OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA

Câu hỏi trắc nghiệm chuyên đê Tác động của các yếu tố vật đến sinh trưởng của vi sinh vật Sinh học 10 có đáp án

31/07/2019 640.51 KB 1091 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2019/20190731/846165257744_20190731_155559.pdf?r=6767
AMBIENT-ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Hoc247 xin giới thiệu Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập có đáp án Tác động của các yếu tố vật lý đến sinh trưởng của vi sinh vật  nằm trong phần Ôn tập Chương do Hoc247 tổng hợp và biên soạn với mục đích giúp các em ôn tập hiệu quả nhất. Mong rằng với tài liệu giúp các em ôn tập tốt nhất. Nội dung chi tiết tham khảo tại đây!

 

 
 

YẾU TỐ VẬT LÍ ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT

1347) Nhiệt độ ảnh hưởng đến vi sinh vật vì tác động của nó đến:

       A. Sức căng bề mặt của tế bào vi sinh vật

       B. Hoạt động enzim và tốc độ chuyển hóa

       C. Dung môi và nguyên liệu chuyển hóa

       D. Tính thấm của màng hoạt tính enzim và tạo ATP

1348) Phần lớn vi sinh vật thuộc nhóm:

       A. Ưa lạnh                        B. Ưa ẩm

       C. Ưa nhiệt                       D. Ưa siêu nhiệt

1349) *Giới hạn nhiệt của vi sinh vật ưa lạnh là khoảng:

       A. 0oC 20oC                          B. 20 oC → 40 oC

       C. 40 oC → 70 oC                        D. 70 oC →110 oC

1350) *Giới hạn nhiệt của vi sinh vật ưa ẩm là khoảng:

       A. 0oC → 20oC                          B. 20 oC 40 oC

       C. 40 oC → 70 oC                        D. 70 oC → 110 oC

1351) * Giới hạn nhiệt của vi sinh vật ưa nhiệt là khoảng:

       A. 0oC → 20oC                          B. 20 oC → 40 oC

       C. 40 oC 70 oC                       D. 70 oC → 110 oC

1352) * Giới hạn nhiệt của vi sinh vật ưa siêu nhiệt là khoảng:

       A. 0oC → 20oC                          B. 20 oC → 40 oC

       C. 40 oC → 70 oC                        D. 70 oC 110 oC

1353) * Khi cùng môi trường như nhau, chỉ khác nhau về nhiệt độ thì vi sinh vật sẽ sinh trưởng mạnh nhất ở:

       A. Nhiệt độ cực đại           B. Nhiệt độ cực tiểu

       C. Nhiệt độ tối ưu            D. Nhiệt độ giới hạn

1354) * Phần lớn vi sinh vật biển thuộc nhóm:

       A. Ưa lạnh                       B. Ưa ẩm

       C. Ưa nhiệt                       D. Ưa siêu nhiệt

1355) * Màng của vi sinh vật ưa lạnh có nhiều thành phần nào?

       A. photpholipit                          B. steroit và axit béo no

       C. Axit béo không no               D. Glyxeron

1356) * Các vi sinh vật trong đống phân đang ủ, ở khối chất hữu cơ đang thối rữa thuộc nhóm :

       A. Ưa lạnh                        B. Ưa ẩm

       C. Ưa nhiệt                      D. Ưa siêu nhiệt

1357) Nước và độ ẩm ảnh hưởng đến vi sinh vật vì tác động của nó đến:

       A. Sức căng bề mặt của tế bào vi sinh vật

       B. Hoạt động enzim và tốc độ chuyển hóa

       C. Dung môi và nguyên liệu chuyển hóa

       D. Tính thấm của màng hoạt tính enzim và tạo ATP

1358) Phần lớn vi sinh vật thuộc nhóm:

       A. Ưa khô               B. Ưa ẩm

       C. Ưa nước             D. B+C

1359) *Để chống môi trường nghèo dinh dưỡng, các chủng vi sinh vật hoang dại thường:

       A. Không có thành tế bào

       B. Có thành tế bào mỏng

       C. Có thành tế bào trung bình

       D. Có thành tế bào dày

1360) * Một số vi sinh vật vẫn sinh trưởng tốt ở nước mặn hay nước đường đặc là nhờ:

       A. Thành tế bào rất dày

       B. Màng sinh chất không thấm

       C. Tự điều chỉnh thấm áp

       D. Có enzim phân hủy

1361) Thực phẩm đặt ở môi trường nào dưới đây thường ôi thiu nhanh nhất?

       A. Khô          B. Nóng          C. Ẩm                  D. Lạnh      E. B+C

1362) Độ pH ảnh hưởng đến vi sinh vật vì tác động của nó đến:

       A. Sức căng bề mặt của tế bào vi sinh vật

       B. Hoạt động enzim và tốc độ chuyển hóa

       C. Dung môi và nguyên liệu chuyển hóa

       D. Tính thấm của màng hoạt tính enzim và tạo ATP

1363) Rau cải ngâm nước sẽ nhanh thối nát, nhưng đem muối dưa thì không bởi vì:

       A. Nước muối dưa có NaCl sát khuẩn

       B. Nước muối dưa không có oxi hòa tan

       C. Nước muối dưa có pH thấp

       D. Nước muối dưa có pH cao

1364) Ở người, khoảng 80% vi khuẩn thông thường lẫn trong thức ăn uống bị tiêu diệt ngay ở dạ dày do:

       A. Dạ dày rất bền             B. Độ pH cao quá

       C. Nồng độ HCl cao                 D. Enzim pepsin phá hủy

1365) Phần lớn vi sinh vật gây bệnh thích nghi với môi trường:

       A. Kiềm                                     B. Trung tính

       C. Axit                                       D. Có pH bất kì

1366) *Đa số vi nấm thích nghi với độ pH là khoảng:

       A. 4 à 6                          B. 6 à 8

       C. 8 à 10                         D. 10 à 14

1367) * Vi khuẩn ưa axit thường gặp hàng ngày là:

       A. Vi khuẩn lactic            B. Vi khuẩn axetic

       C. Vi khuẩn etilic             D. Vi khuẩn lên men thối

       E. A+B

1368) * Một số vi sinh vật ưa pH = 7 nhưng lại thải ra nhiều axit mà chúng vẫn sinh trưởng tốt bởi vì:

       A. Chúng tiết ra kiềm để trung hòa

       B. Chúng tự điều chỉnh độ H+

       C. Chúng có enzim phân hủy axit

       D. Chúng phải nhờ nhóm ưa axit

1369) * Enzim vi sinh vật dùng trong xà phòng sinh học ưa:

       A. pH < 7 (axit)                B. pH = 7 (trung tính)

       C. pH > 7 (kiềm)              D. pH bất kì

1370) Sữa thường rất nhanh thiu, nhưng sữa đã lên men lactic ( sữa chua) thì lại để được lâu vì các vi khuẩn gây thiu đã bị:

       A. pH thấp ức chế                     B. pH cao ức chế

       C. Vi khuẩn lactic cạnh tranh              D. Tiêu diệt hết

1371) Ánh sáng ảnh hưởng mạnh nhất tới nhóm vsv :

       A. Quang tự dưỡng           B. Quang dị dưỡng

       C. Hóa tự dưỡng               D. Hóa dị dưỡng

       E. A+B                                       F. A+C

       G. C+D                                      H. B+D

1372) * Loại tia trong ánh sát mặt trời có thể tiêu diệt vi khuẩn là:

       A. Tia đỏ                          B. Tia lục

       C. Cực tím                       D. Hồng ngoại

1373) Trực khuẩn lao dễ bị tiêu diệt nhất ở môi trường:

       A. Khô ráo                       B. Lạnh

       C. Ấm áp                          D. Nắng to

1374) Các tia bức xạ cực ngắn ( như tia X, gamma...) tiêu diệt được vi sinh vật nhờ khả năng:

       A. Phát nhiệt độ cao                  B. Ion hóa chất sống

       C. Làm mất nước              D. Cây đột biến

1375) Khi  xét về ảnh hưởng đến sinh trưởng của vsv , các nhà khoa học xếp muối ăn (NaCl) vào:

       A. Nhóm yếu tố hóa học, vì là một hóa chất

       B. Nhóm yếu tố lí học, vì đổi áp suất thẩm thấu

       C. Nhóm yếu tố sinh học, vì gây co nguyên sinh

       D. Trung gian giữa A và B

1376) Nước muối đặc trưng ( thường trên 1%) có khả năng diệt nhiều vi sinh vật vì:

       A. Phá hủy tế bào do oxi hóa              B. Làm vỡ màng sinh chất

       C. Gây co nguyên sinh             D. Biến tính protein tế bào

1377) Protein nhanh bị vi sinh vật phân hủy, nhưng nước mắm ( có khi chưa 50% protein) vẫn để được rất lâu vì:

       A. Người sản xuất sát trùng tốt

       B. Lượng NaCl cao

       C. Vi khuẩn không hủy protein cá

       D. Nồng độ đạm cao quá

1378) Có bạn cho rằng :” Trong nước đá, vi khuẩn đã chết hết”. Ý kiến này đúng hay không?

       A. Đúng                            B. Sai

1379) Có bạn cho rằng: “Trong nước vừa sôi thì khôn thể còn bất kìa một sinh vật nào”. Ý kiến này đúng không?

       A. Đúng                            B. Sai

1380) Nhiều người hay lấy quả mơ tươi, rửa sạch rồi bỏ lẫn với đường để làm nước mơ. Nước mơ có thể giữ nhiều năm vì:

       A. Mơ đã được rửa hết vi sinh vật

       B. Đường là chất diệt khuẩn tốt

       C. Nồng độ đường và axit hữu cơ cao

       D. Nó nhược trương gây thẩm thấu

1381) Nhiều người hay lấy quả mơ tươi, rửa rồi bỏ lẫn với đường để làm nước mơ. Lọ nước mơ không đậy kín có thể:

       A. Vẫn ngon như trước              B. Lên men rượu trước

       C. Lên men chua trước               D. Ngày càng ngọt

1382) Nếu không có tủ lạnh, mà lại có thịt hoặc cá cần bảo quản ngắn, thì bạn nên:

       A. Luộc qua                      B. Ngâm thuốc tím

       C. Rửa bằng rượu             D. Xát muối

1383) Tụ cầu khuẩn vàng (Staphylococcus aureus) cấy ở 3 môi trường: (1) = nước thịt + khoáng; (2) = nước + khoáng + glucoza + B1; (3) = nước + khoáng + glucoza. Môi trường sẽ xuất hiện vần đục (do quần thể phát triển) là:

       A. (1)             B. (2)          C. (3)         

       D. (1) + (2)    E. (1) + (3)  F. (2) + (3)

1384) Tụ cầu khuẩn vàng (Staphylococcus aureus) cấy ở 3 môi trường: (1) = nước thịt + khoáng; (2) = nước + khoáng + glucoza + B1; (3) = nước + khoáng + glucoza. Môi trường (3) không thích hợp với chúng, vì:

       A. Thiếu nước thịt                      B. Có glucoza

       C. Thiếu vitamin B1                  D. Nhiều nước quá

1385) Tụ cầu khuẩn vàng (Staphylococcus aureus) cấy ở 3 môi trường: (1) = nước thịt + khoáng; (2) = nước + khoáng + glucoza + B1; (3) = nước + khoáng + glucoza. Chúng chỉ sinh trưởng được ở môi trường (1) và (2), chứng tỏ:

       A. Nhân tố sinh trưởng là protein ở thịt

       B. Nhân tố sinh trưởng là glucoza

       C. Nhân tố sinh trưởng là vitamin B1

       D. Nhân tố sinh trưởng là khoáng vi lượng

{-- Từ câu 1386 - 1392 của tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm chuyên đê Tác động của các yếu tố vật đến sinh trưởng của vi sinh vật Sinh học 10 ôn tập có đáp án vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập có đáp án Tác động của các yếu tố vật lý đến sự sinh trưởng của vi sinh vật. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.         

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF