Dưới đây là tài liệu Câu phủ định (Negative) trong Tiếng Anh. Tài liệu được biên soạn nhằm giúp các em ôn tập lại kiến thức về câu phủ định để chuẩn bị thật tốt cho kì thi học kì 2 sắp tới. Mời các em cùng tham khảo!
CÂU PHỦ ĐỊNH (NEGATIVE) TRONG TIẾNG ANH
1. Câu phủ định là gì?
Câu phủ định trong tiếng Anh (Negative) được sử dụng để bộc lộ, thể hiện 1 điều gì đó là sai, không đúng với sự thật. Câu phủ định tiếng Anh thường được thành lập bằng cách thêm "not" vào trong câu khẳng định.
2. Cách tạo câu phủ định
- Đặt not phía sau trợ động từ, động từ to be hoặc một số động từ khiếm khuyết (modal verbs).
Ví dụ:
+ Tom lives in an apartment. → Tom doesn't live in an apartment.
(Tom không sống trong căn hộ)
+ I can carry this box for you. → I can't carry this box for you
(Tôi không thể mang cái hộp này dùm bạn được)
- Sử dụng các từ phủ định: no, neither, never, no one, nobody, none, nor, nothing…
Ví dụ:
+ She’s never been there. (Cô ấy chưa tửng ở đây)
+ There were no books left when I came there. (Không còn quyển sách nào khi tôi tới đó cả)
- Sử dụng các tiền tố (de-, dis-, un-) hoặc hậu tố (-less).
Ví dụ: This washing machine is useless; it broke down all the time.
(Chiếc máy rửa chén này thật là vô dụng, nó hỏng suốt)
- Sử dụng các trạng từ mang nghĩa phủ định: few, hardly, little, rarely, scarcely, seldom…
Ví dụ: I barely read that book.
(Em hầu như chẳng đọc cuốn sách đó)
3. Cấu trúc câu phủ định
a. Với to be: ta thêm not sau động từ to be am/ is/ are/ was/ were
S + to be + not + O/ adj + …
Viết tắt của not = n’t (Riêng am = I am not), isn't (is not), aren't (are not), wasn't (was not), weren't (were not)
Ví dụ:
+ She isn’t comfortable in that dress.
(Cô ta không thoải mái khi mặc chiếc váy đó)
+ I wasn’t there when you called me.
(Anh không có ở đó khi em gọi cho anh)
+ They weren’t good at Math, so they got bad score.
(Họ không giỏi toán nên họ nhận điểm kém)
b. Với động từ thường
Ta thêm not sau trợ động từ
b.1. Các thì đơn:
- Hiện tại đơn: S + do/does + not + V (bare) + O + …
- Quá khứ đơn: S + did + not + V (bare) + O + …
- Tương lai đơn: S + will+ not + V (bare) + O + …
- Viết tắt: don't (do not), doesn't (does not), didn't (did not), won't (will not)
Ví dụ:
+ I don’t know what to say when she asks me.
(Tôi không biết phải nói gì khi cô ấy hỏi tôi)
+ Harry doesn't come to my house because he is busy.
(Harry không tới nhà tôi vì cậu ấy bận)
+ We didn’t want him to leave.
(Chúng tôi không muốn ông ấy ra đi)
+ I won't go to Ba Na hill this summer.
(Mùa hè này tôi sẽ không đi Bà Nà Hill đâu)
b.2. Các thì tiếp diễn:
- Hiện tại tiếp diễn: S + is/am/are + not + V-ing + …
- Quá khứ tiếp diễn: S + was/were + not + V-ing + …
- Tương lai tiếp diễn: S + will/shall + not + be + V-ing + …
- Viết tắt của not = n’t (Riêng am = I am not), isn't (is not), aren't (are not), wasn't (was not), weren't (were not)
Ví dụ:
+ Tu isn't doing his homework.
(Tú đang không làm bài tập của cậu ấy)
+ Aries wasn't walking on the street at that time
(Aries không đi bộ trên đường vào thời điểm đó).
+ He won’t be studying at the library tonight.
