HỌC247 xin giới thiệu đến Chuyên đề Ứng dụng của hệ thức Vi-ét Toán 9. Tài liệu được biên soạn nhằm giới thiệu đến các em học sinh các bài tập tự luận, ôn tập lại kiến thức chương trình môn Toán. Hi vọng đây sẽ là 1 tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em.
Chuyên đề
ỨNG DỤNG CỦA HỆ THỨC VI - ÉT
I. Kiến thức cần nhớ
Các ứng dụng thường gặp của hệ thức Vi-ét
1. Tìm hai số biết tổng và tích của chúng.
2. Tìm hệ thức liên hệ giữa 2 nghiệm của pt sao cho không phụ thuộc vào tham số.
3. Tìm giá trị tham số của phương trình thỏa mãn biểu thức chứa nghiệm.
4. Xác định dấu các nghiệm của phương trình bậc hai.
5. Tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của biểu thức nghiệm.
II. Nội dung
1. Tìm hai số khi biết tổng và tích của chúng
Nếu hai số có Tổng bằng S và Tích bằng P thì hai số đó là hai nghiệm của phương trình :
\({{x}^{2}}-Sx+P=0\) (điều kiện để có hai số đó là S2 - 4P \( \ge \) 0 )
Ví dụ : Tìm hai số a, b biết tổng S = a + b = - 3 và tích P = ab = - 4
Vì a + b = - 3 và ab = - 4 nên a, b là nghiệm của phương trình : \({{x}^{2}}+3x-4=0\)
giải phương trình trên ta được \({{x}_{^{1}}}=1\) và \({{x}_{2}}=-4\)
Vậy nếu a = 1 thì b = - 4
nếu a = - 4 thì b = 1
Bài tập áp dụng: Tìm 2 số a và b biết Tổng S và Tích P
1. S = 3 và P = 2
2. S = -3 và P = 6
3. S = 9 và P = 20
4. S = 2x và P = x2 - y2
Bài tập nâng cao: Tìm 2 số a và b biết
1. a + b = 9 và a2 + b2 = 41
2. a - b = 5 và ab = 36
3. a2 + b2 = 61 và ab = 30
Hướng dẫn: 1) Theo đề bài đã biết tổng của hai số a và b , vậy để áp dụng hệ thức VI- ÉT thì cần tìm tích của a v à b.
T ừ \(a+b=9\Rightarrow {{\left( a+b \right)}^{2}}=81\Leftrightarrow {{a}^{2}}+2ab+{{b}^{2}}=81\Leftrightarrow ab=\frac{81-\left( {{a}^{2}}+{{b}^{2}} \right)}{2}=20\)
Suy ra : a, b là nghiệm của phương trình có dạng : \({x^2} - 9x + 20 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
{x_1} = 4\\
{x_2} = 5
\end{array} \right.\)
Vậy: Nếu a = 4 thì b = 5
nếu a = 5 thì b = 4
2) Đã biết tích: ab = 36 do đó cần tìm tổng : a + b
Cách 1: Đặt c = - b ta có : a + c = 5 và a.c = - 36
Suy ra a, c là nghiệm của phương trình : \({x^2} - 5x - 36 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
{x_1} = - 4\\
{x_2} = 9
\end{array} \right.\)
Do đó nếu a = - 4 thì c = 9 nên b = - 9
nếu a = 9 thì c = - 4 nên b = 4
Cách 2: Từ \({{\left( a-b \right)}^{2}}={{\left( a+b \right)}^{2}}-4ab\Rightarrow {{\left( a+b \right)}^{2}}={{\left( a-b \right)}^{2}}+4ab=169\)
\( \Rightarrow {\left( {a + b} \right)^2} = {13^2} \Rightarrow \left[ \begin{array}{l}
a + b = - 13\\
a + b = 13
\end{array} \right.\)
*) Với \(a+b=-13\) và ab = 36, nên a, b là nghiệm của phương trình : \({x^2} + 13x + 36 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
{x_1} = - 4\\
{x_2} = - 9
\end{array} \right.\)
Vậy a =-4 thì b = -9
*) Với a+b=13 và ab = 36, nên a, b là nghiệm của phương trình : \({x^2} - 13x + 36 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
{x_1} = 4\\
{x_2} = 9
\end{array} \right.\)
Vậy a = 9 thì b = 4
..........
---(Để xem tiếp nội dung của đề thi các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
2. Tìm hệ thức liên hệ giữa 2 nghiệm của pt sao cho 2 nghiệm không phụ thuộc vào tham số
Để làm các bài toán loại này, ta làm lần lượt theo các bước sau:
- Đặt điều kiện cho tham số để phương trình đã cho có hai nghiệm x1 và x2 (thường là a ¹ 0 và D ³ 0)
- Áp dụng hệ thức VI-ÉT viết S = x1 + x2 v à P = x1 x2 theo tham số
- Dùng quy tắc cộng hoặc thế để tính tham số theo x1 và x2 . Từ đó đưa ra hệ thức liên hệ giữa các nghiệm x1 và x2.
Ví dụ 1: Cho phương trình : có 2 nghiệm . Lập hệ thức liên hệ giữa sao cho chúng không phụ thuộc vào m.
Để phương trình trên có 2 nghiệm x1 và x2 th ì :
\(\left\{ \begin{array}{l}
m - 1 \ne 0\\
\Delta ' \ge 0
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
m \ne 1\\
{m^2} - (m - 1)(m - 4) \ge 0
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
m \ne 1\\
5m - 4 \ge 0
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
m \ne 1\\
m \ge \frac{4}{5}
\end{array} \right.\)
Theo hệ th ức VI- ÉT ta có :
\(\left\{ \begin{array}{l}
{x_1} + {x_2} = \frac{{2m}}{{m - 1}}\\
{x_1}.{x_2} = \frac{{m - 4}}{{m - 1}}
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
{x_1} + {x_2} = 2 + \frac{2}{{m - 1}}(1)\\
{x_1}.{x_2} = 1 - \frac{3}{{m - 1}}(2)
\end{array} \right.\)
Rút m từ (1) ta có :
\(\frac{2}{m-1}={{x}_{1}}+{{x}_{2}}-2\Leftrightarrow m-1=\frac{2}{{{x}_{1}}+{{x}_{2}}-2}\) (3)
Rút m từ (2) ta có :
\(\frac{3}{m-1}=1-{{x}_{1}}{{x}_{2}}\Leftrightarrow m-1=\frac{3}{1-{{x}_{1}}{{x}_{2}}}\) (4)
Đồng nhất các vế của (3) và (4) ta có:
\(\frac{2}{{{x}_{1}}+{{x}_{2}}-2}=\frac{3}{1-{{x}_{1}}{{x}_{2}}}\Leftrightarrow 2\left( 1-{{x}_{1}}{{x}_{2}} \right)=3\left( {{x}_{1}}+{{x}_{2}}-2 \right)\Leftrightarrow 3\left( {{x}_{1}}+{{x}_{2}} \right)+2{{x}_{1}}{{x}_{2}}-8=0\)
..........
---(Để xem tiếp nội dung của đề thi các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
3. Tìm giá trị tham số của pt thỏa mãn biểu thức chứa nghiệm đã cho
Đối với các bài toán dạng này, ta làm như sau:
- Đặt điều kiện cho tham số để phương trình đã cho có hai nghiệm x1 và x2 (thường là a \( \ne \) 0 và \(\Delta \) \(\ge\) 0)
- Từ biểu thức nghiệm đã cho, áp dụng hệ thức VI-ÉT để giải phương trình (có ẩn là tham số).
- Đối chiếu với điều kiện xác định của tham số để xác định giá trị cần tìm.
Ví dụ 1: Cho phương trình :
Tìm giá trị của tham số m để 2 nghiệm và thoả mãn hệ thức :
Bài giải: Điều kiện để phương trình c ó 2 nghiệm x1 và x2 l à :
\(\begin{array}{l}
\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{m \ne 0}\\
{\Delta ' = {{\left[ {3\left( {m - 21} \right)} \right]}^2} - 9(m - 3)m \ge 0}
\end{array}} \right.\\
\Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{m \ne 0}\\
{\Delta ' = 9\left( {{m^2} - 2m + 1} \right) - 9{m^2} + 27 \ge 0}
\end{array}} \right.\\
\Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{m \ne 0}\\
{\Delta ' = 9\left( {m - 1} \right) \ge 0}
\end{array}} \right.\\
\Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{m \ne 0}\\
{m \ge - 1}
\end{array}} \right.
\end{array}\)
Theo h ệ thức VI- ÉT ta c ó: \(\left\{ \begin{array}{l}
{x_1} + {x_2} = \frac{{6(m - 1)}}{m}\\
{x_1}{x_2} = \frac{{9(m - 3)}}{m}
\end{array} \right.\) v à t ừ gi ả thi ết: \[{{x}_{1}}+{{x}_{2}}={{x}_{1}}{{x}_{2}}\]. Suy ra:
\(\frac{6(m-1)}{m}=\frac{9(m-3)}{m}\Leftrightarrow 6(m-1)=9(m-3)\Leftrightarrow 6m-6=9m-27\Leftrightarrow 3m=21\Leftrightarrow m=7\)
(thoả mãn điều kiện xác định )
Vậy với m = 7 thì phương trình đã cho có 2 nghiệm và thoả mãn hệ thức :
Ví dụ 2: Cho phương trình : .
Tìm m để 2 nghiệm và thoả mãn hệ thức :
Bài giải: Điều kiện để phương trình có 2 nghiệm \({{x}_{1}}\And {{x}_{2}}\) là :
\(\Delta '={{(2m+1)}^{2}}-4({{m}^{2}}+2)\ge 0\)
\(\Leftrightarrow 4{{m}^{2}}+4m+1-4{{m}^{2}}-8\ge 0\)
\(\Leftrightarrow 4m-7\ge 0\Leftrightarrow m\ge \frac{7}{4}\)
..........
---(Để xem tiếp nội dung của đề thi các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần nội dung tài liệu Chuyên đề Ứng dụng của hệ thức Vi-ét Toán 9. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Chuyên đề Giải và biện luận hệ phương trình bậc nhất hai ẩn Toán 9
- Bồi dưỡng học sinh giỏi chuyên đề Thực hiện tính và rút gọn biểu thức Toán 9
Chúc các em học tập tốt !
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
- Xem thêm