Nhằm giúp các em nắm vững kiến thức các bài học môn Ngữ văn 10 KNTT và rèn luyện các dạng đề trong bài thi giữa HK1 sắp đến, HOC247 xin giới thiệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 10 KNTT năm 2023-2024 dưới đây. Chúc các em ôn tập thật tốt và đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới nhé!
1. Kiến thức
1.1. Văn học
Bài 1: Thần trụ trời
- Tác giả dân gian Việt Nam.
- Thể loại: Thần thoại Việt Nam.
- Nội dung: Kể về vị thần đã tạo nên trời và đất.
- Nghệ thuật: Kết cấu truyện đơn giản, dễ hiểu, đề cao trí tưởng tượng của nhân vật hư cấu, các nhân vật đều là vị thần của tự nhiên.
Bài 2: Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới
- Tác giả dân gian Việt Nam.
- Thể loại: Thần thoại Việt Nam.
- Nội dung: Kể về thần sét và công việc thi hành luật thiên đình dưới địa giới và câu chuyện về thần gió cũng như cái kết cho sự nghịch ngợm của con thần.
Bài 3: Tản Viên từ Phán sự lục
- Tác giả: Nguyễn Dữ
- Thể loại: Truyền kỳ
- Nội dung: Thông qua hình ảnh kẻ sĩ chính trực Ngô Tử, tác giả đã đề cao tinh thần cương trực, khẳng khái dám đấu tranh chống lại cái ác. Qua đó thể hiện niềm tin vào công lý, chính nghĩa nhất định sẽ chiến thắng gian tà.
- Nghệ thuật: Truyện kết hợp nhiều yếu tố người, ma, trần gian, địa ngục. Cốt truyện giàu kịch tính, kết cấu logic, cách dẫn truyện biến hóa và lôi cuốn có nút thắt và mở nút. Hình tượng các nhân vật được xây dựng rõ nét và sắc xảo.
Bài 4: Chữ người tử tù
- Tác giả: Nguyễn Tuân - Thể loại: Truyện ngắn
- Nội dung: Truyện khắc họa chân dung người nghệ sĩ tài hoa và trong sáng như Huấn Cao đồng thời thể hiện cái nhìn của nhà văn về con người tài hoa với khí phách anh hùng.
- Nghệ thuật: Tình huống truyện được xây dựng độc đáo, thủ pháp đối lập được đẩy lên đến đỉnh cao, ngôn ngữ sử dụng giàu tính tạo hình, góc cạnh.
Bài 5: Tê - dê
- Tác giả: Edith Hamilton
- Thể loại: Thần thoại Hy Lạp
- Nội dung: Tác phẩm Tê - dê ca ngợi sự dũng cảm của người anh hùng A-ten đã dám đứng lên tiêu diệt cái ác để đòi lại bình an cho nhân dân.
- Nghệ thuật: Kết cấu truyện kịch tính, lo-gic và chặt chẽ, cách dẫn truyện lôi cuốn, biến hóa có cao trào, nhân vật được xây dựng sắc xảo, rõ nét.
Bài 6: Chùm thơ hai - cư
- Tác giả: Baso Chiyo Issa
- Thể loại: Thơ hai - cơ
- Nội dung: Thơ hai - cư viết về vẻ đẹp của thế giới tự nhiên
- Nghệ thuật: ngắn gọn, gồm 17 âm tiết, ngắt thành 3 đoạn theo thứ tự 5-7-5. Sử dụng quý ngữ ( từ ngữ chỉ mùa hoặc hình ảnh tiêu biểu cho mùa). Ngôn ngữ chấm phả, chỉ gợi chứ không tả, để lại nhiều khoảng trống cho độc giả tự tưởng tượng.
Bài 7: Thu hứng
- Tác giả: Đỗ Phủ
- Thể loại: Thơ thất ngôn bát cú đường luật
- Nội dung: Bức tranh mùa thu cùng với tình yêu nước thương dân của tác giả.
- Nghệ thuật: Sử dụng giọng thơ buồn đầy tâm trạng, câu chữ được chăm chút. Dùng bút pháp tả cảnh ngụ tình, bút pháp đối lập, ngôn ngữ ước lệ với nhiều tầng ý nghĩa khác nhau.
Bài 8: Mùa xuân chín
- Tác giả: Hàn Mặc Tử
- Thể loại: thể thơ bảy chữ
- Nội dung: Khung cảnh mùa xuân tươi đẹp tràn đầy sức sống ở vùng làng quê Việt Nam. Bài thơ còn thể hiện tình yêu cuộc sống, yêu con người của thi nhân. Bên cạnh đó còn gửi gắm vào đó niềm hy vọng về cuộc sống tốt đẹp hơn.
- Nghệ thuật: Sử dụng ngôn ngữ mộc mạc dễ hiểu, các hình ảnh thơ gần gũi thân thuộc, giọng thơ tự nhiên, tâm tình.
1.2. Tiếng việt
- Từ Hán Việt là từ ngữ vay mượn có nghĩa gốc từ tiếng Hán nhưng được ghi lại bằng chữ cái la- tinh
- Từ ghép chính phụ Hán Việt: Trật tự yếu tố:
+ Yếu tố chính đứng trước, yếu tổ phụ đứng sau trong trường hợp giống với trật tự từ ghép thuần Việt.
+ Yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau trong trường hợp khác với trật tự từ ghép thuần Việt.
- Các lỗi dùng từ: Tham khảo ở trên.
1.3. Tập làm văn
a. Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm và đưa ra ý kiến khái quát về tác phẩm. Đưa ra lí do lựa chọn tác phẩm để phân tích.
b. Thân bài:
- Tóm tắt nội dung chính của truyện
- Phân tích đánh giá về chủ đề truyện
- Phân tích đánh giá về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm, lấy dẫn chứng từ tác phẩm
c. Kết bài: Khẳng định lại giá trị của tác phẩm, mở rộng liên hệ với bản thân.
2. Ma trận đề thi
Mức độ Chủ đề |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Tổng |
|
Cấp thấp |
Cấp cao |
||||
1. Đọc-hiểu |
Xác định không gian, thời gian, cốt truyện và nhân vật của truyện |
Ý nghĩa của truyện |
Biện pháp tu từ và tác dụng |
||
Số câu: 4 Số điểm: 4.0 Tỉ lệ: 40% |
2 2.0 điểm |
1 1.0 điểm |
1 1.0 điểm |
Số câu: 4 Số điểm: 4.0 Tỉ lệ: 40% |
|
2. Làm văn: |
|||||
Văn nghị luận
|
Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và một số hình thức nghệ thuật của truyện kể. |
||||
Số câu: 1 Số điểm: 6.0 |
Số câu: 1 Số điểm: 6.0 Tỉ lệ: 60% |
||||
Tổng số câu: Tổng số điểm: Tỷ lệ: |
2 2.0 20% |
1 1.0 10 % |
2 7,0 70% |
5 10 100% |
3. Đề thi minh hoạ
Phần 1: Đọc hiểu (5điểm)
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
LÁ ĐỎ
Gặp em trên cao lộng gió
Rừng lạ ào ào lá đỏ
Em đứng bên đường như quê hương
Vai áo bạc quàng súng trường.
Đoàn quân vẫn đi vội vã
Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa.
Chào em, em gái tiền phương
Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn.
Em vẫy cười đôi mắt trong.
(Trích từ Tuyển tập thơ Việt Nam giai đoạn chống Mĩ cứu nước, Nguyễn Đình Thi, NXB Hội nhà văn, 1999)
Câu 1 (1 điểm): Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên.
Câu 2 (1 điểm): Tìm và giải thích nghĩa của các từ Hán Việt trong bài thơ.
Câu 3 (1 điểm): Câu thơ “Vai áo bạc quàng súng trường” gợi lên vẻ đẹp gì của người con gái tiền phương?
Câu 4 (2 điểm): Hình ảnh “em gái tiền phương” gợi lên cho anh/chị suy nghĩ gì về sự góp mặt của những người phụ nữ trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc?
Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)
Đọc đoạn thơ:
Nếu là con chim, chiếc lá,
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh.
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?
(Một khúc ca, Tố Hữu)
Thực hiện yêu cầu: Anh/chị suy nghĩ gì về quan niệm sống của Tố Hữu trong đoạn thơ trên? Hãy trả lời câu hỏi bằng cách viết một bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ).
ĐÁP ÁN
Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)
Câu 1
- Thể thơ: thơ tự do.
- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.
Câu 2
Từ Hán Việt trong bài thơ:
- Quê hương: quê của mình, là nơi có sự gắn bó tự nhiên về tình cảm.
- Tiền phương: vùng đang diễn ra những trận chiến đấu trực tiếp với địch; đối lập với hậu phương.
Câu 3
- HS có thể nêu cách hiểu khác nhau theo quan điểm của cá nhân, nhưng cần đảm bảo ý: gợi lên vẻ đẹp gần gũi, thân thương, vừa mộc mạc, tảo tần vừa kiên cường, rắn rỏi,… của người con gái tiền phương.
Câu 4
- HS nêu được những suy nghĩ của mình về sự góp mặt của những người phụ nữ trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc sau khi đọc xong bài thơ.
- Gợi ý:
+ Hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn thật đẹp và oai hùng.
+ Họ không tiếc tuổi xuân, không sợ nguy hiểm mà đã ra trận. Họ ra đi với tinh thần ” Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai”…
---(Để xem tiếp nội dung của tài liệu các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là phần trích nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 10 KNTT năm 2023-2024. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Tư liệu nổi bật tuần
-
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Vật lý 12 năm 2023 - 2024
09/10/20231379 -
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2023-2024
09/10/2023956 -
100 bài tập về Dao động điều hoà tự luyện môn Vật lý lớp 11
14/08/2023342 - Xem thêm
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)