(Anh ấy sẽ không học ở thư viện tối nay)
b.3. Các thì hoàn thành:
- Hiện tại hoàn thành: S + has/have + not + V3/-ed + …
- Quá khứ hoàn thành: S + had + not + V3/-ed + …
- Tương lai hoàn thành: S + will/shall + not + have + V3/-ed +…
- Viết tắt: hasn't (has not), haven't (have not), hadn't (had not)
Ví dụ:
+ Charlotte hasn't finished her project yet.
(Charlotte vẫn chưa hoàn thành dự án của cô ấy)
+ Ty hadn't waken up when I phoned her.
(Khi tôi gọi cho Ty thì con bé vẫn chưa dậy)
+ By the time she gets home, he won’t have cleaned the entire house.
(Khi cô ấy về nhà, anh ấy sẽ không dọn dẹp xong nguyên cả căn nhà xong)
c. Với động từ khiếm khuyết
Cấu trúc: S + modal verb + not + V(bare) + O …
- Các động từ khiếm khuyết bao gồm: can-could (có thể), will-would (sẽ), may-might (có lẽ), must-have to (phải), shall (sẽ), need (cần), v.v
- Must not: mang nghĩa ngăn cấm
- Một vài kiểu viết tắt: can't, couldn't, won't
Ví dụ:
+ You can’t go up there. (Bạn không thể đi lên trên đó)
+ I won’t try any products of this company.
(Tôi sẽ không thử bất kỳ sản phẩm nào của công ty này nữa)
+ You mustn’t be late for class.
(Em không được đi học trễ)
d. Với câu mệnh lệnh
- Thêm ‘not’ đằng sau trợ động từ do
Ví dụ:
+ Do not go home. (Đừng đi về nhà đó)
+ Don’t tell anyone about this. (Đừng kể với bất cứ ai về chuyện này)
- Với câu bắt đầu bằng let’s, thêm ‘not’ đằng sau
Ví dụ: Let’s not forget to close the windows! (Đừng quên đóng cửa sổ)
Hoặc ta cũng có thể dùng don’t let’s trong văn phong trang trọng
+ Don’t let’s call her with that nickname.
(Hãy đừng gọi cô ấy với cái biệt danh đó nữa)
e. Với câu bắt đầu bằng V-ing, V-ed và to-infinitive (non-finite clause)
- Với các câu bắt đầu bằng những dạng này, ta thêm ‘not’ ở đằng trước.
Ví dụ:
+ Not cooked in the oven, the dish is suck.
(Không được nấu trong lò nướng, món ăn dở tệ)
+ Not asking for anything, she left with empty hands.
(Không đòi hỏi bất cứ điều gì, cô ấy rời đi với bàn tay trắng)
+ ‘Not to ask for any rights is stupid’, he said.
(Không đòi hỏi bất cứ quyền lợi nào thì thật là ngu ngốc – anh ấy nói)
- Đối với câu bắt đầu bằng to infinitive, ta có thể đặt từ ‘not’ phía sau to; nhưng ít người dùng theo cách đó.
To not ask for any rights is stupid.
f. Một số lưu ý về cách dùng câu phủ định
f.1. Các từ hạn định được dùng trong câu phủ định:
- Much - nhiều: dùng cho danh từ không đếm được.
I don't have much water to drink.
(Tôi không có nhiều nước để uống)
- Many - nhiều: dùng cho danh từ đếm được
Ví dụ: Aries doesn't bring many books to class.
(Aries không mang nhiều sách đến lớp)
- Any – tuyệt nhiên không, không tí nào
My house doesn't have any visitors this month.
(Tháng này nhà tôi không có vị khách nào tới thăm hết)
- A lot of và lots of - nhiều: có thể dùng trong câu phủ định lẫn khẳng định.
Ví dụ: Sue doesn't have lots of/a lot of friends here.
(Sue không có nhiều bạn ở đây).
f.2. Câu mang ý nghĩa phủ định nhưng ở dạng khác:
- Trạng từ mang nghĩa phủ định thay cho 'not' trong câu:
Một số trạng từ mang nghĩa phủ định khi được dùng trong câu thì ta không cần phải thêm not. Các trạng từ phủ định thường gặp: hardly, barely, scarely (hầu như không); hardly ever, seldom, rarely (hầu như không bao giờ)
Cấu trúc câu với trạng từ phủ định:
S + [trạng từ phủ định] + V
S + to be + [trạng từ phủ định]
Ví dụ:
+ Tyler hardly helps his mother do the housework.
(Tyler hiếm khi phụ mẹ làm việc nhà)
+ Mr. Black is rarely generous with strangers.
(Ông Black hầu như không bao giờ hào phóng với người lạ)
► Lưu ý: Các trạng từ kể trên không mang nghĩa phủ định hoàn toàn mà chỉ ở mức tương đối.
- Câu mang ý nghĩa phủ định với các tiền tố, hậu tố
Một số từ với tiền tố, hậu tố mang nghĩa phủ định khi được dùng trong câu thì ta không cần phải thêm not. Các tiền/ hậu tố được dùng nhiều nhất là: de-, dis-, il-/im-/in-/ir-, mis-, non-, un-
Ví dụ: Many people are homeless in our region.
(Rất nhiều người vô gia cư trong khu vực của chúng ta)
f.3. Các lưu ý khác:
- Dạng phủ định của một số động từ đặc biệt: đối với các động từ như think (nghĩ), believe (tin tưởng), suppose (giả sử), image (tưởng tượng) khi đi với mệnh đề THAT thì bắt buộc not phải đi với các động từ này chứ không được nằm ở mệnh đề chứa that.
Ví dụ:
+ I don't think that you live in this palace!
(Tôi không nghĩa là anh lại sống trong lâu đài này đó).
NOT: I think that you don't live in this palace.
+ I can't imagine that Josh himself painted all of this wall.
(Tôi không thể tưởng tượng được một mình Josh có thể vẽ cả cái bức tường này đó)
- Trong câu phủ định, ta không dùng các đại từ như some, someone, somebody, something, somewhere. Mà dùng các từ any, anyone, anybody, anything, anywhere để thay thế.
Ví dụ:
+ There aren’t any bikes left to choose. (Không còn cái xe đạp nào còn lại để chọn hết)
⇒ NOT: some bikes
+ I won’t tell anyone. (Tôi sẽ không kể cho ai đâu)
⇒ NOT someone
- Sau các động từ mang nghĩa phủ định như refuse hay decline, dùng anything thay cho something
Ví dụ: They refused to say anything about this accident.
(Họ từ chối nói bất kỳ điều gì về vụ tai nạn này)
- Để nhấn mạnh ý phủ định, ta thường dùng at all ngay đằng sau từ hoặc cụm từ ta muốn nhấn mạnh.
Ví dụ:
+ Sherley doesn't know anything at all.
(Con Sherley nó không có biết cái gì hết trơn)
+ There’s nothing at all left in the fridge.
(Không còn bất cứ cái gì ở trong tủ lạnh hết)
+ We have no rain at all last summer.
(Mùa hè trước không hề có giọt mưa nào cả)
- Khi ai đó đưa ra lời đề nghị hoặc yêu cầu với cụm Do you mind hay Would you mind, ta có thể nhấn mạnh với cụm not all all hoặc not at least để làm câu nói lịch sự hơn. Ta cũng có thể dùng cụm not at all để trả lời khi ai đó nói lời cảm ơn.
Ví dụ:
A: Do you mind if I seat here? (Anh có phiền khi tôi ngồi đây không?)
B: Not at all.
- Câu phủ định kết hợp với dạng so sánh:
Khi dùng phủ định với dạng so sánh hơn (more hoặc less) thì câu đó sẽ mang nghĩa tuyệt đối. (negative words + comparative = superlative)
Ví dụ:
+ I couldn't agree with you more = I definitely agree with you, bro!
(Tôi hoàn toàn đồng ý với cậu)
+ You wouldn't find any place hotter than this place! Ugh!
(Đố mày tìm được chỗ nào nóng hơn cái lò bát quái này đó!)
---
Trên đây là toàn bộ nội dung của tài liệu Câu phủ định (Negative) trong Tiếng Anh. Để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống hoc247.net chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!
Các em quan tâm có thể tham khảo tư liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tốt!
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Lý thuyết và bài tập về thì quá khứ đơn lớp 9 có đáp án
11/07/2023188 -
Tổng hợp công thức và bài tập câu điều kiện lớp 9 có đáp án
10/07/2023277 -
Chuyên đề Câu ước ôn thi vào lớp 10 môn Tiếng Anh
10/05/2022573 - Xem thêm