi     

B. Hình thành giải thuyết khoa học

C. Kiểm tra giả thuyết khoa học        

D. Làm báo cáo kết quả nghiên cứu

Câu 11. Phương pháp sử dụng tri giác để thu thập thông tin về đối tượng được quan sát là

A. Phương pháp quan sát

B. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm

C. Phương pháp thực nghiệm khoa học

D. Cả ba phương pháp trên

Câu 12. Trong quá trình thực hiện các thí nghiệm được sử dụng các dụng cụ, hóa chất và cần phải chú ý:

A. Các lưu ý về cháy nổ, an toàn về hóa chất

B. Quy tắc vận hành máy móc trong phòng thí nghiệm.

C. Trang bị cá nhân

D. Cả ba đáp án trên

Câu 13. Khái niệm cấp độ tổ chức sống là:

A. Cấp độ tổ chức của vật chất có biểu hiện đầy đủ đặc tính của sự sống

B. Cấp độ tổ chức của tế bào có biểu hiện đầy đủ đặc tính của sự sống

C. Cấp độ tổ chức của vật chất có biểu hiện một vài đặc tính của sự sống

D. Cấp độ tổ chức của tế bào có biểu hiện một vài đặc tính của sự sống

Câu 14. "Đàn hươu sống trong rừng" thuộc cấp độ tổ chứng sống nào dưới đây?

A. Cá thể                     B. Quần thể                 C. Quần xã                  D. Hệ sinh thái

Câu 15. Cho các ý sau:

1) Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.

2) Là hệ kín, có tính bền vững và ổn định.

3) Liên tục tiến hóa.

4) Là hệ mở, có khả năng tự điều chỉnh.

5) Có khả năng cảm ứng và vận động.

6) Thường xuyên trao đổi chất với môi trường.

Trong các ý trên, có mấy ý là đặc điểm của các cấp độ tổ chức sống cơ bản?

A. 5                 B. 3                 C. 4                 D. 2

Câu 16. Đặc tính quan trọng nhất đảm bảo tính bền vững và ổn định tương đối của tổ chức sống là:

A. Trao đổi chất và năng lượng

B. Sinh sản

C. Sinh trưởng và phát triển

D. Khả năng tự điều chỉnh và cân bằng nội môi

Câu 17. Những đặc điểm nào sau đây chỉ có ở tổ chức sống mà không có ở vật vô sinh? 

1. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc

2. Là hệ kín, có tính ổn định và bền vững

3. Liên tục tiến hóa

4. Là hệ mở, có khả năng tự điều chỉnh

5. Có khả năng cảm ứng và vận động 

6. Thường xuyên trao đổi chất với môi trường

A. 1, 2, 3, 4                 B. 1, 3, 4, 5                

C. 1, 3, 4, 6                 D. 2, 3, 5, 6

Câu 18. Cấp độ tổ chức sống nào dưới đây cấu tạo nên các cấp độ tổ chức cơ bản

A. Cơ thể                    B. Tế bào                   

C. Cơ quan                  D. Quần thể

Câu 19. Các cấp độ tổ chức sống cơ bản gồm: quần thể, cơ thể, quần xã – hệ sinh thái, tế bào. Thứ tự sắp xếp từ thấp đến cao là:

A. Tế bào => Cơ  thể => Quần xã – hệ sinh thái => Quần thể

B. Tế bào => Cơ  thể => Quần thể => Quần xã – hệ sinh thái

C. Cơ  thể => Tế bào => Quần xã – hệ sinh thái => Quần thể

D. Tế bào => Quần xã – hệ sinh thái => Quần thể => Cơ  thể

Câu 20. Hình ảnh dưới thể hiện cấp độ tổ chức sống nào

A. Tế bào                    B. Cơ thể                    

C. Quần thể                 D. Hệ sinh thái

Câu 21. Nội dung đầy đủ của học thuyết tế bào là?

A. Mọi sinh vật được cấu tạo từ tế bào. Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của cơ thể sống

B. Các tế bào được sinh ra từ các tế bào sống trước đó. Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của cơ thể sống

C. Mọi sinh vật sống đều được cấu tạo từ tế bào. Các tế bào ddeuf được sinh ra từ các tế bào sống trước đó

D. Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào, các tế bào đều được sinh ra từ tế bào sống. Tế bào là đơn vị cấu tạo cơ bản của cơ thể sống.

Câu 22. Trong sinh học Virus được coi là?

A. Sinh vật đơn bào    B. Sinh vật đa bào                  

C. Động vật kí sinh     D. Dạng sống đặc biệt

Câu 23. Sự ra đời của học thuyết tế bào có ý nghĩa gì?

A. Không làm thay đổi nhận thức của giới khoa học thời kì đó về cấu tạo của sinh vật

B. Làm thay đổi nhận thức của giới khoa học thời kì đó về cấu tạo của sinh vật

C. Dừng lại việc nghiên cứu cấu tạo và chức năng của tế bào, cơ thể

D. Dừng lại việc phát triển nghiên cứu và phát triển kính hiển vi

Câu 24. Muốn quan sát được tế bào, ta thường sử dụng dụng cụ gì?

A. Kính lúp                 B. Kính hiển vi                       

C. Mắt thường            D. Kính hội tụ

Câu 25. Tế bào chỉ được sinh ra từ tế bào có trước nhờ quá trình gì?

A. Thụ tinh                  B. Phân chia               

C. Giảm phân              D. Dịch mã

Câu 26. Tế bào thực hiện những hoạt động sống cơ bản nào?

A. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng

B. Sinh trưởng và phát triển, sinh sản

C. Vận động, tự điều chỉnh và thích nghi

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 27. Nguyên tố vi lượng trong cơ thể sống không có đặc điểm nào sau đây?

A. Chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 0,01% khối lượng chất sóng của cơ thể.

B. Chỉ cần cho thực vật ở giai đoạn sinh trưởng.

C. Tham gia vào cấu trúc bắt buộc của hệ enzim trong tế bào.

D. Là những nguyên tố có trong tự nhiên.

Câu 28. Nhận định nào sau đây không đúng về các nguyên tố chủ yếu của sự sống (C, H, O, N)?

A. Có tính sinh học phù hợp với các tổ chức sống.

B. Có tính chất lý, hóa phù hợp với các tổ chức sống.

C. Có khả năng liên kết với nhau và với các nguyên tố khác tạo nên đa dạng các loại phân tử và đại phân tử.

D. Hợp chất của các nguyên tố này luôn hòa tan trong nước.

Câu 29. Câu nào sau đây không đúng với vai trò của nước trong tế bào?

A. Nước tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất.

B. Nước là thành phần cấu trúc của tế bào.

C. Nước cung cấp năng lượng cho tế bào hoạt động.

D. Nước trong tế bào luôn được đổi mới.

Câu 30. Bệnh nào sau đây liên quan đến sự thiếu nguyên tố vi lượng?

A. Bệnh bướu cổ         B. Bệnh còi xương                 

C. Bệnh cận thị           D. Bệnh tự kỉ

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Sinh học 10 Cánh diều năm 2023-2024. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Ngoài ra, các em có thể thực hiện làm đề thi trắc nghiệm online tại đây:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF