OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA

Các dạng bài toán điển hình về Phương trình đường thẳng Toán 10

01/04/2021 1.18 MB 706 lượt xem 3 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210401/897527849935_20210401_150337.pdf?r=1227
ADMICRO/
Banner-Video

Các em học sinh có thể tham khảo nội dung tài liệu Các dạng bài toán điển hình về Phương trình đường thẳng Toán 10 được HOC247 sưu tầm và tổng hợp bên dưới đây. Tài liệu gồm các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án cụ thể hi vọng sẽ giúp các em ôn luyện và củng cố kiến thức chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp đến.

 

 
 

1. Một số bài toán về giải tam giác

Bài 1: Trong mặt phẳng Oxy, cho tam giác ABC có A(-2;3), phương trình đường trung tuyến từ B, C lần lượt là \({d_1}:2x + 7y - 30 = 0\) và \({d_2}:7x + 5y - 14 = 0\). Phương trình đường thẳng AB có dạng ax + by + c = 0. Khi đó giá trị biểu thức Q = a + bc bằng:

     A. 34                   B. –32                       C. – 22                     D.  44

Lời giải

\(A\left( { - 2;3} \right) \notin {d_1};\,{d_2}\)

+ Tọa độ trọng tâm G của tam giác ABC là nghiệm của hệ

\(\left\{ \begin{array}{l} 2x + 7y = 30\\ 7x + 5y = 14 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x = \frac{{ - 4}}{3}\\ y = \frac{{14}}{3} \end{array} \right. \Rightarrow G\left( {\frac{{ - 4}}{3};\frac{{14}}{3}} \right)\)

\(B \in {d_1} \Rightarrow B\left( {b;\frac{{ - 2b + 30}}{7}} \right);\,\,\,C \in {d_2} \Rightarrow C\left( {\frac{{14 - 5c}}{7};c} \right)\)

+ Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l} - 2 + b + \frac{{14 - 5c}}{7} = - 4\\ \frac{{ - 2b + 30}}{7} + 3 + c = 14 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} b = 1\\ c = 7 \end{array} \right. \Rightarrow B\left( {1;4} \right);\,\,\,C\left( { - 3;7} \right)\)

+ AB: \(\left\{ \begin{array}{l} qua\,\,A\left( { - 2;3} \right)\\ qua\,\,B\left( {1;4} \right) \end{array} \right. \Rightarrow AB:\frac{{x + 2}}{3} = \frac{{y - 3}}{1} \Leftrightarrow x - 3y + 11 = 0\)

Khi đó: \(a = 1;\,\,b = - 3;\,\,c = 11 \Rightarrow Q = 1 + \left( { - 3} \right).11 = - 32\)

Đáp án B.

Bài 2: Trong mặt phẳng Oxy, cho tam giác ABC có M(2;-1) là trung điểm AB. Đường trung tuyến và đường cao qua A lần lượt là: \({d_1}:x + y - 7 = 0\) và \({d_2}:5x + 3y - 29 = 0\). Điểm nào sau đây không thuộc đường thẳng AC?

     A. P(3;2)           B. Q(2;-7)             C. R(2018;2017)          D. S(1056;1055)

Lời giải

\(A = {d_1} \cap {d_2} \Rightarrow A\left( {4;3} \right)\)

+ M(-2;1) trung điểm AB \( \Rightarrow B\left( { - 8; - 1} \right)\)

\(BC \bot {d_2} \Rightarrow BC: - 3x + 5y + c = 0\)

Mà \(B\left( { - 8; - 1} \right) \in BC \Rightarrow C = - 19 \Rightarrow BC: - 3x + 5y - 19 = 0\)

+ \(I = {d_1} \cap BC \Rightarrow I\left( {2;5} \right)\) là trung điểm BC \( \Rightarrow C\left( {12;11} \right)\)

\(AC\left\{ \begin{array}{l} qua\,\,A\left( {4;3} \right)\\ qua\,\,C\left( {12;11} \right) \end{array} \right. \Rightarrow AC:\frac{{x - 4}}{8} = \frac{{y - 3}}{8} \Leftrightarrow x - y - 1 = 0\)

Đáp án B.

Bài 3: Trong mặt phẳng Oxy, cho tam giác ABC có C(-2;1). Đường phân giác góc A và đường trung tuyến AM lần lượt là \({d_1}:2x + y - 1 = 0\) và \({d_2}:x + y - 2 = 0\). Tìm tọa độ điểm B.

     A. \(B\left( {\frac{8}{3};\frac{7}{3}} \right)\)        B. \(B\left( {\frac{1}{3};\frac{5}{3}} \right)\)               C. \(B\left( {\frac{7}{3};\frac{2}{3}} \right)\)             D. \(B\left( {\frac{{ - 4}}{3};\frac{{13}}{3}} \right)\)  

Lời giải

\(A = {d_1} \cap {d_2} \Rightarrow A\left( { - 1;3} \right)\)

+ C’ đối xứng với C qua d1

\(CC'\left\{ \begin{array}{l} qua\,\,C\left( { - 2;1} \right)\\ \bot {d_1}:2x + y - 1 = 0 \end{array} \right. \Rightarrow CC': - x + 2y - 4 = 0\)

+ \(H = {d_1} \cap CC' \Rightarrow H\left( {\frac{{ - 2}}{5};\frac{9}{5}} \right)\) là trung điểm CC’ \( \Rightarrow C'\left( {\frac{6}{3};\frac{{13}}{5}} \right)\)

\(AB:\left\{ \begin{array}{l} qua\,\,A\left( { - 1;3} \right)\\ qua\,\,C'\left( {\frac{6}{5};\frac{{13}}{5}} \right) \Rightarrow AB:2x + 11y - 31 = 0 \end{array} \right.\)

\(B \in AB \Rightarrow B\left( {\frac{{31 - 11b}}{2};b} \right)\)

\(M \in {d_2} \Rightarrow M\left( {m;2 - m} \right)\)

+ M là trung điểm BC \( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} \frac{{31 - 11b}}{2} - 2 = 2m\\ b + 1 = 4 - 2m \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} b = \frac{7}{3}\\ m = \frac{1}{3} \end{array} \right. \Rightarrow B\left( {\frac{8}{3};\frac{7}{3}} \right)\)

Đáp án A.

Bài 4: Trong mặt phẳng Oxy, cho tam giác ABC có A(-1;2). Đường trung tuyến BM và phân giác trong CI có phương trình lần lượt là \({d_1}:x - y + 2 = 0\) và \({d_2}:2x + y - 3 = 0\). Tìm tọa độ điểm B(a;-b). Tính P = a + b.

     A. \(\frac{{31}}{6}\)                  B. –2                         C. \(-\frac{{31}}{6}\)                    D.  2

Lời giải

+ A’ đối xứng với A qua \({d_2},\,\,AA' \cap {d_2} = K\)

\(AA'\left\{ \begin{array}{l} qua\,\,A\left( { - 1;2} \right)\\ \bot {d_2}:2x + y - 3 = 0 \end{array} \right. \Rightarrow AA': - x + 2y - 5 = 0\)

\(K = AA' \cap {d_2} \Rightarrow K\left( {\frac{1}{5};\frac{{13}}{5}} \right) \Rightarrow A'\left( {\frac{7}{5};\frac{{16}}{5}} \right)\)

\(M \in {d_1} \Rightarrow M\left( {a;a + 2} \right)\)

\(C \in {d_2} \Rightarrow C\left( {b;3 - 2b} \right)\)

M là trung điểm AC có: \(\left\{ \begin{array}{l} 2a - b = - 1\\ 2a + 4 - 3 + 2b = 2 \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} a = \frac{{ - 1}}{6}\\ b = \frac{2}{3} \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} M\left( {\frac{{ - 1}}{6};\frac{{11}}{6}} \right)\\ C\left( {\frac{2}{3};\frac{3}{5}} \right) \end{array} \right.\)

\(BC\left\{ \begin{array}{l} qua\,\,A'\left( {\frac{7}{5};\frac{{16}}{5}} \right)\\ qua\,\,C\left( {\frac{2}{3};\frac{5}{3}} \right) \end{array} \right. \Rightarrow BC:23x - 11y + 3 = 0\)

\(B = BC \cap {d_1} \Rightarrow B\left( {\frac{{19}}{{12}};\frac{{43}}{{12}}} \right) \Rightarrow a = \frac{{19}}{{12}};\,\,b = \frac{{ - 43}}{{12}} \Rightarrow P = - 2\)

Đáp án B.

Bài 5: Trong mặt phẳng Oxy, có A(2;-1). Đường phân giác trong góc B và C có phương trình lần lượt là \({d_1}:x - 2y + 1 = 0\) và \({d_2}:x + y + 3 = 0\). Phương trình đường thẳng đi qua B và song song với AC là đường thẳng:

     A. \( - 4x + y - \frac{9}{7} = 0\)                               B. \( - 4x + y + \frac{9}{7} = 0\) 

     C. 7x - 28y + 9 = 0                              D. x - 4y + 9 = 0  

Lời giải

+ D đối xứng với A qua \({d_1}:F = AD \cap {d_1}\)

+ E đối xứng với A qua \({d_2}:I = AE \cap {d_2}\)

\(AD\left\{ \begin{array}{l} qua\,\,A\left( {2; - 1} \right)\\ \bot {d_1}:x - 2y + 1 = 0 \Rightarrow AD:2x + y - 3 = 0 \end{array} \right.\)

\(F = AD \cap {d_1} \Rightarrow P\left( {1;1} \right)\) là trung điểm AD \( \Rightarrow D\left( {0;3} \right)\)

\(AE\left\{ \begin{array}{l} qua\,\,A\left( {2; - 1} \right)\\ \bot {d_2}:x + y + 3 = 0 \end{array} \right. \Rightarrow AE: - x + y + 3 = 0\)

\(I = AE \cap {d_2} \Rightarrow I\left( {0; - 3} \right)\) là trung điểm AE \( \Rightarrow E\left( { - 2; - 5} \right)\)

\(BC\left\{ \begin{array}{l} qua\,\,D\left( {0;3} \right)\\ qua\,\,E\left( { - 2; - 5} \right) \end{array} \right. \Rightarrow BC:4x - y + 3 = 0\)

\(B = BC \cap {d_1} \Rightarrow B\left( {\frac{{ - 5}}{7};\frac{1}{7}} \right);\,\,\,C = {d_2} \cap BC \Rightarrow C\left( {\frac{{ - 6}}{5};\frac{{ - 9}}{5}} \right)\)

\(AC\left\{ \begin{array}{l} qua\,\,A\left( {2; - 1} \right)\\ qua\,\,C\left( {\frac{{ - 6}}{5};\frac{{ - 9}}{5}} \right) \end{array} \right. \Rightarrow AC:x - 4y - 6 = 0\)

\(\Delta //AC \Rightarrow \Delta :x - 4y + c = 0\,\,\left( {c \ne - 6} \right)\)

\(B\left( {\frac{{ - 5}}{7};\frac{1}{7}} \right) \in \Delta \Rightarrow c = \frac{9}{7}\left( {t/m} \right) \Rightarrow \Delta :7x - 28y + 9 = 0\)

Đáp án C.

...

---Để xem tiếp nội dung bài 6 đến bài 9, các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net để xem online hoặc tải về máy tính---

2. Một số bài toán sử dụng tính chất hình học phẳng

Bài 1: Trong mặt phẳng Oxy cho tam giác ABC có đỉnh \(A\left( { - 1; - 3} \right);\,H\left( {1; - 1} \right)\) và I(2;-2) lần lượt là trực tâm và tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC. Tìm phát biểu sai?

A. Tọa độ trung điểm của BC là M(3;1).

B. Chân đường cao của  hạ từ A là K(2;0).

C. Tọa độ trọng tâm G của tam giác ABC là \(G\left( {\frac{2}{3}; - \frac{2}{3}} \right)\)

D. Tọa độ trọng tâm G của tam giác ABC là \(G\left( {\frac{5}{3}; - \frac{5}{3}} \right)\)

Lời giải

+ Gọi M(x;y) mà \(\overrightarrow {AH} = 2\overrightarrow {IM} \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} 2 = 2\left( {x - 2} \right)\\ 2 = 2\left( {y + 2} \right) \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} x = 3\\ y = - 1 \end{array} \right. \Rightarrow M\left( {3; - 1} \right) \Rightarrow \) A đúng

+ Gọi D là giao điểm thứ 2 của AH với đường tròn (C) ngoại tiếp tam giác ABC.

(C) có tâm I(2;-2), bán kính \(IA = \sqrt {10} \Rightarrow \left( C \right):{\left( {x - 2} \right)^2} + {\left( {y + 2} \right)^2} = 10\)

AH:x - y - 2 = 0

Xét hệ \(\left\{ \begin{array}{l} {\left( {x - 2} \right)^2} + {\left( {y + 2} \right)^2} = 10\\ x - y - 2 = 0 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} \left\{ \begin{array}{l} x = 3\\ y = 1 \end{array} \right.\\ \left\{ \begin{array}{l} x = - 1\\ y = - 3 \end{array} \right. \end{array} \right. \Rightarrow D\left( {3;1} \right)\,\,do\,\,A\left( { - 1; - 3} \right)\)

Mà K là trung điểm của HD \( \Rightarrow K\left( {2;0} \right) \Rightarrow \) B đúng

+ Ta có: \(\overrightarrow {HG} = \frac{2}{3}\overrightarrow {HI} \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} {x_G} - 1 = \frac{2}{3}\left( {2 - 1} \right)\\ {y_G} + 1 = \frac{2}{3}\left( { - 2 + 1} \right) \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} {x_G} = \frac{5}{3}\\ {y_G} = - \frac{5}{3} \end{array} \right. \Rightarrow G\left( {\frac{5}{3}; - \frac{5}{3}} \right) \Rightarrow \) D đúng.

Đáp án C.

Bài 2: Trong mặt phẳng Oxy, cho  có đỉnh A(3;-7), trực tâm là H(3;-1), tâm đường tròn ngoại tiếp I(-2;0), biết C(a;b) với a > 0. Khi đó giá trị a + b là:

     A. \(1 + \sqrt {65} \)          B. \(1 - \sqrt {65} \)                C. \(5 + \sqrt {65} \)              D. \(5 - \sqrt {65} \)

Lời giải

+ Ta có \(\overrightarrow {AH} = 2\overrightarrow {IM} \) với M(x;y) là trung điểm BC.

\( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} 0 = 2\left( {x + 2} \right)\\ 6 = 2y \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} x = - 2\\ y = 3 \end{array} \right. \Rightarrow M\left( { - 2;3} \right)\)

+ BC đi qua M(-2;3) và vuông góc với MI ⇒ vecto pháp tuyến \(\overrightarrow {MI} = \left( {0; - 3} \right)\)

⇒ BC:y = 3

+ Gọi \(C \in BC \Rightarrow C\left( {t;3} \right)\) (t > 0 tham số)

Mà \(CI = AI \Rightarrow CI = \sqrt {74} \Rightarrow {\left( {1 + 2} \right)^2} + {3^2} = 74\)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} t = - 2 + \sqrt {65} \left( {tm} \right)\\ t = - 2 - \sqrt {65} \left( {loai} \right) \end{array} \right. \Rightarrow C\left( { - 2 + \sqrt {65} ;3} \right) \Rightarrow a + b = 1 + \sqrt {65} \)

Đáp án A.

Bài 3: Trong mặt phẳng Oxy, cho đường tròn \(\left( C \right):{\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y - 1} \right)^2} = 25\) ngoại tiếp tam giác ABC có tọa độ chân đường cao hạ từ B và C lần lượt là E(0;2) và F(1;2). Khi đó tọa độ đỉnh A(a;b) với b < 0 thì \({a^2} - 2b\) là:

     A. – 9                   B. 9                           C. –11                      D.  11

Lời giải

Tâm đường tròn (C) nội tiếp tam giác ABC là I(1;1), bán kính R = 5

\(AI \bot {\rm{EF}} \Rightarrow \) AI qua I(1;1) và có vecto pháp tuyến \(\overrightarrow {EF} = \left( {1;0} \right) \Rightarrow AI:x = 1\)

\(A = \left( C \right) \cap AI \Rightarrow \) tạo độ A là ngiệm của hệ: \(\left\{ \begin{array}{l} x = 1\\ {\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y - 1} \right)^2} = 25 \end{array} \right.\)

\( \Rightarrow \left[ \begin{array}{l} \left\{ \begin{array}{l} x = 1\\ y = 6 \end{array} \right.\left( {ktm} \right)\\ \left\{ \begin{array}{l} x = 1\\ y = - 4 \end{array} \right.\left( {tm} \right) \end{array} \right. \Rightarrow A\left( {1; - 4} \right) \Rightarrow {a^2} - 2b = 1 + 8 = 9\)

Đáp án B.

...

---Để xem tiếp nội dung bài 4 đến bài 11, các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net để xem online hoặc tải về máy tính---

3. Một số bài toán về cực trị

Bài 1: Trong mặt phẳng Oxy, cho đường tròn \(\left( C \right):{\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y - 1} \right)^2} = 13\) và điểm M(-5;-3). Tìm trên (C) điểm N(a;b) sao cho khoảng cách từ N đến M là lớn nhất. Khi đó a + b là:

     A. 3                      B. –3                         C. 7                          D. –7 

Lời giải

Đường tròn (C) có tâm I(1;1), bán kính \(R = \sqrt {13} \)

\(IM = \sqrt {{6^2} + {4^2}} = \sqrt {52} > R \Rightarrow \) M nằm ngoài (C)

Đường thẳng d đi qua I(1;1) và M(-5;-3) có phương trình \(\left\{ \begin{array}{l} x = 1 + 3t\\ y = 1 + 2t \end{array} \right.\)

Tọa độ giao điểm của d và (C) là nghiệm của hệ:

\(\left\{ \begin{array}{l} x = 1 + 3t\\ y = 1 + 2t\\ {\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y - 1} \right)^2} = 13 \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} x = 1 + 3t\\ y = 1 + 2t\\ 9{t^2} + 4{t^2} = 13 \end{array} \right. \Rightarrow \left[ \begin{array}{l} \left\{ \begin{array}{l} x = 4\\ y = 3 \end{array} \right.\\ \left\{ \begin{array}{l} x = - 2\\ y = - 1 \end{array} \right. \end{array} \right.\)

\( \Rightarrow d \cap \left( C \right)\) tại 2 điểm \({N_1}\left( {4;3} \right)\) và \({N_2}\left( { - 2; - 1} \right)\)

Ta có: \(M{N_1} > M{N_2} \Rightarrow \forall N \in \left( C \right)\) thì \(M{N_2} \le MN \le M{N_1}\)

⇒ MN đạt giá trị lớn nhất \( \Leftrightarrow N \equiv {N_1}\left( {4;3} \right) \Rightarrow a + b = 7\)

Đáp án C.

Lưu ý: Với bài này điểm \({N_2}\left( { - 2; - 1} \right)\) là điểm thuộc (C) sao cho khoảng cách đến M là nhỏ nhất.

Bài 2: Trong mặt phẳng Oxy, cho đường thẳng d:x + y + 2 = 0 và các điểm \(A\left( {2;1} \right),\,B\left( {1;3} \right)\). Tìm điểm \(M \in d\) sao cho MA + MB đạt giá trị nhỏ nhất. Khi đó đường tròn tâm O đi qua M và có bán kính là:

     A. \(R = \sqrt 2 \)          B. \(R = \frac{{5\sqrt {10} }}{{11}}\)           C. \(R = \sqrt {130} \)           D. \(R = \frac{{244}}{{121}}\)   

Lời giải

Ta có: \(\left( {2 + 1 + 2} \right)\left( {1 + 3 + 2} \right) > 0 \Rightarrow \) A, B cùng một phía với đường thẳng d.

Gọi A’ đối xứng với A qua đường thẳng d  ⇒ MA = MA'

\( \Rightarrow MA + MB = MA' + MB \ge A'B\) (không đổi)

\(\Rightarrow MA + MB\) đạt giá trị nhỏ nhất là \(A'B \Leftrightarrow M = A'B \cap d\)

Đường thẳng \(\Delta\) qua A và vuông góc với d \( \Rightarrow \Delta :x - y - 1 = 0\)

Xét hệ \(\left\{ \begin{array}{l} x - y - 1 = 0\\ x + y + 2 = 0 \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} x = - \frac{1}{2}\\ y = - \frac{3}{2} \end{array} \right. \Rightarrow I\left( { - \frac{1}{2}; - \frac{3}{2}} \right)\)

A’ đối xứng với A qua d ⇔ I là trung điểm của AA’ \( \Rightarrow A'\left( { - 3; - 4} \right)\)

\( \Rightarrow A'B:7x - 4y + 5 = 0\)

Xét hệ \(\left\{ \begin{array}{l} 7x - 4y + 5 = 0\\ x + y + 2 = 0 \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} x = - \frac{{13}}{{11}}\\ x = - \frac{9}{{11}} \end{array} \right. \Rightarrow M\left( { - \frac{{13}}{{11}}; - \frac{9}{{11}}} \right) \Rightarrow OM = R = \frac{{5\sqrt {10} }}{{11}}\)

Đáp án B.

Lưu ý: Nếu A, B không cùng phía với đường thẳng d

\( \Rightarrow MA + MB \ge AB\) (không đổi)

⇒ MA + MB đạt giá trị nhỏ nhất là AB \( \Leftrightarrow M = AB \cap d\)

Bài 3: Trong mặt phẳng Oxy, cho đường thẳng d:2x - y + 3 = 0 và hai điểm \(A\left( {2; - 1} \right),\,B\left( {0;2} \right)\). Khi đó điểm M thuộc d sao cho |MA - MB| đạt giá trị lớn nhất có khoảng cách đến đường thẳng \(\Delta :3x - 4y + 5 = 0\) là:

     A. \(\frac{{39}}{7}\)                  B. \(\frac{{39}}{{35}}\)                       C. \(\frac{{10}}{9}\)                       D. \(\frac{{39}}{5}\)   

Lời giải

Xét \(\left[ {2.2 - \left( { - 1} \right) + 3} \right]\left( {2.0 - 2 + 3} \right) > 0 \Rightarrow \) A, B nằm cùng phía với đường thẳng d

Với đường thẳng d \( \Rightarrow \left| {MA - MB} \right| \le AB \Leftrightarrow {\left| {MA - MB} \right|_{max}} = AB \Leftrightarrow M = AB \cap d\)

Đường thẳng AB có phương trình:

\(\frac{{x - 2}}{{0 - 2}} - \frac{{y + 1}}{{2 + 1}} \Leftrightarrow 3x - 6 = - 2y - 2 \Leftrightarrow 3c + 2y - 4 = 0\)

Xét hệ \(\left\{ \begin{array}{l} 3x + 2y - 4 = 0\\ 2x - y + 3 = 0 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x = - \frac{2}{7}\\ y = \frac{{17}}{7} \end{array} \right. \Rightarrow M\left( { - \frac{2}{7};\frac{{17}}{7}} \right) \Rightarrow {d_{\left( {M;\Delta } \right)}} = \frac{{39}}{{35}}\)

Đáp án B.

Lưu ý: Nếu A, B khác phía đối xứng với đường thẳng d, lấy A’ đối xứng với A qua đường thẳng d

\( \Rightarrow \left| {MA - MB} \right| = \left| {MA' - MB} \right| \le A'B\) (không đổi)

\({\left| {MA - MB} \right|_{max}} = A'B \Leftrightarrow M = A'B \cap d\)

...

---Để xem tiếp nội dung bài 4 đến bài 8, các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net để xem online hoặc tải về máy tính---

 

Trên đây là một phần nội dung tài liệu Các dạng bài toán điển hình về Phương trình đường thẳng Toán 10 có đáp án chi tiết. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF