OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Chuyên đề Cách giải hệ phương trình đẳng cấp Toán 9

24/05/2021 140.71 KB 727 lượt xem 11 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210524/135266805576_20210524_170545.pdf?r=1468
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Nhằm giúp các em có thêm tài liệu tham khảo. Hoc247 đã biên soạn Chuyên đề Cách giải hệ phương trình đẳng cấp Toán 9​​ giúp các em ôn lại các kiến thức đã học và chuẩn bị thất tốt cho năm học mới. Mời các em tham khảo.

 

 
 

Chuyên đề

CÁCH GIẢI HỆ PHƯƠNG TRÌNH ĐẲNG CẤP

1. Kiến thức cơ bản cần nhớ về hệ phương trình đẳng cấp

1.1. Định nghĩa về hệ phương trình đẳng cấp

+ Hệ phương trình đẳng cấp là hệ gồm 2 phương trình 2 ẩn mà ở mỗi phương trình bậc của mỗi ẩn bằng nhau

+ \(\left\{ \begin{array}{l}
f\left( {x;y} \right) = {a_1}\\
g\left( {x;y} \right) = {a_2}
\end{array} \right.\) với f, g là các hàm số với hai biến x, y có bậc bằng nhau

1.2. Cách giải hệ phương trình đẳng cấp

Để giải hệ phương trình đẳng cấp này, ta thực hiện các bước sau:

Phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}
f\left( {x;y} \right) = {a_1}\left( 1 \right)\\
g\left( {x;y} \right) = {a_2}\left( 2 \right)
\end{array} \right.\)

+ Bước 1: Nhân phương trình (1) với \({{a}_{2}}\) và phương trình (2) với \({{a}_{1}}\) rồi trừ hai phương trình để làm mất hệ số tự do

+ Bước 2: Phương trình có hai ẩn x và y. Xét hai trường hợp:

- Trường hợp 1: x = 0 hoặc y = 0 thay vào phương trình để tìm ra y hoặc x. Thử lại kết quả vừa tìm được bằng cách thay vào hệ phương trình

- Trường hợp 2: x khác 0 hoặc y khác 0, chia cả hai vế của phương trình cho bậc cao nhất của ẩn x hoặc y

+ Bước 3: Giải phương trình với ẩn \(\frac{x}{y}\) hoặc \(\frac{y}{x}\) rồi sau đó tìm được nghiệm của hệ phương trình

2. Bài tập ví dụ về giải hệ phương trình đẳng cấp

Giải hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}
{x^3} + {y^3} = 1\\
{x^2}y + 2x{y^2} + {y^3} = 2
\end{array} \right.\) 

Lời giải:

Có \(\left\{ \begin{array}{l}
{x^3} + {y^3} = 1\\
{x^2}y + 2x{y^2} + {y^3} = 2
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
2\left( {{x^3} + {y^3}} \right) = 2\left( 1 \right)\\
{x^2}y + 2x{y^2} + {y^3} = 2\left( 2 \right)
\end{array} \right.\) 

Lấy (1) – (2) ta có:

\(\begin{array}{l}
2{x^3} + 2{y^3} - {x^2}y - 2x{y^2} - {y^3} = 0\\
 \Leftrightarrow 2{x^3} - {x^2}y - 2x{y^2} + {y^3} = 0\left( 3 \right)
\end{array}\) 

Trường hợp 1: với y = 0, thay vào phương trình (3) có x = 0. Với x = 0, y = 0 thay vào phương trình (1) có 0 = 2 (vô lý)

Trường hợp 2: với y khác 0, chia cả hai vế của phương trình (3) cho \({{y}^{3}}\) ta được:

\(2{{\left( \frac{x}{y} \right)}^{3}}-{{\left( \frac{x}{y} \right)}^{2}}-2\left( \frac{x}{y} \right)+1=0\)

Đặt \(t=\frac{x}{y}\)

Phương trình trở thành: \(2{t^3} - {t^2} - 2t + 1 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
t = 1\\
t =  - 1\\
t = \frac{1}{2}
\end{array} \right.\) 

Với \(t=1\Rightarrow \frac{x}{y}=1\Leftrightarrow x=y\), thay vào phương trình (1) có:

\({{x}^{3}}+{{x}^{3}}=1\Leftrightarrow 2{{x}^{3}}=1\Leftrightarrow x=\frac{1}{\sqrt[3]{2}}\Rightarrow y=\frac{1}{\sqrt[3]{2}}\)

Với \(t=-1\Rightarrow \frac{x}{y}=-1\Leftrightarrow x=-y\), thay vào phương trình (2) có:

\({{x}^{3}}-{{x}^{3}}=1\Leftrightarrow 0{{x}^{3}}=1\) (vô lý)

Với \(t=\frac{1}{2}\Leftrightarrow \frac{x}{y}=\frac{1}{2}\Leftrightarrow y=2x\), thay vào phương trình (2) có:

\({{x}^{3}}+8{{x}^{3}}=1\Leftrightarrow 9{{x}^{3}}=1\Leftrightarrow {{x}^{3}}=\frac{1}{9}\Leftrightarrow x=\frac{1}{\sqrt[3]{9}}\Rightarrow y=\frac{2}{\sqrt[3]{9}}\)

Vậy nghiệm của hệ phương trình là: \(\left( x;y \right)=\left( \frac{1}{\sqrt[3]{2}};\frac{1}{\sqrt[3]{2}} \right);\left( x;y \right)=\left( \frac{1}{\sqrt[3]{9}};\frac{2}{\sqrt[3]{9}} \right)\) 

3. Bài tập tự luyện về hệ phương trình đẳng cấp

Bài 1: Giải các hệ phương trình dưới đây:

1, \(\left\{ \begin{array}{l}
3{x^2} + 2xy + {y^2} = 11\\
{x^2} + 2xy + 3{y^2} = 17
\end{array} \right.\)                                         

2, \(\left\{ \begin{array}{l}
{y^2} - 3xy = 4\\
{x^2} - 4xy + {y^2} = 1
\end{array} \right.\) 

3, \(\left\{ \begin{array}{l}
2{x^2} + 3xy + {y^2} = 15\\
{x^2} + xy + 2{y^2} = 8
\end{array} \right.\)                                      

4, \(\left\{ \begin{array}{l}
{x^2} - xy + 3{y^2} = 9\\
2{x^2} + xy + 4{y^2} = 10
\end{array} \right.\) 

5, \(\left\{ \begin{array}{l}
3{x^2} + 5xy - 4{y^2} = 38\\
5{x^2} - 9xy - 3{y^2} = 15
\end{array} \right.\)                                         

6, \(\left\{ \begin{array}{l}
{x^2} + xy - {y^2} = 29\\
5{x^2} - xy - {y^2} =  - 11
\end{array} \right.\) 

7, \(\left\{ \begin{align}

  & {{x}^{2}}-3xy+{{y}^{2}}=-1 \\

 & 3{{x}^{2}}-xy+3{{y}^{2}}=13 \\

\end{align} \right.\)                                      

8, \(\left\{ \begin{array}{l}
{x^2} - 2xy + 3{y^2} = 9\\
{x^2} - 4xy + 5{y^2} = 5
\end{array} \right.\) 

9, \(\left\{ \begin{array}{l}
{x^2} + xy - {y^2} = 180\\
{x^2} - xy - {y^2} =  - 11
\end{array} \right.\)                                        

10, \(\left\{ \begin{array}{l}
2{x^2} - xy + 3{y^2} = 13\\
{x^2} + 4xy - 2{y^2} =  - 6
\end{array} \right.\) 

Trên đây là nội dung tài liệu Dạng toán Biểu thức và các phép tính liên quan đến tính giá trị biểu thức. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

​Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE
OFF