OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Võ Thị Sáu

04/05/2021 136.82 KB 333 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210504/173146165101_20210504_132207.pdf?r=5046
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Nhằm mục đích có thêm tài liệu cung cấp giúp các em học sinh lớp 12 có tài liệu ôn tập rèn luyện chuẩn bị cho kì thi sắp tới. HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Võ Thị Sáu với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em.

Chúc các em có kết quả học tập tốt!

 

 
 

TRƯỜNG THPT VÕ THỊ SÁU

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2020 - 2021

Môn GDCD

Thời gian: 50 phút

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Chị L bị Giám đốc công ty kỷ luật với hình thức ‘buộc thôi việc’. Nếu nhận thấy hình thức kỷ luật của Công ty đối với mình là không thỏa đáng, chị L cần sử dụng quyền nào dưới đây để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình?

A. Tự do ngôn luận.

B. Khiếu nại.

C. Lao động.

D. Tố cáo.

Câu 2. Khi biết con mình là G có tình cảm yêu đương với H, bố G đã kịch liệt phản đối vì G theo đạo Thiên chúa còn H theo đạo Phật. Hành vi của bố G là biểu hiện phân biệt vì lý do

A. tín ngưỡng.

B. lễ nghi

C. tôn giáo.

D. phong tục.

Câu 3. Ông X thế chấp ngôi nhà thuộc quyền sở hữu của mình cho ngân hàng A để vay 2 tỉ đồng kinh doanh. Sau đó việc làm ăn của ông X thua lỗ dẫn đến phá sản và không có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Trong trường hợp này, ngôi nhà của ông X sẽ được ngân hàng xử lý như thế nào ?

A. Giữ giấy tờ nhà đất của ông X đến khi nào ông X trả hết tiền cho ngân hàng.

B. Giao lại ngôi nhà cho ông X bán để lấy tiền trả cho ngân hàng.

C. Yêu cầu ông X giao nhà và sẽ trực tiếp bán để thu hồi vốn.

D. Khởi kiện ông X ra tòa án và dành quyền bán ngôi nhà của ông X để thu hồi vốn.

Câu 4. Việc thực hiện nghĩa vụ được Hiến pháp và luật qui định là điều kiện cần thiết để công dân

A. đòi quyền lợi cho mình.

B. được pháp luật bảo vệ.

C. hoàn thành nhiệm vụ của mình.

D. sử dụng các quyền của mình.

Câu 5. Nước thải của nhà máy Y đã được xử lý đảm bảo an toàn trước khi thải ra môi trường. Trong trường hợp này, nhà máy Y đã

A. Thể hiện trách nhiệm của nhà máy đối với môi trường.

B. Thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh.

C. Đảm bảo an toàn trong sản xuất kinh doanh.

D. Chú trọng môi trường làm việc của công nhân.

Câu 6. Nội dung nào sau đây không phải là nguyên tắc mà việc giao kết hợp đồng lao động phải tuân theo ?

A. Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật.

B. Giao kết gián tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động.

C. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.

D. Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.

Câu 7. Bình đẳng giữa vợ và chồng chủ yếu được thể hiện trong quan hệ

A. tình cảm và trong quan hệ kinh tế.

B. hôn nhân và trong quan hệ sở hữu.

C. nhân thân và trong quan hệ kinh tế.

D. nhân thân và trong quan hệ tài sản.

Câu 8. Qui luật giá trị yêu cầu sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian....lao động

A. cá thể riêng lẻ.

B. xã hội cần thiết.

C. thường xuyên biến động.

D. ổn định bền vững.

Câu 9. Anh T chồng chị B ép buộc vợ mình phải nghỉ việc ở nhà để chăm sóc gia đình dù chị không muốn. Cho rằng chị B dựa dẫm chồng, bà A mẹ chồng chị khó chịu nên thường xuyên bịa đặt nói xấu con dâu. Thấy con gái buồn rầu, chán nản vì chuyện mẹ chồng, bà L mẹ ruột chị B đã bôi nhọ danh dự bà A trên mạng xã hội. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình ?

A. Bà L, bà A.

B. Anh T, bà A, bà L.

C. Anh T, bà A.

D. Vợ chồng chị B, bà A.

Câu 10. Để phát triển bền vững đất nước, những vấn đề nào cần dược ưu tiên giải quyết ?

A. Kinh tế, dân số, môi trường và quốc phòng, an ninh.

B. Kinh tế, việc làm, bình đẳng giới và xã hội.

C. Kinh tế, xã hội, bình đẳng giới và quốc phòng, an ninh.

D. Kinh tế, văn hóa – xã hội, môi trường và quốc phòng, an ninh.

Câu 11. B (19) tuổi thấy chị H đeo hai nhẫn vàng ở ngón tay nên B đã dùng gậy đánh vào sau gáy của chị H làm chị bị ngất và lấy đi hai chiếc nhẫn vàng của chị H. Ngay sau đó B đã bị lực lượng chức năng bắt giữ. Trong trường hợp này, B phải chịu trách nhiệm

A. dân sự.

B. hành chính.

C. kỷ luật.

D. hình sự.

Câu 12. Các qui phạm pháp luật do Nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước đó là đại diện thể hiện nội dung nào trong các nội dung dưới đây ?

A. Bản chất xã hội của pháp luật.

B. Tính bắt buộc chung của pháp luật.

C. Tính qui phạm phổ biến của pháp luật.

D. Bản chất giai cấp của pháp luật.

Câu 13. Nhà nước quan tâm nhiều hơn đến phát triển kinh tế ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số là thực hiện nội dung nào dưới đây ?

A. Tạo sự bình đẳng giữa các thành phần dân cư.

B. Duy trì sự tồn tại của các dân tộc thiểu số.

C. Tạo sự bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực kinh tế.

D. Chăm lo đời sống vật chất cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Câu 14. Tung tin nói xấu, xúc phạm người khác nhằm hạ uy tín là hành vi xâm phạm đến quyền được pháp luật bảo hộ

A. tự do của người khác.

B. an toàn, bí mật của người khác.

C. danh dự và nhân phẩm của người khác.

D. bảo vệ thông tin cá nhân của người khác.

Câu 15. H, T, N, K đều 19 tuổi bị Công an xã X bắt quả tang khi đánh bài ăn tiền. Trưởng Công an xã X đã ký quyết định xử phạt hành chính đối với H, T, N. Còn K là cháu ruột ông Chủ tịch xã X nên không bị xử phạt, chỉ bị Công an xã nhắc nhở rồi cho về. Trong trường hợp này, cách xử lý vi phạm của Công an xã X

A. vừa có lý vừa có tình và có thể chấp nhận được.

B. không đảm bảo bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân.

C. không đảm bảo bình đẳng về trách nhiệm pháp lý của công dân.

D. phù hợp với qui định của Hiến pháp và pháp luật.

Câu 16. Khi tiền được dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa thì khi đó tiền thực hiện chức năng

A. phương tiện cất trữ.

B. thước đo giá trị.

C. phương tiện lưu thông.

D. phương tiện thanh toán.

Câu 17. Vợ chồng anh H rao bán nhà, chị V đến xem và trả giá 800 triệu đồng. Lúc đầu anh H đồng ý bán nhưng vợ anh không đồng ý vì cho rằng giá bán chưa hợp lý. Sau khi bàn bạc với vợ, anh H cũng quyết định không bán và đòi giá cao hơn. Trong trường hợp này thể hiện vợ, chồng anh H bình đẳng trong quan hệ

A. hôn nhân.

B. làm ăn.

C. tình cảm.

D. kinh tế.

--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

Câu

Đáp án

Câu 1

B

Câu 2

C

Câu 3

D

Câu 4

D

Câu 5

B

Câu 6

B

Câu 7

D

Câu 8

B

Câu 9

C

Câu 10

B

Câu 11

D

Câu 12

D

Câu 13

C

Câu 14

C

Câu 15

C

Câu 16

B

Câu 17

A

Câu 18

B

Câu 19

A

Câu 20

A

Câu 21

C

Câu 22

C

Câu 23

C

Câu 24

D

Câu 25

B

Câu 26

D

Câu 27

A

Câu 28

C

Câu 29

B

Câu 30

A

Câu 31

A

Câu 32

C

Câu 33

A

Câu 34

B

Câu 35

D

Câu 36

A

Câu 37

D

Câu 38

D

Câu 39

A

Câu 40

A

2. ĐỀ SỐ 2

1. Tiền tệ thực hiện chức năng làm thước đo giá trị khi tiền 

A. được dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa. 

B. làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hóa. 

C. được dùng để chi trả sau khi giao dịch, mua bán. 

D. rút khỏi lưu thông và được cất trữ lại. 

2. Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua 

A. quá trình sản xuất. 

B. quá trình sử dụng. 

C. trao đổi mua - bán. 

D. phân phối - cấp phát. 

3. Trong lưu thông, quy luật giá trị yêu cầu việc trao đổi hàng hóa phải dựa trên nguyên tắc 

A. bình đẳng. 

B. ngang giá. 

C. cùng có lợi. 

D. tôn trọng lẫn nhau. 

4. Mục đích cuối cùng của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa là 

A. giành ưu thế về khoa học và công nghệ. 

B. giành hợp đồng kinh tế và các đơn đặt hàng. 

C. giành lợi nhuận về mình nhiều hơn người khác.. 

D. giành nguồn nguyên liệu và các nguồn lực sản xuất khác.. 

5. Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là nội dung của hình thức thực hiện pháp luật nào sau đây? 

A. Sử dụng pháp luật. 

B. Thi hành pháp luật. 

C. Triển khai pháp luật. 

D. Áp dụng pháp luật. 

6. Tuân thủ pháp luật được hiểu là các cá nhân, tổ chức 

A. làm những gì mà pháp luật cho phép làm. 

B. làm những gì mà pháp luật quy định phải làm. 

C. không làm những điều mà pháp luật cấm. 

D. không làm những gì mà pháp luật không quy định. 

7. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa vợ, chồng và giữa các thành viên trong gia đình trên nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vi gia đình là nội dung của quyền nào dưới đây? 

A. Bình đẳng giữa vợ và chồng. 

B. Bình đẳng giữa cha mẹ và các con. 

C. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình. 

