OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Chuyên đề Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Vật Lý 9 - Phần Nhiệt học

24/03/2021 1.39 MB 971 lượt xem 2 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210324/332829992499_20210324_144438.pdf?r=731
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo Tài liệu Chuyên đề Bồi dưỡng học sinh giỏi - Phần Nhiệt học môn Vật Lý 9 năm học 2020 - 2021. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh rèn luyện kỹ năng giải bài tập và ôn luyện hiệu quả để chuẩn bị cho kỳ thi tuyển chọn học sinh giỏi sắp tới.

Chúc các em thi tốt, đạt kết quả cao!

 

 
 

BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VẬT LÝ 9 - PHẦN NHIỆT HỌC

 

I - CƠ SỞ LÝ THUYẾT:

1/ Nguyên lý truyền nhiệt:

Nếu chỉ có hai vật trao đổi nhiệt thì:

- Nhiệt tự truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.

- Sự truyền nhiệt xảy ra cho đến khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì dừng lại.

-Nhiệt lượng của vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng của vật khi thu vào.

2/ Công thức nhiệt lượng:

- Nhiệt lượng của một vật thu vào để nóng lên: Q = mc∆t (với ∆t = t2 - t1. ­Nhiệt độ cuối trừ nhiệt độ đầu)

- Nhiệt lượng của một vật tỏa ra để lạnh đi: Q = mc∆t (với ∆t = t1 - t2. ­Nhiệt độ đầu trừ nhiệt độ cuối)

- Nhiệt lượng tỏa ra và thu của các chất khi chuyển thể:

         + Sự nóng chảy - Đông đặc: Q = mλ (λ là nhiệt nóng chảy)

         + Sự hóa hơi - Ngưng tụ: Q = mL (L là nhiệt hóa hơi)

- Nhiệt lượng tỏa ra khi nhiên liệu bị đốt cháy:

               Q = mq (q năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu)

- Nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn khi có dòng điện chạy qua:

Q = I2Rt

3/ Phương trình cân bằng nhiệt:

Qtỏa ra = Qthu vào

4/ Hiệu suất của động cơ nhiệt:

H = \(\frac{{{Q_{\'i ch}}}}{{{Q_{tp}}}}100\% \)

5/ Một số biểu thức liên quan:

- Khối lượng riêng: D = m/V

- Trọng lượng riêng: d =P/V

- Biểu thức liên hệ giữa khối lượng và trọng lượng: P = 10m

- Biểu thức liên hệ giữa khối lượng riêng  và trọng lượng riêng: d = 10D

II - BÀI TẬP VẬN DỤNG

Bài 1: Người ta thả một thỏi đồng 0,4kg ở nhiệt độ 80­0C vào 0,25kg nước ở nhiệt độ 180C. Hãy xác định nhiệt độ khi cân bằng nhiệt. Cho biết nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kg.k của nước là 4200J/Kg.K.

Hướng dẫn giải:

- Nhiệt lượng do miếng đồng tỏa ra để nguội đi từ 800C xuống t0C:

Q1 = m1.C1.(t1 - t) = 0,4. 380. (80 - t) (J)

- Nhiệt lượng nước thu vào để nóng lên từ 180C đến t0C:

Q2 = m2.C2.(t - t2) = 0,25. 4200. (t - 18) (J)

Theo phương trình cân bằng nhiệt:

Q1 = Q2

<=> 0,4. 380. (80 - t) = 0,25. 4200. (t - 18)

<=> t ≈ 260C

Vậy nhiệt độ xảy ra cân bằng là 260C.

Bài 2: Trộn lẫn rượu và nước người ta thu được hỗn hợp nặng 140g ở nhiệt độ 360C. Tính khối lượng của nước và khối lượng của rượu đã trộn. Biết rằng ban đầu rượu có nhiệt độ 190C và nước có nhiệt độ 1000C, cho biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/Kg.K, của rượu là 2500J/Kg.k.

Hướng dẫn giải:

-  Theo bài ra ta biết tổng khối lượng của nước và rượu là 140

m1 + m2 = m   m1 = m - m2 (1)

- Nhiệt lượng do nước tỏa ra: Q1 = m1. C1 (t1 - t)

- Nhiệt lượng rượu thu vào: Q2 = m2. C2 (t - t2)

- Theo PTCB nhiệt: Q1 = Q2

m1. C1 (t1 - t) = m2. C2 (t - t2)

m14200(100 - 36) = m22500 (36 - 19)

268800 m1 = 42500 m2

\({m_2} = \frac{{268800{m_1}}}{{42500}}\) (2)

- Thay (1) vào (2) ta được:

268800 (m - m2) = 42500 m2

<=> 37632 - 268800 m2 = 42500 m2

<=> 311300 m2 = 37632

<=> m2 = 0,12 (Kg)

- Thay m2 vào pt (1)  ta được:

(1) m1 = 0,14 - 0,12 = 0,02 (Kg)

Vậy ta phải  pha trộn là 0,02Kg nước vào 0,12Kg. rượu để thu được hỗn hợp nặng 0,14Kg ở 360C.

Bài 3: Người ta đổ m1(Kg) nước ở nhiệt độ 600C vào m2(Kg) nước đá ở nhiệt độ -50C. Khi có cân bằng nhiệt lượng nước thu được là 50Kg và có nhiệt độ là 250C . Tính khối lượng của nước đá và nước ban đầu. Cho nhiệt dung riêng của nước đá là 2100J/Kg.k. (Giải tương tự bài số 2)

Bài 4: Người ta dẫn 0,2 Kg hơi nước ở nhiệt độ 1000C vào một bình chứa 1,5 Kg nước đang ở nhiệt độ 150C. Tính nhiệt độ cuối cùng của hỗn hợp và tổng khối lượng khi xảy ra cân bằng nhiệt.

Hướng dẫn giải:

Nhiệt lượng tỏa ra khi 0,2 Kg hơi nước ở 1000C ngưng tụ thành nước ở 1000C

Q1 = m1. L = 0,2 . 2,3.106 = 460000 (J)

Nhiệt lượng tỏa ra khi 0,2Kg nước ở 1000C thành nước ở t0C

Q2 = m1.C. (t1 - t) = 0,2. 4200 (100 - t)

Nhiệt lượng thu vào khi 1,5Kg nước ở 150C thành nước ở t0C

Q3 = m2.C. (t - t2) = 1,5. 4200 (t - 15)

Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt:

Q1 + Q2 = Q3

<=> 460000 + 0,2. 4200 (100 - t) = 1,5. 4200 (t - 15)

<=> 6780t = 638500

<=> t ≈ 940C

Tổng khối lượng khi xảy ra cân bằng nhiệt.

m = m1 + m2 = 0,2 + 1,5 = 1,7(Kg)

Bài 5: Có ba chất lỏng không tác dụng hóa học với nhau và được trộn lẫn vào nhau trong một nhiệt lượng kế. chúng có khối lượng lần lượt là m1=1kg, m2= 10kg, m3=5kg, có nhiệt dung riêng lần lượt là C1 = 2000J/Kg.K, C2 = 4000J/Kg.K, C3  = 2000J/Kg.K và có nhiệt độ là t1 = 60C, t2 = -400C, t3 = 600C.

a/ Hãy xác định nhiệt độ của hỗn hợp khi xãy ra cân bằng.

b/ Tính nhiệt lượng cần thiết để hỗn hợp được nóng lên thêm 60C. Biết rằng khi trao đổi nhiệt không có chất nào bị hóa hơi hay đông đặc.

Hướng dẫn giải:

a/ Giả sử rằng, thoạt đầu ta trộn hai chất có nhiệt độ thấp hơn với nhau ta thu được một hỗn hợp ở nhiệt độ t < t3 ta có pt cân bằng nhiệt:

m1C1(t1 - t) = m2C2(t - t2)

   \(t = \frac{{{m_1}{C_1}{t_1} + {m_2}{C_2}{t_2}}}{{{m_1}{C_1} + {m_2}{C_2}}}\) (1)

Sau đó ta đem hỗn hgợp trên trôn với chất thứ 3 ta thu được hỗn hợp 3 chất ở nhiệt độ t' (t < t' < t3) ta có phương trình cân bằng nhiệt:

(m1C1 + m2C2)(t' - t) = m3C3(t3 - t')  (2)

Từ (1) và (2) ta có:

\(t' = \frac{{{m_1}{C_1}{t_1} + {m_2}{C_2}{t_2} + {m_3}{C_3}{t_3}}}{{{m_1}{C_1} + {m_2}{C_2} + {m_3}{C_3}}}\)

Thay số vào ta tính được t' ≈ -190C

b/ Nhiệt lượng cần thiết để nâng nhiệt độ của hỗn hợp lên 60C:

Q = (m1C1 + m2C2 + m3C3) (t4 - t') = 1300000(J)

...

-(Nội dung đầy đủ, chi tiết của tài liệu, các em vui lòng đăng nhập xem online hoặc tải về)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung tài liệu Chuyên đề Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Vật Lý 9 - Phần Nhiệt học. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF