OPTADS360
NONE
YOMEDIA

Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Địa lí 9 năm 2023-2024

10/10/2023 1.02 MB 483 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2023/20231010/5164816316_20231010_161522.pdf?r=9114
ADMICRO/
Banner-Video

Nhằm giúp các em chuẩn bị thật tốt cho kì thi giữa Học kì 1 sắp tới, HOC247 đã biên soạn tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Địa lí 9 năm 2023-2024 dưới đây. Tài liệu được biên soạn chi tiết với phần tóm tắt lý thuyết và bài tập trắc nghiệm giúp các em tiếp cận và dễ dàng chinh phục đề thi. Chúc các em học tốt nhé!

 

 
 

1. Kiến thức cần nhớ

- Nước ta có 54 dân tộc.

- Dân tộc Kinh (Việt) có số dân đông nhất (86,2%).

- Mỗi dân tộc có bản sắc văn hoá riêng thể hiện qua: ngôn ngữ, trang phục, phong tục tập quán, …

- Các dân tộc có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, chung sống đoàn kết cùng nhau xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Nền văn hóa Việt Nam phong phú, giàu bản sắc là do: có thành phần dân tộc đa dạng.

- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài cũng là một bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

1.2.1. Các nhân tố tự nhiên

a. Tài nguyên đất

- Đa dạng, có 2 loại đất chính:

+ Đất phù sa: tập trung chủ yếu ở các đồng bằng -> thích hợp trồng cây lúa  nước, và cây ngắn ngày khác.

+ Đất feralít: tập trung chủ yếu ở trung du và miền núi -> thích hợp trồng cây công lâu năm như cây công nghiệp, cây ăn quả và một số cây ngắn ngày như sắn, ngô,...

b. Tài nguyên khí hậu

- Nhiệt đới ẩm gió mùa; phân hoá đa dạng => cây trồng xanh quanh năm, sinh trưởng nhanh -> có thể tăng vụ, trồng nhiều loại cây.

- Khó khăn: Sâu bệnh phát triển nhanh, có nhiều thiên tai.

c. Tài nguyên nước

Rất phong phú, phân bố không đều trong năm mùa khô hạn hán, mùa mưa lũ lụt.

d. Tài nguyên sinh vật

Phong phú và đa dạng là cơ sở thuần dưỡng, lai tạo nên các giống cây trồng vật nuôi thích nghi với môi trường.

1.2.2. Các nhân tố kinh tế xã hội

a. Dân cư và lao động nông thôn

- Chiếm tỉ lệ cao, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp.

b. Cơ sở vật chất – kĩ thuật

- Ngày càng được hoàn thiện hơn

c. Chính sách phát triển nông nghiệp

- Nhà nước có nhiều chính sách nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp.

d. Thị trường trong và ngoài nước

- Thị trường ngày càng được mở rộng.

- Thị trường trong nước khá rộng lớn, …

- Sức cạnh tranh hàng ngoại nhập, ….

- Sức ép cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu, …..

- Tạo mối liên hệ giữa các ngành, ……

- Tài nguyên thiên nhiên là tiền đề cơ bản, nhân tố kinh tế – xã hội là yếu tố quyết định đến sự phát triển. Trong hai nhóm nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp thì nhóm nhân tố tự nhiên là quan trong, nhóm nhân tố kinh tế - xã hội là quyết định. Vì tự nhiên là cơ sở ban đầu quan trọng định hướng cho sự phát triển và phân bố ngành nông nghiệp. Còn nông nghiệp phát triển như thế nào và phân bố ở đâu đạt được những thành tựu gì là do con người quyết định.

1.2.3. Đặc điểm của nguồn lao động

- Nước ta có nguồn lao động dồi dào và tăng nhanh, mỗi năm tăng khoảng 1 triệu lao động

- Có kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp

- Có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật, cất lương ngày càng được nâng lên - Còn hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn,…..

1.2.4. Vấn đề việc làm đang gay gắt ở nước ta

- Nguồn lao động dồi dào trong điều kiện kinh tế chưa phát triền nên đã gây sức ép cho vấn đề giải quyết việc làm.

- Đưa ra được các giải pháp giải quyết việc làm, ít nhất là 3 giải pháp:

+ Nâng cao chất lương nguốn lao động, phân bố lại dân cư và nguồn lao động, xuất khẩu lao động.

+ Ở nông thôn phát triển nghề thủ công, thâm canh, các thành thị phát triển dịch vụ và công nghiệp, ....

Biểu đồ cơ cấu lực lượng lao động phân theo thành thị, nông thôn và theo đào tạo, năm 2003 (%)

1.2.5. Vai trò của các loại rừng

+ Rừng sản xuất: cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến, dân dụng và xuất khẩu.

+ Rừng phòng hộ: phòng chống thiên tai bảo vệ môi trường.

+ Rừng đặc dụng: Bảo tồn nguồn gen sinh vật, bảo vệ hệ sinh thái, phát triển du lịch, …

+ Rừng trồng, mô hình nông lâm kết hợp: tăng độ che phủ rừng, cung cấp nguyên liệu, bảo vệ môi trường.

1.3. Rèn luyện kỹ năng

- Vẽ biểu đồ đường, cột, miền, kết hợp, ...

2. Trắc nghiệm ôn tập

Câu 1: Hiện nay, Việt Nam có bao nhiêu dân tộc cùng chung sống?

A. 51 dân tộc                      B. 52 dân tộc

C. 53 dân tộc                      D. 54 dân tộc

Câu 2: Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, dân tộc nào chiếm tỉ lệ lớn nhất?

A. Dân tộc Thái.                                                             B. Dân tộc Việt( Kinh).

C. Dân tộc Mường.                                                        D. Dân tộc Chăm.

Câu 3: Người Việt(Kinh) có đặc điểm phân bố:

A. Chỉ tập trung ở khu vực đồng bằng.

B. Chỉ tập trung ở khu vực trung du, miền núi.

C. Phân bố đều trên toàn lãnh thổ.

D. Phân bố rộng khắp, song tập trung đông ở các vùng đồng bằng, trung du và duyên hải.

Câu 4: Các dân tộc ít người nước ta phân bố chủ yếu ở:

A. Đồng bằng  sông Hồng.                                             B. Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Vùng duyên hải.                                                        D. Vùng Trung du và miền núi.

Câu 5: Dân tộc Tày, Nùng phân bố chủ yếu ở:

A. Khu vực tả ngạn sông Hồng

B. Từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả.

C. Trên các vùng núi cao thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ.

D. Các tỉnh cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Câu 6: Các vùng núi cao thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú chủ yếu của các dân tộc:

A. Tày, Nùng.                     B. Thái, Mường.                 C. Dao.                               D. Mông

Câu 7: Dân tộc Thái, Mường có địa bàn cư trú ở:

A. Tả ngạn sông Hồng

B. Từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả.

C. Trên các vùng núi cao thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ.

D. Các tỉnh cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Câu 8: Các dân tộc Chăm, Khơ-me phân bố chủ yếu ở:

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ

B. Đồng bằng sông Hồng

C. Khu vực Trường Sơn, Tây Nguyên

D. Các tỉnh cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Câu 9: Ở các sườn núi từ 700- 1000 m thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú chủ yếu của người:

A. Tày, Nùng.                     B. Thái Mường.                 

C. Dao.                               D. Mông

Câu 10: Người Hoa tập trung chủ yếu ở các đô thị, nhất là:

A. Hà Nội                           B. Hải Phòng                     

C. Thái Nguyên                  D. TP Hồ Chí Minh

Câu 11: Về tổng số dân, đứng ngay sau dân tộc Việt( Kinh) là:

A. Tày- Thái                       B. Mường Khơ- me           

C. Hoa- Khơ-me                D. Chăm- Hoa

Câu 12: Có số dân đông nhất ở nước ta là các dân tộc thuộc ngữ hệ:

A. Hán Tạng                       B. Nam Á

C. Nam Đảo                       D. Tày Thái

Câu 13: Khu vực có nhiều dân tộc ít người sinh sống nhất ở nước ta là:

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ                                   B. Bắc Trung Bộ

C. Duyên hải Nam Trung Bộ                                         D. Tây Nguyên

Câu 14: Yếu tố nào sau đây của dân tộc Việt Nam vừa là thế mạnh vừa là hạn chế trong xây dựng và phát triển kinh tế:

A. Địa bàn phân bố khác nhau

B. Sự đa dạng về ngôn ngữ, văn hóa

C. Số lượng dân của các thành phần dân tộc chênh lệch lớn

D. Các dân tộc có trình độ phát triển khác nhau

Câu 15: Ý nào sau đây chưa đúng:

Chính sách phân bố lại dân cư và lao động của Đảng và Nhà nước đã làm cho:

A. Địa bàn phân bố dân cư của các dân tộc có nhiều thay đổi

B. Sự khác biệt về bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc giảm dần

C. Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế xã hội giữa các dân tộc giảm dần

D. Tiềm năng của từng vùng được khai thác hiệu quả hơn

Câu 16: Nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về khu vực trung du và miền núi:

A. Đây là vùng thượng nguồn của các con sông lớn

B. Có tiềm năng lớn về tài nguyên thiên nhiên

C. Có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng

D. Có trình độ phát triển kinh tế- xã hội cao nhất

Câu 17: Không gian văn hóa cồng chiêng là nét văn hóa độc đáo của các dân tộc ở :

A. Tây Nguyên                                                               B. Tây Bắc

 C. Duyên hải Nam Trung Bộ                                         D. Bắc Trung Bộ

Câu 18: Dệt thổ cẩm là nghề thủ công truyền thống đặc trưng của các dân tộc:

 A. Dao, Mông                     B. Gia- rai, Ê-đê

C. Tày, Thái                        D. Khơ me

Câu 19: Giải pháp hữu hiệu nhất để giảm dần chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế xã hội giữa các dân tộc là:

A. Phân bố lại dân cư và nguồn lao động giữa các khu vực

B. Đẩy mạnh giao lưu kinh tế xã hội giữa các vùng

C. Thực hiện tốt chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình

D. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng cho các vùng cao, vùng sâu, vùng xa

Câu 20: Ý nào sau đây không đúng:

A. Tất cả các dân tộc đang sinh sống ở Việt Nam đều có nguồn gốc bản địa

B. Mỗi dân tộc đều có kinh nghiệm sản xuất và bản sắc văn hóa riêng

C. Hiện nay đời sống của đồng bào các dân tộc ít người ngày càng được cải thiện

D. Hiện nay phân bố của các dân tọc đã có nhiều thay đổi

Câu 21: Các thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay là:

A. Nhà nước, tập thể, tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

B. Nhà nước, tư nhân, hợp tác xã, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

C. Nhà nước, tổ hợp tác, tư nhân, cá thể, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

D. Nhà nước, cá thể, tập thể, tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Câu 22: Ý nào sau đây không phải là thành tựu trong phát triển kinh tế của nước ta?

A. Kinh tế tăng trưởng tương đối vững chắc

B. Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa

C. Không còn các xã nghèo, vùng nghèo

D. Phát triển kinh tế hàng hóa hướng ra xuất khẩu

Câu 23: Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP của nước ta hiện nay là thành phần kinh tế:

A. Nhà nước                                                                   B. Tư nhân

C. Tập thể                                                                       D. Có vốn đầu tư nước ngoài

Câu 24: Ý nghĩa tích cực của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần là:

A. Giảm dần sự phát triển chênh lệch giữa các vùng, các địa phương

B. Giảm dần sự chênh lẹch về mức sống giữa các dân tộc, giữa thành thị và nông thôn

C. Huy động tốt hơn các nguồn lực phát triển kinh tế trong và ngoài nước

D. Nâng cao sức mạnh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường thế giới

Câu 25: Tỉ trọng của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp trong cơ cấu GDP giảm và chiếm tỉ trọng thấp nhất chứng tỏ:

A. Nông, lâm, ngư nghiệp có vị trí không quan trọng trong nền kinh tế nước ta.

B. Nước ta đã hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa .

C. Nước ta đang chuyển từng bước từ nông nghiệp sang công nghiệp.

D. Nước ta đang rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế.

Câu 26: Trong những năm gần đây, lĩnh vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở nước ta tăng nhanh chủ yếu là do:

A. Tài nguyên thiên nhiên được khai thác hiệu quả hơn.

B. Cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện hơn.

C. Chính sách mở cửa hội nhập ngày càng sâu rộng.

D. Khu vực kinh tế nhà nước ngày càng yếu kém.

Câu 27: Nước ta có thể trồng từ 2 đến 3 vụ lúa và rau trong môt năm là nhờ:

A. Có nhiều diện tích đất phù sa.

B. Có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

C. Có mạng lưới sông ngòi, ao,hồ dày đặc.

D. Có nguồn sinh vật phong phú.

Câu 28: Khu vực có diện tích đất phù sa lớn nhất nước ta là:

A. Các vùng trung du và miền núi.

B. Vùng Đồng bằng Sông Hồng.

C. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

D. Các đồng bằng ở duyên hải miền trung.

Câu 29: Tài nguyên nước ở nước ta có một nhược điểm lớn là:

A. Chủ yếu là nước trên mặt, nguồn nước ngầm không có.

B. Phân bố không đều giữa các vùng lãnh thổ.

C. Phân bố không đều trong năm gây lũ lụt và hạn hán.

D. Khó khai thác để phục vụ nông nghiệp vì hệ thóng đê ven sông.

Câu 30: Mặt không thuận lợi của khí hậu nhiệt đới ẩm là :

A. Lượng mưa phân bố không đều trong năm gây lũ lụt và hạn hán.

B. Tạo ra sự phân hóa sâu sắc giữa các vùng miền của đất nước.

C. Nguồn nhiệt ẩm dồi dào làm cho sâu , dịch bệnh phát triển.

D. Tình trạng khô hạn thường xuyên diễn ra vào các mùa khô nóng.

Câu 31: Hiện nay nhà nước đang khuyến khích:

A. Khai hoang chuyển đất lâm nghiệp sang đất nông nghiệp.

B. Phát triển một nền nông nghiệp hướng ra xuất khẩu.

C. Đưa nông dân vào làm ăn trong các hợp tác xã nông nghiệp.

D. Tăng cường độc canh cây lúa nước để đẩy mạnh xuất khẩu gạo.

Câu 32: Yếu tố tự nhiên nào sau đây có ảnh hưởng thường xuyên tới hoạt động sản xuất lương thực ở nước ta trên diện rộng :

A. Động đất                                                                    B. Sương muối , giá rét

C. Bão lũ, hạn hán, sâu bệnh .                                       D. lũ quét.

Câu 33: Diện tích đất nông nghiệp nước ta hiện nay chiếm khoảng :

A. Hơn 5 triệu ha                B. Hơn 7 triệu ha               

C. Hơn 9 triệu ha                D. Hơn 10 triệu ha

Câu 34: Cơ cấu nông nghiệp nước ta đang thay đổi theo hướng:

A. Tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi, giảm tỉ trọng ngành trồng trọt.

B. Tăng tỉ trọng cây cây lương thực, giảm tỉ trọng cây công nghiệp.

C. Tăng tỉ trọng cây công nghiệp hàng năm, giảm tỉ trọng cây công nghiệp lâu năm.

D. Tăng tỉ trọng cây lúa, giảm tỉ trọng cây hoa màu.

Câu 35: Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cở cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt của nước ta:

A. Cây lúa                                                                       B. Cây hoa màu

C. Cây công nghiệp                                                        D. Cây ăn quả và rau đậu

Câu 36: Ở nước ta cây lúa được trồng nhiều nhất ở:

A. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu long.

B. Tất cả các đồng bằng.

C. Các đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển.

D. Trên khắp cả nước.

Câu 37: Do trồng nhiều giống lúa mới nên:

A. Lúa được trồng rộng rãi trên khắp cả nước.

B. Cơ cấu mùa vụ đã thay đổi nhiều.

C. Đã hình thành được hai vùng trọng điểm lúa.

D. Cơ cấu ngành tròng trọt ngày càng đa dạng.

Câu 38: Đây là một trong những tác động tích cực của việc đẩy mạnh trồng cây công nghiệp:

A. Diện tích đât trồng bị thu hẹp

B. Công nghiệp chế biến sẽ trở thành ngành trọng điểm

C. Phá được chế độ độc canh trong nông nghiệp.

D. Diện tích rừng bị thu hẹp.

Câu 39: Đông Nam Bộ đang dẫn đầu cả nước về diện tích:

A. Cây điều                         B. Cây hồ tiêu                    

C. Đậu tương                      D. Cả ba loại

Câu 40: Do trồng nhiều giống lúa mới nên:

A. Lúa được trồng rộng rãi trên khắp cả nước.

B. Cơ cấu mùa vụ đã thay đổi nhiều.

C. Đã hình thành được hai vùng trọng điểm lúa.

D. Cơ cấu ngành trồng trọt ngày càng đa dạng.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

D

B

D

D

A

D

B

D

C

D

A

B

A

B

B

D

A

C

D

A

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

D

C

A

C

C

C

B

C

C

C

B

C

C

A

A

A

B

C

D

B

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Địa lí 9 năm 2023-2024. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Ngoài ra, các em có thể thực hiện làm đề thi trắc nghiệm online tại đây:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF