OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ đề thi HK1 môn Sinh học 7 năm 2020 Trường THCS Phước Hải có đáp án

07/12/2020 926.01 KB 346 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20201207/644072721004_20201207_092451.pdf?r=5343
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Nhằm giúp các em học sinh có thêm tư liệu ôn tập chuẩn bị cho kì thi HK1 sắp tới HOC247 xin giới thiệu đến quý thầy cô cùng các em học sinh lớp 7 tài liệu Bộ đề thi HK1 môn Sinh học 7 năm 2020 Trường THCS Phước Hải có đáp án được biên tập và tổng hợp, đề thi có đáp án, gợi ý giải giúp các em rèn luyện, ôn tập chuẩn bị trước kì thi sắp tới. Hi vọng đây sẽ là tài liệu bổ ích cho các em tham khảo và chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Chúc các em có một kì thi thật tốt!

 

 
 

TRƯỜNG THCS PHƯỚC HẢI

ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 7

Thời gian: 45 phút

 

ĐỀ SỐ 1

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng.

Câu 1. Trong các động vật nguyên sinh sau, động vật nào có cấu tạo đơn giản nhất?

A. Trùng roi.

B. Trùng biến hình.

C. Trùng giày.

D. Trùng bánh xe.

Câu 2. Hình dạng của trùng giày là

A. Đối xứng

B. Không đối xứng

C. Dẹp như chiếc giày

D. Có hình khối như chiếc giày

Câu 3. Nhóm động vật nguyên sinh nào dưới đây có chân giả?

A. Trùng biến hình và trùng roi xanh.

B. Trùng roi xanh và trùng giày.

C. Trùng giày và trùng kiết lị.

D. Trùng biến hình và trùng kiết lị.

Câu 4. So với kích thước của hồng cầu, thì trùng kiết lị có kích thước

A. Lớn hơn

B. Nhỏ hơn

C. Bằng nhau

D. Không xác định được

Câu 5. Bào xác của trùng kiết lị xâm nhập vào cơ thể người thông qua con đường nào?

A. Đường tiêu hoá.

B. Đường hô hấp.

C. Đường sinh dục.

D. Đường bài tiết.

Câu 6. Trong điều kiện tự nhiên, bào xác trùng kiết lị có khả năng tồn tại trong bao lâu?

A. 3 tháng.

B. 6 tháng.

C. 9 tháng.

D. 12 tháng.

Câu 7. Đặc điểm nào của ruột khoang khác với động vật nguyên sinh?

A. Sống trong nước

B. Cấu tạo đơn bào

C. Cấu tạo đa bào

D. Sống tự do

Câu 8. Loài nào sau đây không thuộc ngành Ruột khoang?

A. Sứa

B. Thủy tức

C. Trùng sốt rét

D. San hô

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1: Trùng biến hình: nơi sống, di chuyển, bắt mồi, tiêu hóa mồi?

Câu 2: Cấu tạo sán lá gan thích nghi đời sống kí sinh?

ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

1

2

3

4

5

6

7

8

B

D

D

A

A

B

C

C

 

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1:

- Nơi sống: mặt bùn trong các ao tù, hồ nước lặng hay váng trên mặt ao hồ.

- Di chuyển: Nhờ chân giả (do chất nguyên sinh dồn về 1 phía).

- Bắt mồi nhờ hình thành chân giả.

- Tiêu hóa nội bào.

Câu 2:

- Cơ thể hình lá, dẹp, dài 2 - 5 cm, màu đỏ máu, mắt và lông bơi tiêu giảm, giác bám phát triển.

- Cơ dọc, cơ vòng, cơ lưng bụng phát triển ® luồn lách trong môi trường kí sinh.

- Cơ quan sinh dục phát triển: lưỡng tính. Cơ quan sinh dục đực, cơ quan sinh dục cái và tuyến noãn hoàng. Phần lớn có cấu tạo dạng ống phân nhánh chằng chịt

- Cơ quan tiêu hóa phát triển.

---------------------------0.0-------------------------

ĐỀ SỐ 2

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng.

Câu 1. Phần lớn các loài ruột khoang sống ở

A. Sông.

B. Biển.

C. Ao.

D. Hồ.

Câu 2. Phương thức dinh dưỡng thường gặp ở ruột khoang là

A. Quang tự dưỡng.

B. Hoá tự dưỡng.

C. Dị dưỡng.

D. Dị dưỡng và tự dưỡng kết hợp.

Câu 3. Những đại diện thuộc ngành ruột khoang sống ở biển gồm:

A. Sứa, thủy tức, hải quỳ

B. Sứa, san hô, mực

C. Hải quỳ, thủy tức, tôm

D. Sứa, san hô, hải quỳ

Câu 4. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa câu sau:

...(1)… của sứa dày lên làm cơ thể sứa …(2)… và khiến cho …(3)… bị thu hẹp lại, thông với lỗ miệng quay về phía dưới.

A. (1): Khoang tiêu hóa; (2): dễ nổi; (3): tầng keo

B. (1): Khoang tiêu hóa; (2): dễ chìm xuống; (3): tầng keo

C. (1): Tầng keo; (2): dễ nổi; (3): khoang tiêu hóa

D. (1): Tầng keo; (2): dễ chìm xuống; (3): khoang tiêu hóa

Câu 5. Sứa tự vệ nhờ

A. Di chuyển bằng cách co bóp dù

B. Thân sứa có hình bán cầu, trong suốt

C. Xúc tu có nọc để làm tê liệt con mồi

D. Không có khả năng tự vệ.

Câu 6. Môi trường sống của thủy tức là

A. Nước ngọt

B. Nước mặn

C. Nước lợ

D. Trên cạn

Câu 7. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa câu sau

Tua miệng thuỷ tức chứa nhiều …(1)… có chức năng …(2)….

A. (1): tế bào gai; (2): tự vệ và bắt mồi

B. (1): tế bào gai; (2): tự vệ và bắt mồi

C. (1): tế bào sinh sản; (2): sinh sản và di chuyển

D. (1): tế bào thần kinh; (2): di chuyển và tự vệ

Câu 8. Thủy tức thải chất bã ra khỏi cơ thể qua

A. Màng tế bào

B. Không bào tiêu hóa

C. Tế bào gai

D. Lỗ miệng

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1: So sánh dinh dưỡng của trùng sốt rét và trùng kiết lị?

Câu 2: Sự khác nhau giữa san hô và thủy tức trong sinh sản vô tính mọc chồi?

ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

1

2

3

4

5

6

7

8

B

C

D

C

C

A

A

D

 

---(Để xem tiếp nội dung đáp án phần tự luận, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào website Hoc247.net để tải tài liệu về máy)---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung tài liệu Bộ đề thi HK1 môn Sinh học 7 năm 2020 Trường THCS Phước Hải có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF