OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ đề thi HK1 môn Sinh học 9 năm 2020 Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu có đáp án

01/12/2020 923.41 KB 265 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20201201/3809310203_20201201_084919.pdf?r=4589
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HOC247 xin giới thiệu đến quý thầy cô và các em học sinh tài liệu Bộ đề thi HK1 môn Sinh học 9 năm 2020 Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu có đáp án được biên tập và tổng hợp đầy đủ, đề thi có đáp án, gợi ý giải giúp các em rèn luyện, ôn tập chuẩn bị trước kì thi học kì sắp tới. Hi vọng đây sẽ là tài liệu bổ ích cho các em tham khảo và chuẩn bị tốt cho kì thi học kì. Chúc các em có một kì thi thật tốt!

 

 
 

TRƯỜNG THCS NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU

 

ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 9

Thời gian: 45 phút

 

ĐỀ SỐ 1

I. Trắc Nghiệm (4 Điểm)

Câu 1: Khi thực hiện lai giữa các dòng thuần mang kiểu gen khác nhau thì ưu thế lai thể hiện rõ nhất ở thế  hệ con lai:

A. Thứ 1     B. Thứ 2      C. Thứ 3            D.  Mọi thế hệ

Câu 2: Lai kinh tế là:

A. Cho vật nuôi giao phối cận huyết qua một, hai thế hệ rồi dùng con lai làm sản phẩm

B. Lai giữa 2 loài khác nhau rồi dùng con lai làm giống

C. Lai giữa 2 dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai làm giống

D. Lai giữa 2 dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai làm sản phẩm

Câu 3: Trong chăn nuôi, người ta sử dụng phương pháp chủ yếu nào để tạo ưu thế lai?

A. Giao phối gần                B. Cho F1 lai với cây P

C  Lai khác dòng               D. Lai kinh tế

Câu 4: Để tạo ưu thế lai ở cây trồng người ta dùng phương pháp chủ yếu nào sau đây?

A. Tự thụ phấn                              B. Cho cây F1 lai với cây P

C. Lai khác dòng                            D. Lai phân tích

Câu 5: Ưu thế lai biểu hiện như thế nào qua các thế hệ:

A. Biểu hiện cao nhất ở thế hệ P, sau đó giảm dần qua các thế hệ .

B. Biểu hiện cao nhất ở thế hệ F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ .

C. Biểu hiện cao nhất ở thế hệ F2, sau đó giảm dần qua các thế hệ.

D. Biểu hiện cao nhất ở thế hệ F1, sau đó tăng dần qua các thế hệ .

Câu 6: Để tạo ưu thế lai, khâu quan trọng đầu tiên là:

A. Lai khác dòng                  B. Lai kinh tế

C. Lai phân tích                   D. Tạo ra các dòng thuần

Câu 7: Ngày nay, nhờ kĩ thuật giữ tinh đông lạnh, thụ tinh nhân tạo và kĩ thuật kích thích nhiều trứng rụng một lúc để thụ tinh, việc tạo con lai kinh tế có nhiều thuận lợi đối với các vật nuôi nào sau đây? 

A. Bò và lợn                                  B. Gà và lợn 

C. Vịt và cá                                   D. Bò và vịt

Câu 8: Muốn duy trì ưu thế lai trong trồng trọt phải dùng phương pháp nào? 

A. Cho con lai F1 lai hữu tính với nhau

B. Nhân giống vô tính bằng giâm, chiết, ghép…

C. Lai kinh tế giữa 2 dòng thuần khác nhau

D. Cho F1 lai với P

II. Tự luận ( 6đ )

Câu 1 (1.5 điểm). Một chu kì tế bào gồm những kì nào? Sự nhân đôi của ADN và nhiễm sắc thể  đều diễn ra ở kì nào?

Câu 2 (2 điểm).

a. Đột biến gen là gì? Gồm những dạng nào?

b. Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật?

Câu 3 (2.5 điểm). Gen A – quy định quả đỏ; gen a – quy định quả vàng; gen B – quy định quả tròn; gen b – quy định quả bầu dục. Các gen nằm trên các NST khác nhau. Xác định kiểu gen, kiểu hình của F1 trong các phép lai sau:

a. P: AAbb  ×   AaBB.

b. P : AaBb      ×    aabb.

Phép lai nào là phép lai phân tích? Vì sao?

ĐÁP ÁN

I. Trắc nghiệm (4 điểm )

1

2

3

4

5

6

7

8

A

D

D

C

B

D

A

B

 

 

 

II. Tự luận (6 điểm)

Câu 1:

-  Một chu kì tế bào gồm:

   + Kì trung gian và nguyên phân;

   + Nguyên phân gồm: kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối.

 - Sự nhân đôi của ADN và nhiễm sắc thể  đều diễn ra ở kì trung gian.

Câu 2:

a) Đột biến gen:

* K/N: Là những biến đổi trong cấu trúc của gen, xảy ra tại một điểm nào đó trên phân tử ADN.

* Gồm các dạng chủ yếu: mất 1 cặp nuclêôtit, thêm 1 cặp nuclêôtit, thay thế 1 cặp nuclêôtit.

b) Các đột biến gen biểu hiện ra kiểu hình thường là có hại cho bản thân sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin.

Câu 3:

- Sơ đồ lai:

*  Phép lai a: 

     P: AAbb (đỏ, bầu dục)  x   AaBB (đỏ, tròn)

     G:  Ab                                 AB: aB

     F1:        AABb (đỏ, tròn)   :   AaBb (đỏ, tròn)

* Phép lai b:

     Pa :     AaBb (đỏ, tròn)     x    aabb (vàng, bầu dục)

     Ga :      AB : Ab : aB : ab            ab

   Fa : 1AaBb (đỏ, tròn) : 1Aabb (đỏ, bầu dục) : 1aaBb (vàng, tròn): 1aabb (vàng, bầu dục)

- Phép lai b là phép lai phân tích vì dựa vào tỉ lệ 4 loại kiểu hình ở đời con, ta biết được kiểu gen  cơ thể đỏ, tròn có kiểu gen dị hợp tử hai cặp gen (AaBb).

---------------------0.0------------------------

ĐỀ SỐ 2

A/ Phần trắc nghiệm: (4đ)

Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng

Câu 1: Tại sao ở nước ta hiện nay phổ biến là dùng con cái thuộc giống trong nước, con đực cao sản thuộc giống nhập nội để lai kinh tế?

A. Vì muốn tạo được con lai F1 cần có nhiều con cái hơn con đực, nên để giảm kinh phí ta chỉ nhập con đực

B. Vì như vậy tạo được nhiều con lai F1 hơn

C. Vì như vậy con lai sẽ có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, chăn nuôi giống mẹ và sức tăng sản giống bố

D. Vì như vậy sẽ giảm kinh phí và con lai có sức tăng sản giống bố

Câu 2: Phép lai nào dưới đây gọi là lai kinh tế?

A. Lai ngô Việt Nam với ngô Mêhicô

B. Lai lúa Việt Nam với lúa Trung Quốc

C. Lai cà chua hồng Việt Nam với cà chua Ba Lan trắng

D. Lai bò vàng Thanh Hóa với bò Hôn sten Hà Lan

Câu 3: Tại sao khi lai 2 dòng thuần, ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở F1?

A. Vì hầu hết các cặp gen ở cơ thể lai F1 đều ở trạng thái dị hợp

B. Vì hầu hết các cặp gen ở cơ thể lai F1 đều ở trạng thái đồng hợp trội

C. Vì hầu hết các cặp gen ở cơ thể lai F1 đều ở trạng thái đồng hợp lặn

D. Vì hầu hết các cặp gen ở cơ thể lai F1 đều ở trạng thái đồng hợp trội và đồng hợp lặn

Câu 4: Vai trò của chọn lọc trong chọn giống là:

A. Làm nâng cao năng suất và chất lượng của vật nuôi, cây trồng

B. Tạo ra giống mới góp phần phát triển chăn nuôi, trồng trọt

C. Phục hồi các giống đã thoái hóa, tạo ra giống mới hoặc cải tạo giống cũ

D. Là một biện pháp quan trọng đầu tiên không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp

Câu 5: Ưu điểm của phương pháp chọn lọc hàng loạt là:

A. Ứng dụng có hiệu quả trên tất cả các đối tượng vật nuôi, cây trồng

B. Nhanh tạo ra kết quả và kết quả luôn ổn định

C. Đơn giản, dễ làm, ít tốn kém, có thể áp dụng rộng rãi

D. Chỉ áp dụng một lần trên mọi đối tượng sinh vật

Câu 6: Kết quả của chọn lọc hàng loạt là:

A. Kết quả nhanh ở thời gian đầu, nâng sức sản xuất đến mức độ nào đó rồi dừng lại

B. Kết quả luôn cao và ổn định

C. Kết quả nhanh xuất hiện và ổn định

D. Kết quả chậm xuất hiện và ổn định

Câu 7: Nhân bản vô tính ở động vật đã có những triển vọng như thế nào?

A. Nhân nhanh nguồn gen động vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng và nhân nhanh giống vật nuôi nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất

B. Tạo ra giống vật nuôi mới có nhiều đặc tính quý

C. Tạo ra cơ quan nội tạng từ các tế bào động vật đã được chuyển gen người

D. Tạo ra giống có năng suất cao, miễn dịch tốt

Câu 8: Để tăng nhanh số lượng cá thể đáp ứng yêu cầu sản xuất, người ta áp dụng phương pháp nào?

A. Vi nhân giống                                           C. Gây đột biến dòng tế bào xôma

B. Sinh sản hữu tính                                     D. Gây đột biến gen

B/ Phần tự luận: (6đ)

Câu 1: a. Đột biến gen là gì? Gồm những dạng nào?

b. Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật?

Câu 2: a. Vì sao 2 ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN mẹ?

b. Cho đoạn mARN có trình tự nucleotit

           ….AGG UAX XGA UXA XXX GXA AAU…

Xác định trình tự các nuclêôtit trên mạch bổ sung với mạch khuôn trong đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn mạch mARN trên.

Câu 3: Giả sử trên mạch 1 của ADN có số lượng của các nuclêôtit là: A1= 50; G1 = 100. Trên mạch 2 có A2 = 150; G2 = 200. Tìm số lượng nuclêôtit các loại còn lại trên mỗi mạch đơn và số lượng từng loại nuclêôtit cả đoạn ADN, chiều dài của ADN.

 

-(Để xem tiếp nội dung phần đáp án đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung tài liệu Bộ đề thi HK1 môn Sinh học 9 năm 2020 Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF