OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA

Các dạng toán quan trọng của toán lớp 4 phép nhân

01/10/2021 277.64 KB 984 lượt xem 4 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20211001/81038416033_20211001_165329.pdf?r=9518
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Nhằm giúp các em có thêm tài liệu tham khảo. Hoc247 đã biên soạn Các dạng toán quan trọng của toán lớp 4 phép nhân giúp các em ôn lại các kiến thức đã học và chuẩn bị thất tốt cho năm học mới. Mời các em tham khảo.

 

 
 

Các dạng toán quan trọng của toán lớp 4 phép nhân

1. Kiến thức cần nhớ 

a x b = b x a

a x (b x c) = (a x b) x c

a x 0 = 0 x a = 0

a x 1 = 1 x a = a

a x (b + c) = a x b + a x c

a x (b - c) = a x b - a x c

Trong một tích nếu một thừa số được gấp lên n lần đồng thời có một thừa số khác bị giảm đi n lần thì tích không thay đổi.

Trong một tích có một thừa số được gấp lên n lần, các thừa số còn lại giữ nguyên thì tích được gấp lên n lần và ngược lại nếu trong một tích có một thừa số bị giảm đi n lần, các thừa số còn lại giữ nguyên thì tích cũng bị giảm đi n lần. (n > 0)

Trong một tích, nếu một thừa số được gấp lên n lần, đồng thời một thừa số được gấp lên m lần thì tích được gấp lên (m x n) lần. Ngược lại nếu trong một tích một thừa số bị giảm đi m lần, một thừa số bị giảm đi n lần thì tích bị giảm đi (m x n) lần. (m và n khác 0)

Trong một tích, nếu một thừa số được tăng thêm a đơn vị, các thừa số còn lại giữ nguyên thì tích được tăng thêm a lần tích các thừa số còn lại.

Trong một tích, nếu có ít nhất một thừa số chẵn thì tích đó chẵn.

Trong một tích, nếu có ít nhất một thừa số tròn chục hoặc ít nhất một thừa số có tận cùng là 5 và có ít nhất một thừa số chẵn thì tích có tận cùng là 0.

Trong một tích các thừa số đều lẻ và có ít nhất một thừa số có tận cùng là 5 thì tích có tận cùng là 5.

2. Bài tập minh họa

Bài 1: Thực hiện phép tính

a) 52 x 11

b) 148 x 100

c) 17 x 8

d) 39 x 40

Hướng dẫn giải

a) 52 x 11

Đây là dạng tính nhẩm nhân số có hai chữ số với số 11

Ta có cộng chữ số hàng chục với chữ số hàng đơn vị ở số đã cho được 5 + 2 = 7

Do tổng tìm được nhỏ hơn 10 nên ta chèn vào giữa số đã cho được 572

Vậy 52 x 11 = 572

b) 148 x 100

Đây là dạng nhân số tự nhiên với 100, ta chỉ việc thêm 2 chữ số 0 vào số đã cho

148 x 100 = 14800

c) 17 x 8 = 136

d) 39 x 40 

= 39 x 4 x 10 

= (39 x 4) x 10 

= 156 x 10 

= 1560

Bài 2: Tính giá trị biểu thức sau

a) 238 + 852 - 83 x 10

b) 8593 x 2 + 593 - 983

c) 9360 : 4 x 4 - 427 + 591

d) 7248 - 321 x 10 + 5928 : 3

Hướng dẫn giải

Thực hiện phép tính theo các quy tắc tính toán ta có:

a) 238 + 852 - 83 x 10

= 238 + 852 - 830

= 1090 - 830

= 260

b) 8593 x 2 + 593 - 983

= 17186 + 593 - 983

= 17779 - 983

= 16796

c) 9360 : 4 x 4 - 427 + 591

= 2349 x 4 - 427 + 591

= 9360 - 427 + 591

= 8933 + 591

= 9524

d) 7248 - 321 x 10 + 5928 : 3

= 7248 - 3210 + 1976

= 4038 + 1976

= 6014

Bài 3. Tính nhanh

a) 4 x 10 + 6 x 10 + 14 x 10 + 26 x 10 

b) 12 x 20 + 13 x 30 + 14 x 40 + 15 x 50

Hướng dẫn giải

a) 4 x 10 + 6 x 10 + 14 x 10 + 26 x 10 

Nhận thấy phép tính này đều có bội số chung là 10 nên ta có

4 x 10 + 6 x 10 + 14 x 10 + 26 x 10 

= (4 + 6 + 14 + 26 ) x 10

= 50 x 10

= 500

b) 12 x 20 + 13 x 30 + 14 x 40 + 15 x 50

Ta thấy phép tính này có bội số chung là 10 nên ta có:

12 x 20 + 13 x 30 + 14 x 40 + 15 x 50

= (12 x 2 + 13 x 3 + 14 x 4 + 15 x 5) x 10

= (24 + 39 + 56 + 75) x 10

= 194 x 10

= 1940

Bài 4. Tìm y biết

a) y : 5 x 6 = 958 +532

b) y x 2 : 8 = 19388 - 359

Hướng dẫn giải

a) y : 5 x 6 = 958 +532

y : 30 = 1490

y = 1490 x 30

y = 1490 x (3 x 10)

y = (1490 x 3) x 10

y = 4470 x 10

y = 44700

b) y x 2 : 8 = 19388 - 14359

y x 2 : 8 = 5029

y x 2 = 5029 x 8

y x 2 = 40232

y = 40232 : 2

y = 20116

Bài 5: Trong một đợt kế hoạch nhỏ mỗi lớp 4A có 29 bạn, mỗi bạn quyên góp 8kg giấy. Hỏi lớp 4A quyên góp được bao nhiêu kg giấy?

Hướng dẫn giải

Lớp 4A quyên góp được số kg giấy là:

29 x 8 = 232 (kg giấy)

Vậy lớp 4A quyên góp được 232 kg giấy

Bài 6. Một con quay trong 1 phút quay được 498 vòng. Hỏi trong vòng 1 giờ 12 phút quay được bao nhiêu vòng?

Hướng dẫn giải

Đổi 1 giờ 12 phút = 72 phút

Số vòng của con quay là:

498 x 72 = 35856 (vòng)

Vậy 1 giờ 12 phút con quay quay được 35856 vòng.

Trên đây là nội dung tài liệu Các dạng toán quan trọng của toán lớp 4 phép nhân​. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

​Chúc các em học tập tốt!

ADMICRO
NONE
OFF