OPTADS360
NONE
YOMEDIA

Câu hỏi tự luận nâng cao chương Nhiễm sắc thể Sinh học 9

24/07/2019 1017.96 KB 7561 lượt xem 22 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2019/20190724/574386645434_20190724_160617.pdf?r=4249
ADMICRO/
Banner-Video

Một số câu hỏi tự luận nâng cao chương NST nằm trong phần Ôn tập chương do Hoc247 tổng hợp và biên soạn nhằm giúp các em ôn tập đạt hiệu quả tốt nhất. Hy vọng rằng với tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các em trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình. Mời các em cùng tham khảo!

 

 
 

MỘT SỐ CÂU HỎI TỰ LUẬN NÂNG CAO

CHƯƠNG: NHIỄM SẮC THỂ

Câu 1: NST là gì? Giải thích cấu tạo và chức năng của NST?

Trả lời:

1.Khái niệm: NST là cấu trúc nằm trong nhân của tế bào, dễ bắt mầu khi nhuộm kiềm tính.

2.Cấu tạo: 

  • Quan sát rõ ở kì giữa… 2 crômatit đính ở tâm động
  • Tại tâm động NST có eo thứ nhất, chia nó thành 2 cánh. Trên cánh một số NST còn có eo thứ hai
  • Mỗi crômatit: 1ADN+ 1 protein loại histôn.

3.Chức năng:

NST biến đổi → AND biến đổi → gen biến đổi → tính trang biến đổi

AND nhân đôi → NST nhân đôi → thông tin di truyền truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Câu 2: NST có tính đặc trưng theo loài sinh vật và đặc trưng so với các cấu trúc khác trong tế bào ở những yếu tố nào? Hãy giải thích và chứng minh?

Trả lời:

Một NST có tính đặc trưng theo loài SV.

→ Đặc trưng bởi số lượng, hình dạng.

  • Số lượng: Trong tế bào sinh dưỡng(xôma), tổ hợp các NST TB (2n) là dặc trưng riêng. vd...
  • Số NST trong giao tử (nguyên đơn) cũng là đăc trưng riêng. vd…
  • Hình dạng: có hình dạng đacự trưng riêng quan sát rõ nhất ở kì giữa của quá trình phân bào…

→ Đặc trưng khác so với cấu trúc khác:

  • Trong tế bào 2n, NST luôn xếp thành cặp, hầu hết là các cặp …..

Câu 3: Nguyên phân là gì? Trình bày những biến đổi và hoạy động của NST trong từng thời kì của quá trình nguyên phân

Trả lời:

→ Khái niệm nguyên phân:

  • Là phương thức sinh sản của tế bào và sự lớn lên của cơ thể, đồng thời duy trì ổn định bộ NST đặc trưng cảu những loài sinh sản vô tính

→ Diễn biến của NST

  • Kì đầu (2n đơn nhânđôI  2 kép)
  • Kì đầu (2n kép)
  • Kì giữa (2n kép)
  • Kì sau (4n đơn)
  • Kì cuối (2n đơn)

Câu 4: Thế nào là NST kép, cặp NST tương đồng

Trả lời:

→ Khái niệm:

  • NST kép là NST được tạo ra từ sự Í2 NST, gồm 2 crôtit giống hệt nhau và dính nhau ở TĐ, mang tính chất một nguồn gốc…
  • Cặp NST tương đồng gồm 2 NST độc lập với nhau, giống nhau về hình dạng, kích thước,mang tính chất 2 nguồn gốc…

→ Phân biệt:

NST kép

Cặp NST tương đồng

Chỉ là 1 NST gồm 2 crômatít giống nhau, dính ở TĐ.

Mang tính chất 1 nguồn gốc

2 crômatít hoạt động như một thể thống nhất

Gồm 2 NST độc lập giống nhau về hình dạng, kích thước.

Mang tính chất 2 nguồn gốc…

Hai NST hoạt động độc lạp với nhau

Câu 5:

Hãy giải thích ý nghĩa của nguyên phân đối với di truyền và đối với sinh trưởng, phat triển của cơ thể.

Trả lời:

→  Đối với DT:

  • NP là phương thức truyền đạt, ổn định bộ NST đặc trưng của loai qua các thế hệ TB trong quá trình phát sinh cá thể ở các loài sinh sản vô tính
  • Bộ NST đặc trưng của loài được ổn định qua các thế hệ nhờ sự kết hợp giữa 2 cơ chế Í 2 NST (kì TG) và phân li NST (Kì sau)

→ Đối với sinh trưởng, phát triển cơ thể:

  • NP số lượng TB tăng mô, cơ quan phát triển g cơ thể đa bào lớn lên
  • NP phát triển mạnh ở các mô, cơ quan còn non. NP bị ức chế khi mô, cơ quan đạt tới khối lượng tới hạn
  • NP tạo các TB mới thay thế các TB bị tổn thương( chết)

Câu 6: Những biến đổi hình thái NST được biểu hiện qua sự đóng và duỗi xoắn điển hình ở các kì nào? Tại sao nói sự đóng và duỗi có tính chất chu kì?

Trả lời:

Ở kì trung gian→ đầu → giữa → sau → cuối

Quá trình đóng và duỗi xoắn của NST được lặp đi, lặp lại theo những giai đoạn và thời gian xác định . Vì vậy nó có tính chất chu kì

Câu 7: NST là gì? Cấu trúc của NST được biểu hiện rõ nhất vào lúc nào? Hãy mô tả cấu trúc đó? Những đặc trưng cơ bản của NST?

Trả lời

1. Khái niệm NST:

  • NST là cấu trúc nằm trong nhân tế bào, dễ bị bắt màu bằng thuôc nhuộm mang tính kiềm. Có số lượng, hình dạng, kích thước đặc trưng cho từng loài. NST có khả năng tự nhân đôi, phân li, tổ hợp ổn định qua các thế hệ. NST có khả năng bị đột biến thay đổi số lượng, cấu trúc tạo ra những đặc trưng di truyền mới.

2. NST có cấu trúc đặc trưng được biểu hiện rõ nhất, có thể quan sát được dưới kính hiển vi vào kì giữa của quá trình phân bào ( nguyên phân, giảm phân ), lúc này NST co ngắn cực đại.

3. Cấu trúc của NST ở kì giữa:.

  • NST có dạng  kép gồm 2 crômatit ( 2 nhiễm sắc tử chị em ) giống hệt nhau và dính với nhau tại tâm động( eo thứ nhất – eo thứ cấp ), là điểm đính của NST vào sợi tơ vô sắc trong quá trình phân bào, nhờ đó khi các sợi tơ vô sắc thì các NST di chuyển được về các cực tế bào. Một số NST còn có eo thứ hai ( eo thứ cấp ) là nơi tổng hợp ARN ribôxôm.
  • NST của các loài có nhiều hình dạng khác nhau như: hình hạt, hình que, hình chữ V, hình móc.
  • NST có kích thước: chiều dài từ  0,5 đến 50 muycrômet, đường kính từ 0,2 đến 2 muycrômet.
  • Crômatit cấu trúc lên NST được cấu tạo từ 1 phân tử ADN và prôtêin loại histôn.

4. Những đặc trưng cơ bản của NST:

  • Mỗi loài sinh vật đều có bộ NST đặc trưng về số lượng, hình dạng, kích thước và cấu trúc. Đây là đặc trưng để phân biệt các loài với nhau, không phản ánh trình độ tiến hoá cao hay thấp.
  • Ở những loài giao phối, tế bào sinh dưỡng mang bộ NST lưỡng bội, trong đó các NST tồn tại thành từng cặp tương đồng (trong đó 1 có nguồn gốc từ bố, 1 có nguồn gốc từ  mẹ )
  • Các NST còn đặc trưng về số lượng, thành phần, trình tự phân bố các gen trên mỗi NST.

Câu 8: Cơ chế nào đảm bảo cho bộ NST của loài ổn định? Những chức năng cơ bản của NST?

Trả lời:

1. Cơ chế đảm bảo  cho bộ NST của loài ổn định:

  • Ở các loài giao phối bộ NST của loài được duy trì ổn định qua các thế hệ cơ thể nhờ sự kết hợp 3 quá trình: Nguyên phân, giảm phân, thụ tinh.
  • Trong đó các sự kiện quan trọng nhất là: sự tự nhân đôi, phân li, tổ hợp của các NST trong nguyên phân và giảm phân, sự tổ hợp các NST tương đồng có nguồn gốc từ bố và từ mẹ trong quá trình thụ tinh.
  • Nhờ khả năng tự nhân đôi và phân li chính xác mà bộ NST lưỡng bội từ hợp tử được sao chép y nguyên cho  tế bào con.
  • Nhờ sự tự nhân đôi, kết hợp với sự phân li độc lập của các NST tương đồng trong giảm phân mà tạo nên các giao tử chứa bộ NST đơn bội.
  • Trong quá trình thụ tinh 2 giao tử đơn bội của cơ thể đực và cơ thể cái kết hợp với nhau, do đó mà bộ NST lưỡng bội củat loài được khôi phục.
  • Ở các loài sinh sản sinh dưỡng bộ NST của loài được duy trì ổn định qua các thế hệ nhờ cơ chế nguyên phân.

2. Chức năng cơ bản của NST:

  • Là vật chất mang thông tin di truyền
  • Có khả năng tự nhân đôi, phân li, tổ hợp trong nguyên phân, giảm phân, thụ tinh nhằm đảm bảo sự truyền đạt thông tin di truyền  ổn định ở cấp độ tế bào.
  • NST chứa các gen có cấu trúc khác nhau, mỗi gen giữ một chức năng di truyền nhất định.
  • Những biến đổi về số lượng, cấu trúc của NST sẽ gây ra những biến đổi ở các tính trạng di truyền.

Câu 9: Trình bày những điểm giống và khác nhau giữa quá trình tạo trứng và quấ trình tạo tinh trùng?

Trả lời

1. Giống nhau:

  • Đều xảy ra ở các TB sinh dục ở thời kì chín
  • Đều diễn ra các hoạt dộng của NST là: nhân đôi, phân li, tổ hợp tự do.
  • Đều tạo thành các TB con có bộ NST đơn bội khác nhau về nguồn gốc.
  • Đều là cơ chế sinh học đảm bảo kế tục vật chất di truyền qua các thế hệ.

2. Khác nhau:

Quá trình tạo tinh trùng

Quá trình tạo trứng

- Kết thúc GP I tạo thành 2 TB có kích thước bằng nhau.

- Kết thúc quá trình giảm phân tạo thành 4 TB có kích thước bằng nhau, sau này phát triển thành các tinh trùng.

- Tinh trùng có kích thước bé gồm 3 phần: đầu, cổ, đuôi.

- Cả 4 tinh trùng đều có khả năng trực tiếp tham gia vào quá trình thụ tinh

- Kết thúc giảm phân I tạo thành 2 TB, trong đó: 1 TB có kích thước lớn, 1 TB có kích thước bé.

- Kết thúc quá trình giảm phân tạo thành 4 TB trong đó: có 1 TB có kích thước lớn sau này phát triển thành trứng và 3 TB có kích thước bé gọi là thể định hướng.

- Trứng có kích thước lớn và có dạng hình cầu.

- Chỉ có trứng trực tiếp tham gia vào quá trình thụ tinh.

Câu 10: Nêu những điểm giống nhau và khác nhau cơ bản giữa nguyên phân, giảm phân. ý nghĩa của các quá trình đó?

Trả lời:

1. So sánh 2 quá trình nguyên phân và giảm phân:

a. Giống nhau:

  • Đều là sự phân bào có sự thành lập thoi vô sắc, nhân phân chia trước, tế bào chất phân chia sau.
  • Đều có sự nhân đôi của NST(thực chất là sự tự nhân đôi của ADN) ở kì trung gian.
  • Đều trải qua các kì phân bào tương tự nhau, diễn biến xảy ra ở các giai đoạn tương tự nhau: NST đóng xoắn, trung thể tách làm đôi, thoi vô sắc được hình thành, màng nhân tiêu biến, NST tập trung và di chuyển về hai cực của tế bào, màng nhân tái lập, NST tháo xoắn, Tế bào chất phân chia.

b. Khác nhau:

Nguyên phân

Giảm phân

- Xảy ra đối với TB sinh dưỡng và TB sinh dục sơ khai.

- Chỉ gồm 1 lần phân bào.

-  Không

- Tại kì giữa các NST kép tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo.

- Tại kì sau có sự phân cắt của các NST kép thành 2 NST đơn tại tâm động và các NST đơn phân li về 2 cực của tế bào.

- Kết thúc kì cuối tạo thành 2 TB con giống nhau có bộ NST lưỡng bội đơn.

- Không

- Kết quả: từ 1 TB mẹ tạo thành 2 TB con giống nhau, có bộ NST lưỡng bội đơn

( giống như ở TB mẹ ) .

- Các TB con sinh ra sẽ phân hoá tạo thành các loại TB sinh dưỡng khác nhau.

- Xảy ra đối với các TB sinh dục ở thời kì chín

- Gồm 2 lần phân bào liên tiếp ( lần phân bào I là phân bào giảm phân, lần phân bào II là phân bào nguyên  phân ).

- ở kì đầu I có sự bắt chéo giữa 2 crômatit khác nguồn gốc dẫn tới sự tiếp hợp, trao đổi chéo giữa các NST trong cặp tương đồng( khác nguồn gốc ).

- Tại kì giữa I các NST kép tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo.

- Tại kì sau I diễn ra sự phân li của các NST ở trạng thái kép trong từng cặp tương đồng.( Không có sự phân cắt tâm động ).

 

- Kết thúc kì cuối I tạo thành 2 TB con có bộ NST đơn bội kép. ( Đây là giai đoạn quan trọng, là cơ sở để tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau )

- Các TB con sinh ra lại tiếp tục bước vào lần phân bào thứ 2.

- Kết quả: từ 1 TB mẹ tạo thành 4 TB con có bộ NST đơn bội đơn ( giảm đi 1 nửa so với TB mẹ ). 

- Các TB con sinh ra sẽ phân hoá tạo thành giao tử.

2. ý nghĩa của nguyên phân và giảm phân:

  • ý nghĩa của NP:
    • Ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào của cùng 1 cơ thể ( Với những loài sinh sản vô tính).
    •  Là phương thức sinh sản của tế bào làm gia tăng số lượng, kích thước của tế bào, dẫn đến sự lớn lên của cơ thể. Khi cơ thể đã ngừng lớn nguyên phân giúp tái tạo các phần cơ thể bị tổn thương, thay thế các tế bào già, tế bào chết…
  • ý nghĩa của giảm phân:
    • Bộ NST trong giao tử giảm đi 1 nửa nhờ vậy khi qua quá trình thụ tinh bộ NST của loài được khôi phục.
    • Trong giảm phân có xảy ra hiện tượng phân li độc lập, tổ hợp tự do của NST đã tạo nên nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc. Đây là cơ sở tạo nên các biến dị tổ hợp tạo nên tính đa dạng của sinh giới.

Câu 11: Tại sao những diễn biến của NST ở kì sau của giảm phân I ( kì sau I ) là cơ chế tạo nên sự khác nhau về nguồn gốc NST trong bộ đơn bội ở các TB con được tạo thành qua giảm phân?

Trả lời:

  • Trong TB NST xếp thành từng cặp. Trong giảm phân:
    • Vào kì trung gian I các cặp NST trở thành các cặp NST ở trạng thái kép. Trong mỗi cặp luôn có một chiếc có nguồn gốc từ bố, 1 chiếc có nguồn gốc từ mẹ.
    • Đến kì giữa I các NST kép xếp thành 2  hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào theo 1 cách ngẫu nhiên và mỗi cặp cùng nằm trên 1 sợi tơ vô sắc của thoi phân bào.
    • Vào kì sau I các NST kép trong cặp tương đồng phân li về 2 cực của TB ( không có sự phân cắt tâm động ), chiếc có nguồn gốc từ bố đi về 1  cực và chiếc có nguồn gốc từ mẹ di chuyển về cực còn lại của TB.
    • Kết thúc kì cuối I  tạo thành các 2 TB con trong đó: 1 TB chứa NST có nguồn gốc từ bố, 1 TB chứa NST có nguồn gốc từ mẹ trong cặp tương đồng.

→ Như vậy, chính sự sắp xếp 1 cách ngẫu nhiên các NST ở kì giữa I và sự phân li không tách tâm động của các NST kép ở kì sau I là cơ chế tạo nên sự khác nhau về nguồn gốc NST trong bộ đơn bội ở các TB con được tạo thành qua giảm phân.

Câu 12: Trình bày vai trò của cặp NST thứ 23 trong việc xác định giới tính ở người?

Trả lời

  • ở người cặp NST số 23 là cặp NST giới tính có vai trò xác định giới tính ở người, trong đó:
    • ở nam giới cặp này gồm 2 chiếc: 1 chiếc hình gậy, 1 chiếc hình móc và được kí hiệu là XY.
    • ở nữ giới cặp NST này gồm 2 chiếc giống nhau và có hình gậy, được kí hiệu là XX
  • NST giới tính mang các gen quy định các tính trạng liên quan và không liên quan tới giới tính.

Câu 13: Trình bày cơ chế NST xác định giới tính ở người?

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Một số câu hỏi tự luận nâng cao chương nhiễm sắc thể. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF