OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA

Các dạng bài tập thực hành môn Hóa học - Ôn thi THPT QG năm 2020

11/06/2020 1.15 MB 2910 lượt xem 30 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20200611/895144007743_20200611_135949.pdf?r=4647
AMBIENT-ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Các dạng bài tập thực hành môn Hóa học - Ôn thi THPT QG năm 2020 được Hoc247 sưu tầm và biên tập, nhằm giúp các em học sinh ôn tập và củng cố lại các kiến thức đã học, đồng thời làm quen với cấu trúc đề thi hình thành cơ sở kiến thức vững chắc để các em tự tin bước vào kì thi của mình. Mời các em cùng theo dõi!

 

 
 

CÁC DẠNG BÀI TẬP THỰC HÀNH MÔN HÓA HỌC 12 NĂM 2020 – ÔN THI THPT QG

 

Câu 1: Tiến hành thí nghiệm điều chế isoamyl axetat theo các bước sau đây:

Bước 1: Cho 1 ml CH3CH(CH3)CH2CH2OH, 1 ml CH3COOH và vài giọt dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm.

Bước 2: Lắc đều ống nghiệm, đun cách thủy (trong nồi nước nóng) khoảng 5 - 6 phút ở 65 - 70oC.

Bước 3: Làm lạnh, sau đó rót 2 ml dung dịch NaCl bão hòa vào ống nghiệm.

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. H2SO4 đặc chỉ có vai trò làm chất xúc tác cho phản ứng.

B. Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa là để tránh phân hủy sản phẩm.

C. Sau bước 2, trong ống nghiệm vẫn còn CH3CH(CH3)CH2CH2OH và CH3COOH.

D. Sau bước 3, chất lỏng trong ống nghiệm trở thành đồng nhất.

HD Chọn C.

A. Sai, H2SO4 đặc có vai trò làm chất xúc tác, hút ẩm và làm tăng hiệu suất của phản ứng.

B. Sai, Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa là để tạo hiện tượng tách lớp rõ ràng hơn.

C. Đúng, Vì đây là phản ứng thuận nghịch.

D. Sai, Chất lỏng trong ống nghiệm trở nên tách lớp.

Câu 2: Để phân tích định tính các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ, người ta thực hiện một thí nghiệm được mô tả như hình vẽ:

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Thí nghiệm trên dùng để xác định oxi có trong hợp chất hữu cơ.

B. Bông trộn CuSO4 khan có tác dụng chính là ngăn hơi hợp chất hữu cơ thoát ra khỏi ống nghiệm.

C. Trong thí nghiệm trên có thể thay dung dịch Ca(OH)2 bằng dung dịch KOH.

D. Bột CuO được sử dụng để oxi hoá chất hữu cơ trong thí nghiệm trên.

HD: Chọn D.

A. Sai, Thí nghiệm trên dùng để xác định cacbon và oxi có trong hợp chất hữu cơ.

B. Sai, Bông trộn CuSO4 khan có tác dụng chính là hấp thụ hơi nước.

C. Sai, Nếu thay thế dung dịch Ca(OH)2 bằng dung dịch KOH thì sẽ không quan sát được hiện tượng xảy ra khi khí CO2 bị hấp thụ vào.

D. Đúng, CuO là một chất có tính oxi hoá nó sẽ cung cấp oxi để phản ứng cháy xảy ra dễ dàng hơn.

Câu 3: Cho mô hình thí nghiệm điều chế khí metan được mô tả dưới đây:

Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Thu khí metan bằng phương pháp đẩy nước do metan không tan trong nước.

B. CaO đóng vai trò là chất xúc tác cho phản ứng.

C. Nếu hỗn hợp các chất rắn trong ống nghiệm bị ẩm thì phản ứng xảy ra chậm.

D. Mục đích của việc dùng vôi trộn với xút là là để ngăn không cho NaOH làm thủng ống nghiệm.

HD: Chọn B.

B. Sai, Mục đích của việc dùng vôi (CaO) trộn với xút (NaOH) là là để ngăn không cho NaOH làm thủng ống nghiệm dẫn đến nguy hiểm.

Câu 4: Cho vào 2 ống nghiệm, mỗi ống nghiệm 2 ml etyl axetat, sau đó thêm vào ống thứ nhất 1 ml dung dịch H2SO4 20% và ống thứ hai 1 ml dung dịch NaOH 30%. Sau đó lắc đều cả 2 ống nghiệm, lắp ống sinh hàn đồng thời đun cách thuỷ trong khoảng 5 phút.

Hiện tượng trong 2 ống nghiệm là

A. Chất lỏng trong cả hai ống nghiệm trở thành đồng nhất.

B. Chất lỏng trong ống thứ hai trở thành đồng nhất.

C. Chất lỏng trong ống thứ nhất trở thành đồng nhất.

D. Chất lỏng trong cả hai ống nghiệm có sự phân tách lớp.

Câu 5: Tiến hành các thí nghiệm sau với dung dịch X chứa lòng trắng trứng:

  - Thí nghiệm 1: Đun sôi dung dịch X.

  - Thí nghiệm 2: Cho dung dịch HCl vào dung dịch X, đun nóng.

  - Thí nghiệm 3: Cho dung dịch CuSO4 vào dung dịch X, sau đó nhỏ vài giọt dung dịch NaOH vào.

  - Thí nghiệm 4: Cho dung dịch NaOH vào dung dịch X, đun nóng.

  - Thí nghiệm 5: Cho dung dịch AgNO3 trong NH3 vào dung dịch X, đun nóng.

Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng hóa học là

A. 3.                                      B. 5.                                 C. 2.                                   D. 4.

HD: Chọn A.

- Thí nghiệm 1: Xảy ra hiện tượng đông tụ (đây là một hiện tượng vật lý).

- Thí nghiệm 2: Xảy ra phản ứng thủy phân peptit trong môi trường axit.

- Thí nghiệm 3: Xảy ra phản ứng màu biure.

- Thí nghiệm 4: Xảy ra phản ứng thủy phân peptit trong môi trường bazơ.

- Thí nghiệm 5: Không xảy ra phản ứng.

Câu 6: Tiến hành thí nghiệm phản ứng xà phòng hóa theo các bước sau đây:

  Bước 1: Cho 1 gam mỡ, 2 ml NaOH 40% vào bát sứ.

  Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp khoảng 30 phút đồng thời khuấy đều. Thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất.

  Bước 3: Để nguội hỗn hợp, sau đó rót 10 ml dung dịch NaCl bão hòa vào hỗn hợp, khuấy nhẹ rồi giữ yên hỗn hợp.

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa là để tránh phân hủy sản phẩm.

B. Sau bước 2, chất lỏng trong bát sứ phân tách thành hai lớp.

C. Sau bước 3, bên trên bề mặt chất lỏng có một lớp dày đóng bánh màu trắng.

D. NaOH chỉ có vai trò làm chất xúc tác cho phản ứng.

HD: Chọn C.

A. Sai, Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa là tách lớp xà phòng (ở trên) và glixerol.

B. Sai, Sau bước 2, chất lỏng trong bát sứ trở nên đồng nhất.

D. Sai, NaOH có vai trò làm chất xúc tác và chất tham gia cho phản ứng trên.

Câu 7: Cho một ít lòng trắng trứng vào 2 ống nghiệm:

Ống (1): thêm vào một ít nước rồi đun nóng.

Ống (2): thêm vào một ít rượu rồi lắc đều.

Hiện tượng quan sát được tại 2 ống nghiệm là

A. (1): xuất hiện kết tủa trắng; (2): thu được dung dịch nhầy.

B. Cả hai ống đều xuất hiện kết tủa trắng.

C. Cả hai ống đều thu được dung dịch nhầy.

D. (1): xuất hiện kết tủa trắng; (2): thu được dung dịch trong suốt.

HD: B

Câu 8: Có 2 dung dịch X,Y loãng, mỗi dung dịch chứa một chất tan và có số mol bằng nhau. Tiến hành các thí nghiệm sau:

  - Thí nghiệm 1: Cho bột Fe dư vào dung dịch X, thu được a mol một chất khí duy nhất không màu, hoá nâu trong không khí. 

  - Thí nghiệm 2: Cho bột Fe dư dung dịch Y, thu được 2a mol một chất khí duy nhất không màu, không hoá nâu trong không khí.

  - Thí nghiệm 3: Trộn dung dịch X với dung dịch Y rồi thêm bột Fe đến dư, thu được 2a mol một chất khí duy nhất không màu, hoá nâu trong không khí.

Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và chỉ tạo muối của kim loại. Hai dung dịch X, Y lần lượt là

A. NaHSO4, HCl.                 B. HNO3, H2SO4.            C. HNO3, NaHSO4.          D. KNO3, H2SO4.

HD: Chọn C.

Hai dung X, Y phải là hai axit → Loại D.

Dung dịch X tác dụng với Fe dư, thu được khí không màu hoá nâu trong không khí là NO Þ Loại A.

Theo đề lượng khí thoát ra ở thí nghiệm 2 gấp đôi thí nghiệm 1 nên X, Y chỉ có thể là HNO3, NaHSO4.

Câu 9: Tiến hành thí nghiệm của một vài vật liệu polime với dung dịch kiềm theo các bước sau đây:

Bước 1: Lấy 4 ống nghiệm đựng lần lượt các chất PE, PVC, sợi len, xenlulozơ theo thứ tự 1, 2, 3, 4.

Bước 2: Cho vào mỗi ống nghiệm 2 ml dung dịch NaOH 10%, đun sôi rồi để nguội.

Bước 3: Gạt lấy lớp nước ở mỗi ống nghiệm ta được tương ứng các ống nghiệm 1', 2', 3', 4'.

Bước 4: Thêm HNO3 và vài giọt AgNO3 vào ống 1', 2'. Thêm vài giọt CuSO4 vào ống 3', 4'.

Phát biểu nào sau đây sai?

A. Ống 1' không có hiện tượng.                                    B. Ống 2' xuất hiện kết tủa trắng.

C. Ống 3' xuất hiện màu tím đặc trưng.                       D. Ống 4' xuất hiện dd màu xanh lam.

HD: Chọn D.

- Hiện tượng:

   + Ống 1’: không có hiện tượng gì

   + Ống 2’: xuất hiện kết tủa trắng

   + Ống 3’: xuất hiện màu tím đặc trưng

   + Ống 4’: không có hiện tượng

- Giải thích:

+ Ống 2’ xuất hiện kết tủa trắng do đã xảy ra các phản ứng:

  (C2H3Cl)n + nNaOH → (C2H3OH)n + nNaCl

  NaCl + AgNO3 → AgCl + NaNO3

  NaOH + HNO3 → NaNO3 + H2O

+ Ống 3’: protein bị thủy phân tạo ra các amino axit, đipeptit, tripeptit…. Có phản ứng màu với Cu(OH)2.

Câu 10: Tiến hành các thí nghiệm sau:

- Thí nghiệm 1: Cho a gam bột nhôm vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư), thu được V1 lít khí không màu.

- Thí nghiệm 2: Cho a gam bột nhôm vào dung dịch KOH (dư), thu được V2 lít khí không màu.

- Thí nghiệm 3: Cho a gam bột nhôm vào dung dịch HNO3 (loãng, dư), thu được V3 lít khí không màu (hóa nâu trong không khí, sản phẩm khử duy nhất của N+5).

Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thể tích các khí đo ở cùng đktc. So sánh nào sau đây đúng?

A. V1 = V2 = V3.             B. V1 > V2 > V3.                C. V3 < V1 < V2.           D. V1 = V2 > V3.

HD: Chọn D.

Gọi x là số mol của Al.

Thí nghiệm 1:

\({V_1} = {V_{{H_2}}} = \frac{{3x}}{2}.22,4\)

Thí nghiệm 2:

\({V_1} = {V_{{H_2}}} = \frac{{3x}}{2}.22,4\)

Thí nghiệm 3:

\({V_3} = {V_{NO}} = x.22,4\)

Từ đó suy ra: V1 = V2 > V3.

Câu 11: Thí nghiệm dưới đây mô tả quá trình của phản ứng nhiệt nhôm:

Cho các phát biểu sau:

  (1) X là Al2O3 nóng chảy và Y là Fe nóng chảy.

  (2) Phần khói trắng bay ra là Al2O3.

  (3) Dải Mg khi đốt được dùng để khơi mào phản ứng nhiệt nhôm.

  (4) Phản ứng nhiệt nhôm là phản ứng tỏa nhiệt.

  (5) Phản ứng nhiệt nhôm được sử dụng để điều chế một lượng nhỏ sắt khi hàn đường ray.

Số phát biểu đúng là

A. 4.                                      B. 5.                                 C. 2.                                   D. 3.

HD: Chọn B.

Người ta dùng phản ứng này để hàn đường ray xe lửa.

Câu 12: Cho các bước ở thí nghiệm sau:

  (1) Nhỏ vài giọt anilin vào ống nghiệm chứa 10 ml nước cất, lắc đều, sau đó để yên.

  (2) Nhỏ tiếp dung dịch HCl đặc vào ống nghiệm.

  (3) Cho tiếp dung dịch NaOH loãng (dùng dư), đun nóng.

Nhận định nào sau đây là sai?

A. Kết thúc bước (1), nhúng quỳ tím vào thấy quỳ tím không đổi màu.

B. Ở bước (2) thì anilin tan dần.

C. Kết thúc bước (3), thu được dung dịch trong suốt.

D. Ở bước (1), anilin hầu như không tan, nó tạo vẫn đục và lắng xuống đáy.

HD: C

Câu 13: Tiến hành thí nghiệm phản ứng của glucozơ với Cu(OH)2 theo các bước sau đây:

  Bước 1: Cho vào ống nghiệm 5 giọt dung dịch CuSO4 5% + 1 ml dung dịch NaOH 10%.

  Bước 2: Lắc nhẹ, gạn lớp dung dịch để giữ kết tủa.

  Bước 3: Thêm 2 ml dung dịch glucozơ 10% vào ống nghiệm, lắc nhẹ.

Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Sau bước 1, trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa màu trắng xanh.

B. Phản ứng trên chứng minh trong phân tử glucozơ có 5 nhóm –OH.

C. Sau bước 3, kết tủa bị hoà tan và trở thành dung dịch có màu tím đặc trưng.     

D. Cần lấy dư dung dịch NaOH để đảm bảo môi trường cho phản ứng tạo phức.

HD: Chọn D.

A. Sai, Sau bước 1, trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa màu xanh lam.

B. Sai, Phản ứng trên chứng minh trong phân tử glucozơ có nhiều nhóm –OH kề nhau.

C. Sai, Sau bước 3, kết tủa bị hoà tan và trở thành dung dịch có màu xanh đặc trưng.

Câu 14: Tiến hành thí nghiệm xà phòng hóa tristearin theo các bước sau:

  Bước 1: Cho vào bát sứ khoảng 1 gam tristearin và 2 – 2,5 ml dung dịch NaOH nồng độ 40%.

  Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp khoảng 30 phút và khuấy liên tục bằng đũa thủy tinh, thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất để giữ cho thể tích của hỗn hợp không đổi.

  Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 4 – 5 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ rồi để nguội.

Phát biểu nào sau đây sai?

A. Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nhẹ nổi lên.

B. Sau bước 2, thu được chất lỏng đồng nhất.

C. Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl là làm tăng tốc độ cho phản ứng xà phòng hóa.

D. Phần chất lỏng sau khi tách hết xà phòng hòa tan Cu(OH)2 thành dung dịch màu xanh lam.

HD: Chọn C.

A. Đúng, Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nhẹ nổi lên trên bề mặt của chất lỏng đó là xà phòng và phần chất lỏng ở dưới là NaCl và glixerol.

B. Đúng, Sau bước 2, các chất được tạo thành sau phản ứng xà phòng hoá hoà tan với nhau nên lúc này trong bát sứ thu được chất lỏng đồng nhất.

C. Sai, Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hoà là để kết tinh xà phòng lên trên bề mặt chất lỏng.

D. Đúng, Sau bước 3, chất lỏng trong ống nghiệm có chứa glixerol hoà tan được Cu(OH)2 thành dung dịch có màu xanh lam.

Câu 15: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:

  Bước 1: Cho vào ống nghiệm 1 một mẫu ống nhựa dẫn nước PVC (poli(vinyl clorua)).

  Bước 2: Thêm 2ml dung dịch NaOH 10% vào ống nghiệm 1. Đun ống nghiệm đến sôi rồi để nguội. Gạn lấy phần dung dịch cho vào ống nghiệm 2.

  Bước 3: Axit hoá ống nghiệm 2 bằng HNO3 20%, rồi nhỏ thêm vài giọt dung dịch AgNO3 1%.

Nhận xét nào sau đây là sai?

A. Sau bước 3, xuất hiện kết tủa trắng.

B. Sau bước 2, thu được dung dịch có màu xanh.       

C. Mục đích của việc dùng HNO3 là để trung hoà lượng NaOH còn dư trong ống nghiệm 2.       

D. Sau bước 2, dung dịch thu được ở ống nghiệm 2 có chứa poli(vinyl ancol).

HD: Chọn B.

A. Đúng, Sau bước 3, xuất hiện kết tủa trắng là AgCl.

B. Sai, Sau bước 2, dung dịch thu được không màu.    

C. Đúng, Mục đích của việc dùng HNO3 là để trung hoà lương NaOH còn dư trong ống nghiệm 2.

D. Đúng, Ở bước 2, khi đun sôi ống nghiệm thì thấy một phần mẫu nhựa tan tạo thành poli(vinyl ancol).

(C2H3Cl)n + nNaOH → (C2H3OH)n + nNaCl

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Các dạng bài tập thực hành môn Hóa học - Ôn thi THPT QG năm 2020. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục sau đây:

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF