OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK1 môn Tin học 10 Cánh Diều năm 2023 - 2024

14/12/2023 151.21 KB 65 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2023/20231214/677832193445_20231214_104808.pdf?r=2792
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Để giúp các em dễ dàng hơn trong việc ôn tập, hệ thống kiến thức quan trọng cũng như thử sức mình trước các dạng câu hỏi của Tin học 10 Cánh diều trước bài thi Học kì 1 sắp đến, HOC247 xin giới thiệu đến các em Đề cương ôn tập HK1 môn Tin học 10 Cánh Diều năm 2023 - 2024. Chúc các em ôn tập tốt và đạt được kết quả cao nhé!

 

 
 

1. Ôn tập lý thuyết

1.1. Chủ đề 1: Máy tính và xã hội tri thức

1.1.1. Dữ liệu, thông tin và xử lí thông tin

- Nhờ các giác quan, con người nhận được các tín hiệu qua thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác từ xung quanh và chuyển thành thông tin trong não.

- Nói, viết, vẽ, … là để chuyển thông tin trong não con người thành dữ liệu để lưu trữ hay gửi đi khi trao thông tin.

- Văn bản chữ và số, hình vẽ, hình ảnh, âm thanh, … là dữ liệu. Dữ liệu là nguồn thông tin.

- Từ dữ liệu có thể rút ra nhiều thông tin khác nhau.

- Tin học: ngành khoa học nghiên cứu các phương pháp và quá trình tổ chức, lưu trữ và truyền dẫn thông tin tự động bằng các phương tiện kĩ thuật, chủ yếu bằng máy tính.

Máy tính đã thực hiện ba bước để xử lí thông tin:

- Nhận dữ liệu vào, chuyển thành dữ liệu số.

- Xử lí dữ liệu.

- Đưa ra kết quả xử lí ra cho con người.

1.1.2. Tin học trong phát triển kinh tế - xã hội

- Chính quyền phục vụ nhân dân thông qua cung cấp các dịch vụ công. Ta thường gặp cách viết tắt G2B (Government to Business), G2C (Government to Citizen) khi nói về quan hệ chính phủ - doanh nghiệp, chính phủ - người dân trong chính phủ điện tử.

- Doanh nghiệp số hàm ý doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất, kinh doanh.

- Ngân hàng Thế giới đưa ra chiến lược phát triển bốn lĩnh vực:

+ Thể chế và môi trường kinh doanh.

+ Khoa học và công nghệ.

+ Giáo dục và đào tạo.

+ Công nghệ thông tin và truyền thông.

⇒ Công nghệ thông tin và truyền thông là một trụ cột để phát triển kinh tế tri thức.

⇒ Công nghệ thông tin rất quan trọng trong quản trị tri thức, khai thác tri thức toàn cầu, tạo ra tri thức mới, sáng tạo và đổi mới để cạnh tranh hiệu quả.

1.2. Chủ đề 2: Mạng máy tính và internet

1.2.1. Mạng máy tính với cuộc sống

- Trong giáo dục, Internet mạng lại phương thức học và hiệu quả đó là học trực tuyến.

- Nhờ kết nối Internet nhiều người có thể làm việc ở nhà, quán cà phê, ... thậm chí cả trên máy bay, tàu xe. Giúp cải thiện năng suất lao động, giảm ách tắc giao thông.

- Giúp cập nhập tin tức nhanh chóng, sinh động tới mọi người.

- Giúp giao lưu với bạn bè, người thân và cộng đồng qua mạng xã hội, trò chuyện qua mạng,...

- Khi kết nối Internet, máy tính có thể nhiễm phần mềm độc hại (malware). Có nhiều loại phần mềm độc hại như: virus máy tính, sâu máy tính, phần mềm gián điệp, phần mềm quảng cáo

1.2.2. Điện toán đám mây và internet vạn vật

- Điện toán đám mây, mô hình cung cấp dịch vụ thông qua Internet, là giải pháp nhằm giảm thiểu nhược điểm của mạng LAN.

- Dịch vụ được công ty Điện toán đám mây cung cấp ngay khi có yêu cầu, với chi phí rẻ hơn, chất lượng dịch vụ cao hơn và tính tương thích rộng hơn.

- Dịch vụ lưu trữ: Dropbox, Google Drive, OneDrive, Box, iCloud, ...

- Dịch vụ thư điện tử: Gmail, Yahoo! Mail, iCloud Email, ...

- Dịch vụ cung cấp ứng dụng như hội nghị trực tuyến, lịch công tác, soạn thảo văn bản, bảng tính như: Zoom Cloud Meeting, Google Meet, Microsoft Office 365, ...

- Hệ thống giao thông thông minh xây dựng với mạng các cảm biến lắp trên mỗi thành phần hệ thống như đèn giao thông và biển báo điện tử, xe tự lái, trạm cân điện tử, ...

- IoT bao gồm những đồ vật, máy móc được gắn cảm biến để tự tương tác với môi trường xung quanh.

⇒ IoT tạo ra một cuộc cách mạng công nghệ đang tác động, làm thay đổi cuộc sống và công việc của con người.

1.3. Chủ đề 3: đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số

- Quyền tác giả là quyền của tác giả đối với những sáng tạo tinh thần và văn hóa ( gọi tắt là tác phẩm) của mình.

- Sử dụng kĩ thuật số, kẻ xấu thực hiện những thủ đoạn chiếm đoạt thông tin rất tinh vi, vì vậy hãy sử dụng mật khẩu mạnh, phần mềm diệt virus để chống phần mềm độc hại.

1.4. Chủ đề 4: làm quen với ngôn ngữ lập trình bậc cao và viết chương trình đơn giản

1.4.1. Biến, ghép gán và biểu thức số học

- Biến là tên một vùng nhớ, trong chương trình giá trị của biến có thể thay đổi.

Lưu ý: Trong Python các biến đều phải được đặt tên theo một số quy tắc.

+ Không trùng với từ khóa.

+ Bắt đầu bằng chữ cái hoặc dấu “_”.

+ Chỉ chứa chữ cái, chữ số và dấu “_”.

- Câu lệnh gán giá trị số học cho một biến là câu lệnh phổ biến nhất trong ngôn ngữ lập trình, có dạng như sau:

Biến =

Phép gán được thực hiện như sau:

Bước 1: Tính giá trị biểu thức ở vế phải.

Bước 2: Gán kết quả tính được cho biến ở vế trái.

- Cửa sổ Shell của Python cho ta gõ và thực hiện ngay từng câu lệnh vừa đưa vào, nhưng không cho lưu lại câu lệnh đã soạn thảo để thực hiện.

- Ở cửa sổ Code, ta có thể soạn thảo và lưu, chạy chương trình ta còn có thể chỉnh sửa chương trình.

1.4.2. Các kiểu dữ liệu số và câu lệnh vào - ra đơn giản

- Câu lệnh type() của Python cho ta biết kiểu dữ liệu cả biến hay biểu thức nắm trong cặp dấu ngoặc tròn.

- Cửa sổ Shell, nếu viết dòng lệnh chỉ chứa tên biến hoặc biểu thức số học thì kết quả tương ứng sẽ được đưa ra màn hình.

- Cửa sổ Code để đưa thông tin ra và lưu lại trên màn hình cần dùng lệnh print(). Dạng đơn giản của câu lệnh print( ) đưa giá trị các biểu thức ra màn hình là: print (danh sách biểu thức)

- Hằng là những biến có giá trị chỉ định trước và không thể thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.

- Python không cung cấp công cụ khai báo hằng. Khi lập trình bằng Python, người ta thường sử dụng hằng số như một loại biến đặc biệt với cách đặt tên.

 

2. ĐỀ THI MINH HOẠ

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Câu 1: Quá trình máy tính xử lí thông tin gồm bao nhiêu bước?

A. 6
B. 5
C. 4
D. 3

Câu 2: Cho các thiết bị sau:

1) Máy hút bụi 4) Robot hút bụi

2) Robot trong dây chuyền tự động hóa 5) Người máy

3) Camera bay (flycam) 6) Camera nhận dạng khuôn mặt

Thiết bị nào là thiết bị thông minh?

A. (1), (2), (3).
B. (4), (5), (6).
C. (1), (2), (5).
D. (3), (4), (5).

Câu 3. Định nghĩa nào về Byte là đúng?

A. Là một kí tự
B. Là 1 đơn vị lưu trữ dữ liệu 8 bit
C. Là đơn vị đo tốc độ của máy tính.
D. Là một dãy 8 chữ số

Câu 4. “Đẩy mạnh phát triển công nghệ, giúp xóa mờ ranh giới giữa các yếu tố vật chất, kĩ thuật số và sinh học đem đến nền sản xuất thông minh” là đặc trưng của cuộc cách mạng nào?

A. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
B. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai
C. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba
D. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Câu 5. E-Government là:

A. Y tế số.
B. Ngân hàng số.
C. Doanh nghiệp số.
D. Chính phủ điện tử.

Câu 6. Việc làm nào sau đây khiến máy tính bị nhiễm phần mềm độc hại?

A. Thường xuyên cập nhật hệ điều hành.
B. Sử dụng phần mềm diệt virus.
C. Thường xuyên truy cập vào các đường link lạ.
D. Chỉ sử dụng các phần mềm có nguồn gốc rõ ràng.

Câu 7. Ứng dụng nào sau đây của Internet không cùng loại với những ứng dụng còn lại?

A. E-Learning
B. E-Government
C. OpenCourseWare
D. Nguồn học liệu mở

Câu 8. Em truy cập trang mạng để xem tin tức thì ngẫu nhiên xem được một video có hình ảnh bạo lực mà em rất sợ. Em nên làm gì?

A. Đóng video lại và tiếp tục xem tin tức coi như không có chuyện gì.
B. Chia sẻ cho bạn bè để dọa các bạn.
C. Thông báo cho cha mẹ và thầy cô giáo về điều đó.
D. Mở lại video đó và xem.

Câu 9. Phát biểu nào sau đây về các thiết bị trong hệ thống IoT là sai?

A. Được trang bị Trí tuệ nhân tạo (AI) để có khả năng tự thực hiện công việc.
B. Là những cảm biến được kết nối mạng với nhau tạo thành một hệ thống.
C. Được kết nối mạng Internet để phối hợp với nhau tạo thành một hệ thống tự động.
D. Được gắn cảm biến để tự cảm nhận môi trường xung quanh.

Câu 10. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Phạm vi kết nối và hoạt động của mạng LAN nhỏ hơn Internet.

(2) Nếu mất kết nối Internet thì các máy tính trong mạng LAN vẫn liên lạc được với nhau.

(3) Phải có mạng LAN mới xây dựng được IoT.

(4) Điện toán đám mây cung cấp những dịch vụ tốt hơn so với những dịch vụ mà các cơ quan xây dựng.

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 11. Phạm vi sử dụng của Internet là:

A. Chỉ trong gia đình.
B. Chỉ trong một cơ quan.
C. Chỉ trong trường học
D. Toàn cầu.

Câu 12. Một nhân viên thiết kế thời trang sử dụng phần mềm chỉnh sửa ảnh trong công việc hằng ngày ở cơ quan. Đây là phần mềm lậu, nghĩa là đã bị bẻ khóa để người sử dụng không phải trả phí bản quyền.

Em hãy cho biết theo Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 (sửa đổi, bổ sung bởi luật số 42/2019/QH14 ngày 14/06/2019) nhân viên trên đã vi phạm qui định tại khoản nào?

A. Khoản 10
B. Khoản 8
C. Khoản 12
D. Khoản 14

Câu 13. Theo em biện pháp nào không giúp chia sẻ thông tin một cách an toàn trong môi trường số?

A. Không tùy tiện tiết lộ thông tin cá nhân của bản thân hay của người khác trên mạng xã hội.
B. Tin tưởng hoàn toàn các địa chỉ bắt đầu bằng https://...
C. Thay đổi mật khẩu các tài khoản mạng sau một thời gian sử dụng.
D. Đặt và sử dụng mật khẩu mạnh cho các tài khoản mạng.

Câu 14. Trong các hành vi sau, những hành vi nào là vi phạm bản quyền?

A. Sao chép các đĩa cài đặt phần mềm.
B. Phá khóa phần mềm để sử dụng.
C. Phá khóa phần mềm chỉ để thử khả năng phá khóa chứ không dùng.
D. Cả ba đáp án A,B và C.

Câu 15. Đâu là những dấu hiệu của các trò lừa đảo trên Internet?

A. Những lời quảng cái đánh vào lòng tham vật chất, ...
B. Tin nhắn của người lạ hay đại diện cho một tổ chức nào đó liên quan đến tiền bạc.
C. Những lời giới thiệu gây sự tò mò, hiếu kì, ...
D. Tất cả các biểu hiện trên đều đúng.

Câu 16. Cho x = 10001

Kết quả của phép toán NOT x là:

A. 01001
B. 10001
C. 01110
D. 10111

Câu 17. Hãy chọn ra các phép toán có hai toán hạng?

A. NOT
B. NOT, AND
C. AND, OR, XOR
D. OR, NOT

Câu 18. Số 8 ở hệ thập phân chuyển sang hệ nhị phân có biểu diễn:

A. 0001
B. 1001
C. 1000
D. 0101

Câu 19. Trong các câu sau, câu nào sai?

A. Bảng mã ASCII mở rộng gồm các kí tự có mã kí tự từ 0 đến 255.
B. Bảng mã ASCII mở rộng có thêm 1 bit vào cuối dãy 7 bit mỗi mã ASCII.
C. Bảng mã ASCII mở rộng các kí tự có mã nhị phân dài 8 bit.
D. Bảng mã ASCII mở rộng có thêm 1 bit vào đầu dãy 7 bit mỗi mã ASCII.

Câu 20. Theo tiêu chuẩn Việt Nam đã thống nhất dùng bảng mã kí tự nào?

A. Unicode
B. TCVN3

C. VNIWindows
D. ASCII

Câu 21. Trong các câu sau, câu nào đúng?

Để số hóa âm thanh, có độ trung thực cao (Hi-Fi), ta cần:

A. Đồng thời giảm tốc độ lấy mẫu và giảm độ sâu bit.
B. Giảm tốc độ lấy mẫu và tăng độ sâu bit.
C. Đồng thời tăng tốc độ lấy mẫu và tăng độ sâu bit.
D. Tăng tốc độ lấy mẫu và giảm độ sâu bit.

Câu 22. Hệ màu RGB là hệ màu nào?

A. Đỏ - Lam - Vàng
B. Đỏ - Lục - Lam
C. Xanh lơ - Hồng sẫm - Vàng - Đen
D. Xanh lơ - Hồng sẫm - Vàng

Câu 23. Đâu là ngôn ngữ lập trình trực quan?

A. Scratch
B. Python
C. C++
D. Java

Câu 24. Để chú thích trên 1 dòng, Python sử dụng dấu:

A. { }
B. “ ”
C. #
D. ( )

Câu 25. Đâu là quy tắc đúng khi đặt tên biến trong Python?

A. Tên biến có thể bắt đầu bằng dấu gạch dưới “_” hoặc số.
B. Tên biến có thể bắt đầu bằng dấu gạch dưới “_” hoặc chữ cái.
C. Tên biến có thể có các kí hiệu như !, @, #.
D. Tên biến không phân biệt chữ hoa và chữ thường.

Câu 26. Lệnh sau cho kết quả là bao nhiêu?

>>>A=76

>>>B=8

>>>A%B

A. 3.5
B. 4
C. 8
D. 9

Câu 27. Lệnh nào sẽ trả lại giá trị là xâu kí tự?

A. str(150)
B. int(“1110”)
C. float(“15.0”)
D. float(7)

Câu 28. Kết quả của đoạn chương trình sau là:

x = 7.5

print (type(x))

A. int
B. float
C. str
D. bool

II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (1 điểm): Nếu một vài thông tin cá nhân của em như: họ tên, địa chỉ email và địa chỉ nhà rơi vào tay kẻ xấu thì em và gia đình có thể gặp phải những nguy cơ gì?

Câu 2 (1 điểm): Thực hiện các phép toán sau:

a) ((NOT 0110) OR 0000) AND 1111

b) 1010 + 1010

c) 1011 × 11

Câu 3 (1 điểm): Em hãy viết chương trình nhập từ bàn phím hai số nguyên a và b, tính và đưa ra màn hình ước chung lớn nhất của hai số đó.

(Gợi ý: Trong Python, các hàm toán học lưu trữ trong thư viện math. Biết hàm gcd(x,y) tính ước chung lớn nhất của hai số nguyên x và y).

 

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

Phần I. Trắc nghiệm (7 điểm) (Mỗi câu trắc nghiệm đúng: 0,25 điểm)

Phần II. Tự luận (3 điểm)

Câu 1 (1 điểm):

Nếu như họ tên, địa chỉ email và địa chỉ nhà của em lọt vào tay kẻ xấu thì chúng có thể sẽ:

- Gửi email lừa đảo, email rác vào hòm thư của em.

- Mạo danh em để đe dọa tống tiền, lừa gạt người thân, bạn bè của em.

- Mạo danh công an, ngân hàng để đe dọa em.

- …

Câu 2 (1 điểm):

a) (0,5 điểm)

((NOT 0110) OR 0000) AND 1111 = (1001 OR 0000) AND 1111

= 1001 AND 1111 = 1001

b) (0,25 điểm) 1010 + 1010 = 10100

c) (0,25 điểm) 1011 × 11 = 100001

Câu 3 (1 điểm): Chương trình có thể như sau:

 

Trên đây là một phần nội dung tài liệu Đề cương ôn tập HK1 môn Tin học 10 Cánh Diều năm 2023 - 2024. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Chúc các em học tốt!

ADMICRO
NONE
OFF