D. Bình đẳng giữa anh, chị, em trong gia đình. 

8. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa 

A. mọi người tham gia lao động. 

B. người lao động và người sử dụng lao động. 

C. người lao động này với người lao động khác.. 

D. người lao động với một tổ chức nào đó. 

9. Quyền bất khả xâm phạm vềthân thểcủa công dân cónghıã làkhông ai bị bắt nếu không có quyết điṇh của Tòa án, quyết điṇ h hoặc phê chuẩn của 

A. Viện Kiểm sát, trừtrường hợp phạm tội quảtang. 

B. chıń h quyền, trừtrường hợp phạm tội quảtang. 

C. Ủy ban nhân dân, trừtrường hợp phạm tội quảtang. 

D. hội đồng nhân dân, trừtrường hợp phạm tội quảtang. 

10. Quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân có nghĩa là không ai được 

A. xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác.. 

B. can thiệp tới tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác.. 

C. vô ý làm tổn hại tới tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác.. 

D. cố ý làm tổn hại tới tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác.. 

11. Quyền được đảm bảo an toàn về thư tín, điện thoại, điện tín có nghĩa là 

A. bất kỳ ai cũng không có quyền kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân. 

B. thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được đảm bảo an toàn và bí mật. 

C. bất kỳ ai cũng không có quyền can thiệp vào thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân. 

D. không cơ quan, tổ chức nào có quyền kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân. 

12. Theo quy định của Hiến pháp 2013: Mọi công dân từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên đều có quyền bầu cử? 

A. 17 tuổi. 

B. 18 tuổi. 

C. 19 tuổi. 

D. 20 tuổi. 

13. Tham gia thảo luận vào các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực là công dân đang thực hiện quyền 

A. tham gia quản lý nhà nước và xã hội. 

B. tự do ngôn luận. 

C. bình đẳng trước pháp luật. 

D. bình đẳng xã hội. 

14. Theo quy định của pháp luật, công dân từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền ứng cử? 

A. 18 tuổi. 

B. 19 tuổi. 

C. 20 tuổi. 

D. 21 tuổi. 

15. Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời có nghĩa là công dân có thể học 

A. bất cứ ngành nghề nào phù hợp với khả năng và sở thích của mình. 

B. bằng nhiều hình thức, ở các loại hình trường lớp khác. nhau. 

C. bất cứ bậc học nào mà mình thích. 

D. bất cứ lúc nào mình mong muốn. 

16. Hành vi nào dưới đây của công dân vi phạm pháp luật hành chính? 

A. Tổ chức đưa người ra nước ngoài trái phép. 

B. Buôn bán động vật trong danh mục cấm. 

C. Sử dụng điện thoại khi đang điều khiển xe mô tô. 

D. Cố ý lây truyền HIV cho nhiều người. 

17. Công dân vi phạm pháp luật dân sự khi thực hiện hành vi nào dưới đây? 

A. Cải chính thông tin cá nhân. 

B. Giao hàng không đúng hợp đồng. 

C. Từ chối di sản thừa kế. 

D. Chủ động thay đổi giới tính. 

18. Công dân tuân thủ pháp luật khi từ chối 

A. sử dụng vũ khí trái phép. 

B. thực hiện nghĩa vụ bầu cử. 

C. bảo vệ an ninh quốc giA. 

D. nộp thuế đầy đủ theo quy định. 

19. Công dân sử dụng pháp luật trong trường hợp nào sau đây? 

A. Nộp thuế theo quy định của pháp luật. 

B. Không đi hàng hai, hàng ba trên đường. 

C. Tự do kinh doanh các mặt hàng mà pháp luật không cấm. 

D. Ra các quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật. 

20. Phương án nào sau đây phù hợp với nội dung công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ? 

A. Công dân khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý. 

B. Công dân ở cùng một điều kiện được hưởng quyền như nhau. 

C. Công dân bình đẳng trong việc thực hiện nghĩa vụ trước nhà nước. 

D. Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ của mình. 

21. Bình đẳng trong kinh doanh không được thể hiện ở nội dung nào sau đây? 

A. Lựa chọn ngành, nghề, địa điểm kinh doanh. 

B. Lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh. 

C. Thực hiện quyền và nghĩa vụ trong kinh doanh. 

D. Tìm mọi cách để thu lợi trong kinh doanh. 

22. Nội dung nào dưới đây thể hiện quyền bình đẳng trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình? 

A. Vợ chồng tôn trọng danh dự và nhân phẩm của nhau. 

B. Chồng có quyền lựa chọn nơi cư trú cho cả gia đình. 

C. Vợ phải theo tín ngưỡng của chồng. 

D. Chồng có nhiệm vụ lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hóa gia đình. 

23. Nội dung nào dưới đây thể hiện sự bình đẳng trong lao động? 

A. Giao kết hợp đồng lao động thông qua một người khác.. 

B. Tự do lựa chọn việc làm phù hợp với khả năng của bản thân. 

C. Nam giới có quyền tiếp cận nhiều cơ hội việc làm hơn nữ giới. 

D. Nữ giới được hưởng nhiều bảo hiểm lao động hơn nam giới. 

24. Hành vi nào dưới đây làbiểu hiện của việc xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác.? 

A. Đánh người gây thương tıćh. 

B. Nói xấu người khác.. 

C. Biạ đặt đểhạ uy tıń người khác.. 

D. Đánh người đểphòng vệ. 

25. Trường hợp nào dưới đây không được phép khám xét chỗ ở của công dân? 

A. Có căn cứ để khẳng định chỗ ở của người nào đó có phương tiện để thực hiện tội phạm. 

B. Khi cần bắt người bị truy nã đang lẩn tránh ở đó. 

C. Có căn cứ để khẳng định chỗ ở của người đó có đồ vật liên quan đến vụ án. 

D. Nghi ngờ chỗ ở của người đó có chứa tài liệu liên quan đến vụ án. 

--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

Câu

Đ/a

Câu

Đ/a

Câu

Đ/a

Câu

Đ/a

1

A

11

B

21

D

31

D

2

C

12

B

22

A

32

D

3

B

13

A

23

B

33

D

4

C

14

D

24

A

34

B

5

B

15

B

25

D

35

A

6

C

16

C

26

C

36

B

7

C

17

B

27

C

37

B

8

B

18

A

28

C

38

A

9

A

19

C

29

D

39

A

10

A

20

D

30

B

40

B

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 41. Được chị M thông tin về việc anh A nhờ anh B hoàn thiện hồ sơ để đăng ký bản quyền nhãn hiệu hàng hóa K, anh G đã đề nghị anh B bí mật sao chép lại mẫu nhãn hiệu hàng hóa trên rồi cùng mang bán cho anh V. Sau đó, anh V đã đem mẫu thiết kế này để tham dự cuộc thi thiết kế logo nhãn hàng tại Công ty X. Những ai dưới đây vi phạm quyền sáng tạo của công dân ?

A. Anh A, anh B, chị M.

B. Anh G, anh B, anh V.

C. Anh A, anh B, anh V.

D. Chị M, anh G, anh V.

Câu 42. Yếu tố có vai trò quan trọng nhất trong tư liệu lao động là

A. công cụ sản xuất.

B. hệ thống bình chứa.

C. kết cấu hạ tầng.

D. nguồn lực tự nhiên.

Câu 43. Do nghi ngờ bà A tung tin xấu để hạ thấp uy tín, gây ảnh hưởng đến việc làm ăn của gia đình mình, bà T đã thuê S bôi nhọ danh dự bà A lên mạng xã hội. Con trai bà T đã cùng với bạn của mình là B và C xông đến nhà bà A đập phá đồ đạc. Chồng bà A và anh M con trai bà A vì muốn bảo vệ cho gia đình nên đã tìm đánh bà T, hậu quả bà T bị thương tật 20%. Những ai vi phạm nội dung quyền bất khả xâm phạm tính mạng, sức khỏe của công dân.

A. Con trai bà T, B , C

B. Bà T, S

C. Chồng bà A, anh M.

D. Bà A, chồng bà A.

Câu 44. Nước thải chưa được xử lý của nhà máy G đã được xả thẳng ra khu dân cư xung quanh. Trong trường hợp này, nhà máy G đã vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nào ?

A. Công nghiệp.

B. Sản xuất, kinh doanh.

C. Dịch vụ.

D. Lao động.

Câu 45. Các dân tộc đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, tạo điều kiện phát triển mà không bị phân biệt đối xử là thể hiện quyền bình đẳng giữa các

A. dân cư.

B. dân tộc.

C. địa phương.

D. vùng miền.

Câu 46. Thành phần kinh tế là kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về

A. thành phần kinh tế.

B. tư liệu sản xuất.

C. quản lý kinh tế.

D. quan hệ lao động

Câu 47. Dù đã 63 tuổi, cụ Lê Phước Thiệt ở Quảng nam vẫn đang theo học Cao học ngành quản trị kinh doanh tại trường Đại học Duy Tân (Đà nẵng) để nối lại con đường học tập đang dang dở trước đây của mình. Cụ Thiệt đã thực hiện quyền nào dưới đây ?

A. Bình đẳng về cơ hội học tập.

B. Tự do lựa chọn hình thức học tập.

C. Học không hạn chế.

D. Tự do lựa chọn ngành nghề học tập.

Câu 48. Hiến pháp nước ta qui định mọi công dân đều bình đẳng trước

A. nhà nước.

B. xã hội.

C. cộng đồng.

D. pháp luật.

Câu 49. D và H cùng ăn uống trong nhà hàng, mặc dù không biết uống rượu nhưng do H mời nhiệt tình và cũng vì nể bạn nên D đã uống say. Vì uống say nên khi đứng dậy để ra về D đã va chân vào bàn bên cạnh làm cho nồi lẩu đang sôi đổ xuống khiến hai người khách đang ngồi ăn bị bỏng nặng. Trong trường hợp này, ai sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường cho hai vị khách ?

A. D sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường.

B. Cả H và D đều phải chịu trách nhiệm bồi thường.

C. D không phải bồi thường vì D đang say rượu.

D. H phải bồi thường vì đã mời D uống say.

Câu 50. Nội dung nào dưới đây không qui định về quyền của công dân ?

A. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.

B. Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội.

C. Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục.

D. Mọi người có quyền tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm.

Câu 51. Với mô hình ‘ Máy thu và xử lý bão trong lòng đất, hai cô bé 10 tuổi Đinh Quỳnh Ngân và Đinh Thị Nguyệt Minh, lớp 5 ở Ninh Bình đã đạt giải nhất cuộc thi ‘ý tưởng trẻ thơ’ năm học 2015 – 2016 do Bộ GD- ĐT tổ chức với phần thưởng 20 triệu đồng. Việc tham gia cuộc thi trên bé Ngân và Minh đã thực hiện quyền gì dưới đây ?

A. Quyền sáng tạo.

B. Quyền sở hữu.

C. Quyền học tập.

D. Quyền được phát triển.

Câu 52. Nhận được tin báo nhà hàng ăn uống do bà A làm chủ có dấu hiệu vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, ông B và chị C đại diện cho cơ quan chức năng xuống kiểm tra lập biên bản. Anh H bảo vệ nhà hàng thấy giữa bà A và chị C có dấu hiệu đưa và nhận hội lộ. Anh H đem chuyện này đi kể với chị N. Chị N đem chuyện anh H kể cho mình nghe nói lại với bà A, bà A lập tức đuổi việc anh H. Những ai dưới đây cần bị tố cáo ?

A. . Bà A, chị C.

B. A. Bà A, ông B, chị C.

C. D. Ông B, chị C.

D. B. Anh H ,chị N.

Câu 53. Trong quan hệ lao động cụ thể, quyền bình đẳng của công dân được thực hiện thông qua

A. thỏa ước lao động.

B. đàm phán.

C. hợp đồng lao động.

D. thỏa thuận.

Câu 54. Anh A và chị B yêu nhau nhưng bố chị B không đồng ý và cản trở vì hai người không cùng tôn giáo với nhau. Hành vi của bố chị B là biểu hiện phân biệt đối xử vì lý do

A. tôn giáo.

B. dân tộc.

C. phong tục.

D. lễ nghi.

Câu 55. Vì gia đình khó khăn nên chị L không có điều kiện học tiếp Đại học. Sau mấy năm, chị L vừa may mặc ở nhà vừa theo học Đại học hệ vừa học vừa làm vào buổi tối để thỏa mãn niềm đam mê học tập. Chị L đã thực hiện quyền nào dưới đây ?

A. Lao động thường xuyên.

B. Bình đẳng về cơ hội học tập.

C. Học bất cứ ngành nghề nào.

D. Học thường xuyên.

Câu 56. Nội dung nào dưới đây thể hiện quyền tự do, tín ngưỡng, tôn giáo của công dân ?

A. Nếu không theo tôn giáo này thì phải theo một tôn giáo khác.

B. Không được từ bỏ tôn giáo mà mình đã theo.

C. Đã từng theo một tôn giáo nào đó thì không được theo tôn giáo khác.

D. Có quyền theo hoặc không theo một tôn giáo nào.

Câu 57. Nội dung nào sau đây không phải là kết quả của việc giải quyết khiếu nại ?

A. Bồi thường thiệt hại cho người khiếu nại.

B. Xem xét vấn đề khiếu nại theo thẩm quyền.

C. Chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại.

D. Quyết định giữ nguyên, sửa đổi hoặc hủy bỏ quyết định hành chính.

Câu 58. Tòa án nhân dân tỉnh C mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo D (nguyên chủ tịch huyện H) vì điều khiển xe ô tô gây tai nạn giao thông làm chết một người. Tòa án nhân dân Tỉnh C tuyên phạt bị cáo D mức án 3 năm tù, đồng thời khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại gia đình người thiệt mạng số tiền 400 triệu đồng. Trong trường hợp này thể hiện công dân bình đẳng về

A. trách nhiệm pháp lý.

B. nghĩa vụ pháp lý.

C. quyền và nghĩa vụ.

D. thực hiện pháp luật.

Câu 59. Hiện nay đối với việc bảo vệ môi trường, ngoài việc khắc phục ô nhiễm và suy thoái, chúng ta cần quan tâm đến vấn đề nào ?

A. Ngăn chặn tốc độ suy thoái.

B. Tăng cường tốc độ khai thác.

C. Cải thiện chất lượng môi trường.

D. Đẩy mạnh chiến dịch tuyên truyền.

Câu 60. Nội dung nào dưới đây không phải là mục tiêu phương hướng của chính sách dân số nước ta ?

A. Tăng cường công tác quản lý làm công tác dân số từ Trung ương đến cơ sở.

B. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động nhằm giải quyết yêu cầu trước mắt và lâu dài, tăng thu nhập cho người lao động.

C. Nâng cao hiểu biết của người dân về vai trò của gia đình, binh đẳng giới.

D. Nhà nước đầu tư đúng mức, tranh thủ các nguồn lực trong và ngoài nước để làm tốt công tác dân số.

Câu 61. Sau sự cố gây ô nhiễm môi trường, Công ty S đã đền bù cho những người bị thiệt hại và lắp đặt hệ thống xử lý chất thải theo công nghệ tiên tiến. Việc làm này của Công ty S hướng đến

A. bảo vệ môi trường.

B. xóa đói giảm nghèo.

C. chăm sóc sức khỏe nhân dân.

D. phòng, chống tệ nạn xã hội.

Câu 62. Chị Y đã tự do lựa chọn ngành, nghề, hình thức kinh doanh phù hợp với điều kiện, khả năng của mình và tổ chức việc kinh doanh theo đúng pháp luật. Trong trường hợp này, chị Y đã

A. áp dụng pháp luật.

B. tuân thủ pháp luật.

C. thi hành pháp luật.

D. sử dụng pháp luật.

Câu 63. Công ty A và Công ty B ký hợp đồng mua bán sữa bột. Công ty A đã chuyển hàng cho Công ty B theo đúng số lượng, chủng loại, chất lượng đã ghi trong hợp đồng. Tuy nhiên, đã quá thời hạn thanh toán 2 tháng mà Công ty B vẫn chưa trả tiền mua hàng cho Công ty A như thỏa thuận trong hợp đồng. Trong trường hợp này, Công ty B đã có hành vi vi phạm

A. hình sự.

B. hành chính.

C. dân sự.

D. kỷ luật.

Câu 64. Đặc trưng của pháp luật thể hiện ở

A. tính qui phạm pháp luật, tính quyền lực bắt buộc chung, tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

B. tính qui phạm phổ biến, tính quyền lực bắt buộc chung, tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

C. tính qui phạm phổ biến, tính quyền lực rộng rãi, tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

D. tính qui phạm pháp luật, tính quyền lực bắt buộc chung, tính xác định chặt chẽ về mặt bố cục.

Câu 65. Chị Q và chị T cùng nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh thuốc tân dược. Do quen biết trước với chị T nên ông V lãnh đạo cơ quan chức năng đã chỉ đạo nhân viên dưới quyền của mình là anh K hủy hồ sơ của chị Q. Thấy hồ sơ mình đầy đủ văn bằng theo qui định thì bị loại còn chị T thiếu văn bằng chuyên ngành mà vẫn được cấp phép kinh doanh chị Q đã bàn với anh N, anh H cùng nhau tung tin đồn về việc chị T kinh doanh hàng tân dược không đảm bảo chất lượng. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh ?

A. Chị Q, ông V, anh K.

B. Chị Q, anh H, anh N.

C. Chị Q, chị T, ông V.

D. Ông V, anh K chị T.

--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

CÂU

ĐÁP ÁN

Câu 41

B

Câu 42

A

Câu 43

C

Câu 44

B

Câu 45

B

Câu 46

B

Câu 47

C

Câu 48

D

Câu 49

A

Câu 50

B

Câu 51

A

Câu 52

A

Câu 53

C

Câu 54

A

Câu 55

D

Câu 56

D

Câu 57

B

Câu 58

A

Câu 59

C

Câu 60

B

Câu 61

A

Câu 62

D

Câu 63

C

Câu 64

B

Câu 65

D

Câu 66

C

Câu 67

D

Câu 68

C

Câu 69

A

Câu 70

B

Câu 71

B

Câu 72

D

Câu 73

D

Câu 74

C

Câu 75

D

Câu 76

A

Câu 77

A

Câu 78

A

Câu 79

D

Câu 80

D

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1. Nội dung nào dưới đây là một trong những vai trò của sản xuất của cải vật chất?

A. Cơ sở tồn tại của xã hội

B. Tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần.

C. Giúp con người có việc làm.

D. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Câu 2. Mọi công dân vi phạm pháp luật đều phải bị xử lí theo quy định của pháp luật là thể hiện bình đẳng về

A. trách nhiệm pháp lí.

B. nghĩa vụ và trách nhiệm.

C. quyền và nghĩa vụ.

D. trách nhiệm

Câu 3. Để trực tiếp giao kết hợp đồng lao động, người lao động phải đáp ứng điều kiện nào dưới đây?

A. Đủ 15 tuổi trở lên và có khả năng lao động

B. Đủ 18 tuổi trở lên và có khả năng lao động

C. Đủ 16 tuổi trở lên và có khả năng lao động.

D. Đủ 21 tuổi trở lên và có khả năng lao động.

Câu 4. Theo quy định của pháp luật, các cơ sở kinh doanh không đảm bảo quy định về an toàn phòng chống cháy nổ là vi phạm pháp luật nào dưới đây?

A. Hành chính.

B. Dân sự.

C. Hình sự.

D. Kỉ luật

Câu 5. Không ai được xâm phạm tới danh dự và nhân phẩm của người khác là nội dung quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.

B. Quyền được bảo đảm an toàn thanh danh của người khác.

C. Quyền nhân thân.

D. Quyền được pháp luật bảo hộ về uy tín

Câu 6. Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của

A. thủ trưởng cơ quan.

B. cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

C. cơ quan công an xã, phường.

D. cơ quan quân đội.

Câu 7. Một trong những mặt tích cực của quy luật giá trị là

A. kích thích lực lượng sản xuất phát triển và năng suất lao động tăng lên.

B. người tiêu dùng mua được hàng hoá rẻ.

C. người sản xuất có thể sản xuất nhiều loại hàng hoá.

D. người sản xuất có điều kiện trở nên giàu có.

Câu 8. Công dân có thể học bằng nhiều hình thức khác nhau và học ở các loại hình trường, lớp khác nhau là biểu hiện của quyền

A. học thường xuyên, học suốt đời.

B. học không hạn chế.

C. học ở bất cứ nơi nào.

D. bình đẳng về cơ hội học tập

Câu 9. Sự cạnh tranh vi phạm pháp luật và chuẩn mực đạo đức là cạnh tranh

A. không tốt

B. hỗn loạn

C. không lành mạnh.

D. không công bằng

Câu 10. Pháp luật có tính quyền lực, bắt buộc chung, nghĩa là quy định bắt buộc đối với

A. mọi người từ 18 tuổi trở lên.

B. mọi cá nhân, tổ chức.

C. một số đối tượng cần thiết.

D. mọi cán bộ công chức

Câu 11. Pháp luật phản ánh những nhu cầu, lợi ích của các giai cấp, tầng lớp khác nhau trong xã hội là thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật?

A. Bản chất xã hội.

B. Bản chất giai cấp.

C. Bản chất nhân dân.

D. Bản chất hiện đại

Câu 12. Chủ thể nào dưới đây có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội?

A. Chỉ những người có chức quyền.

B. Mọi công dân.

C. Chỉ những người được giao nhiệm vụ.

D. Chỉ có Uỷ ban nhân dân các cấp

Câu 13. Thông tin của thị trường giúp người mua

A. mua được những hàng hoá mình cần.

B. biết được số lượng và chất lượng hàng hoá.

C. điều chỉnh việc mua bán sao cho có lợi nhất.

D. biết được giá cả hàng hoá trên thị trường

Câu 14. Công dân có thể học bất cứ ngành, nghề nào phù hợp với năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của mình là một trong các nội dung quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền học tập của công dân.

B. Quyền sáng tạo của công dân

C. Quyền quyết định học tập.

D. Quyền học tập theo sở thích

Câu 15. Quy định trong các văn bản diễn đạt chính xác, một nghĩa để mọi người đều hiểu đúng và thực hiện đúng là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

D. Tính quần chúng nhân dân.

Câu 16. Trách nhiệm pháp lí được áp dụng nhằm mục đích nào dưới đây?

A. Trừng trị nghiêm khắc nhất đối với người vi phạm pháp luật.

B. Buộc chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi trái pháp luật.

C. Xác định được người xấu và người tốt.

D. Cách li người vi phạm với những người xung quanh

Câu 17. Người kinh doanh không phải thực hiện nghĩa vụ nào dưới đây?

A. Bảo vệ môi trường.

B. Đóng góp vào quỹ xoá đói giảm nghèo.

C. Nộp thuế đầy đủ theo quy định.

D. Kinh doanh đúng ngành nghề đăng kí.

Câu 18. Công ty sản xuất thực phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm là đã thực hiện nghĩa vụ nào dưới đây của người kinh doanh?

A. Đảm bảo chất lượng thực phẩm.

B. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

C. Bảo vệ an toàn sức khoẻ cho nhân dân.

D. Đảm bảo chất lượng cuộc sống

Câu 19. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, người chưa thành niên có độ tuổi là bao nhiêu?

A. Chưa đủ 14 tuổi.

B. Chưa đủ 16 tuổi.

C. Chưa đủ 18 tuổi.

D. Chưa đủ 20 tuổi

Câu 20. Việc công dân A không tố giác tội phạm là thuộc loại hành vi nào dưới đây?

A. Hành vi hành động.

B. Hành vi tuân thủ pháp luật.

C. Hành vi không hành động.

D. Hành vi không thi hành pháp luật.

Câu 21. Luật Hôn nhân và gia đình quy định nam, nữ khi kết hôn với nhau phải tuân theo điều kiện: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên, là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

B. Tính quy phạm phổ biến

D. Tính quần chúng rộng rãi

Câu 22. Vi phạm hình sự là hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là

A. nghi phạm.

B. tội phạm.

C. vi phạm.

D. xâm phạm

Câu 23. Giáo dục, răn đe những người khác để họ tránh hoặc kiềm chế việc làm trái pháp luật là một trong các mục đích

A. của giáo dục pháp luật.

B. của trách nhiệm pháp lí.

C. của thực hiện pháp luật.

D. của vận dụng pháp luật

Câu 24. Thực hiện đúng cam kết, không có học sinh nào của Trường Trung học phổ thông X đốt pháo trong dịp tết Nguyên đán. Việc làm này là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?

A. Sử dụng pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật

Câu 25. Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định xử phạt Nguyễn Văn A 4 năm tù về tội "Sử dụng trái phép chất ma tuý". Quyết định của Toà án là hình thức

A. sử dụng pháp luật.

B. thi hành pháp luật

C. áp dụng pháp luật

D. tuân thủ pháp luật.

--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu 1

A

Câu 21

B

Câu 2

A

Câu 22

B

Câu 3

B

Câu 23

B

Câu 4

A

Câu 24

C

Câu 5

A

Câu 25

C

Câu 6

B

Câu 26

D

Câu 7

A

Câu 27

C

Câu 8

A

Câu 28

C

Câu 9

C

Câu 29

C

Câu 10

B

Câu 30

D

Câu 11

A

Câu 31

B

Câu 12

B

Câu 32

C

Câu 13

C

Câu 33

D

Câu 14

A

Câu 34

B

Câu 15

B

Câu 35

C

Câu 16

B

Câu 36

C

Câu 17

B

Câu 37

C

Câu 18

B

Câu 38

C

Câu 19

C

Câu 39

A

Câu 20

C

Câu 40

D

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1. Pháp luật mang bản chất của xã hội vì

A. pháp luật là nền tảng của sự phát triển xã hội.

B. pháp luật bắt nguồn từ xã hội.

C. pháp luật đem đến một hệ thống chính trị hoàn chỉnh.

D. pháp luật góp phần giữ vững an ninh xã hội.

Câu 2. Pháp luật và đạo đức là hai hiện tượng

A. đều mang tính quy phạm.

B. đều mang tính bắt buộc chung.

C. đều là quy phạm tồn tại ở dạng thành văn.

D. đều do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận.

Câu 3. Cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý của chủ thể là

A. mức độ gây thiệt hại của hành vi.

B. khả năng nhận thức hành vi.

C. ý chí của chủ thể.

D. hành vi vi phạm pháp luật.

Câu 4. Anh Z trốn tránh nghĩa vụ phụng dưỡng cha mẹ. Xét về hành vi, anh Z đã

A. thực hiện hành vi mà pháp luật cấm.

B. sử dụng quyền hạn vượt quá giới hạn cho phép.

C. không làm tròn trách nhiệm của một người con.

D. không thực hiện nghĩa vụ mà pháp luật bắt buộc phải thực hiện.

Câu 5. Hành vi nào sau đây là hành vi vi phạm dân sự?

A. Chị D chạy xe vượt đèn đỏ.

B. Anh P có hành vi chống đối người thi hành công vụ.

C. Chị K lợi dụng quyền hạn ăn hối lộ tài sản của công ty.

D. Anh V đã không làm tròn nghĩa vụ đã ký trong hợp đồng dân sự.

Câu 6. B bị công an quận X bắt vì hành vi buôn bán, vận chuyển trái phép động vật quý hiếm. Hành vi này của B đã vi phạm pháp luật nào dưới đây?

A. Phòng chống tội phạm.

B. Kinh doanh trái phép.

C. Tàng trữ động vật quý hiếm.

D. Phòng chống mua bán.

Câu 7. Bạo lực trong gia đình thể hiện điều gì trong các ý dưới đây?

A. Thiếu tình cảm.

B. Thiếu kinh tế.

C. Thiếu tập trung.

D. Thiếu bình đẳng.

Câu 8. Ý nào sau đây không đúng?

A. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.

B. Công dân Việt Nam phải có nghĩa vụ Bảo vệ Tổ quốc.

C. Quyền và nghĩa vụ công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu, nghèo, thành phần, địa vị xã hội.

D. Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ như nhau đều phải chịu trách nhiệm pháp lí khác nhau.

Câu 9. A và B cùng nhau hợp tác vận chuyển thuốc lá lậu qua biên giới. Khi bị bắt, công an đã tha tội cho B vì đây là bạn của mình, nhưng xử phạt A. Hành vi của công an

A. hợp tình, hợp lý.

B. vi phạm bình đẳng về quyền.

C. vi phạm bình đẳng về nghĩa vụ.

D. vi phạm bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.

Câu 10. Nội dung nào sau đây không nói về công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ?

A. Công dân bình đẳng về quyền trong hợp đồng dân sự.

B. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ nộp thuế.

C. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ nộp tiền vào quỹ tiết kiệm giúp người nghèo.

D. Công dân bình đẳng về quyền ứng cử.

Câu 11. Khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, tính từ ngày đăng kí kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân là thời kì

A. hôn nhân.

B. hòa giải.

C. li hôn.

D. sau hôn nhân.

Câu 12. Chủ thể của quan hệ lao động là

A. cá nhân và tổ chức.

B. người lao động và người sử dụng lao động.

C. người lao động và cơ quan, tổ chức.

D. người lao động và Nhà nước.

Câu 13. Mọi công dân khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều có quyền kinh doanh là thể hiện công dân bình đẳng

A. về quyền và nghĩa vụ.

B. điều kiện kinh doanh.

C. trong kinh tế.

D. trong tự do lao động.

Câu 14. Anh A và chị B là vợ chồng. Anh A làm việc tại công ty X, tiền lương mỗi tháng là

6.00.00 đồng. Chị B buôn bán tạp hóa tại nhà, mỗi tháng thu lợi nhuận là 5.000.000 đồng. Vậy tổng thu nhập hằng tháng là 11.000.000 đồng là tài sản chung hay riêng của anh A và chị B?

A. 6.000.000 đồng là tài sản riêng của anh A, 5.000.000 đồng là tài sản riêng của chị B.

B. 11.000.000 đồng là tài sản chung của anh A và chị B.

C. 11.000.000 đồng được chia làm đôi mỗi người 5.500.000 đồng.

D. 11.000.000 đồng sẽ là tài sản riêng của anh A.

Câu 15. Anh K làm công nhân trong một công ty Y. Trong lúc thực hiện công việc anh K đã gặp tai nạn và không còn khả năng lao động nữa. Công ty Y đã vi phạm

A. bình đẳng giữa lao động nam và nữ trong lao động.

B. an toàn trong lao động.

C. quyền và nghĩa vụ được bảo đảm sức khỏe của người lao động.

D. trách nhiệm bảo đảm quyền của người lao động.

Câu 16. Tại các cổng trường học và trên các vỉa hè, nhiều hàng quán được mở để phục vụ nhu cầu của học sinh và người dân. Hành vi này là hành vi

A. vi phạm pháp luật.

B. phù hợp với nhu cầu sinh hoạt hằng ngày.

C. bình đẳng trong kinh doanh.

D. đúng pháp luật và bình đẳng trong kinh doanh.

Câu 17. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình và giữ gìn, khôi phục, phát huy những phong tục tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp. Điều này thể hiện các dân tộc đều bình đẳng về

A. kinh tế.

B. chính trị.

C. văn hóa, giáo dục.

D. tự do tín ngưỡng.

Câu 18. Việc mọi người đi nghe giảng đạo tại nhà thờ hoặc chùa được coi là

A. hoạt động tín ngưỡng.

B. hoạt động tôn giáo.

C. hoạt động mê tín dị đoan.

D. hoạt động truyền giáo.

Câu 19. Quyền bất khả xâm phạm được ghi nhận tại điều 71 Hiến pháp 1992 là

A. quyền tự do nhất.

B. quyền tự do cơ bản nhất.

C. quyền tự do quan trọng nhất.

D. quyền tự do cần thiết nhất.

Câu 20. Xúc phạm người khác nơi đông người là hành vi xâm phạm quyền nào sau đây?

A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.

C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm của công dân.

D. Bất khả xâm phạn về chỗ ở của công dân.

--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

1. B

2. A

3. D

4. D

5. D

6. B

7. D

8. D

9. D

10. C

11. A

12. B

13. B

14. B

15. B

16. A

17. C

18. B

19. C

20. C

21. B

22. B

23. B

24. D

25. B

26. C

27. A

28. B

29. D

30. D

31. B

32. B

33. B

34. A

35. B

36. C

37. B

38. B

39. D

40. B

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Võ Thị Sáu. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Mời các em tham khảo các tài liệu có liên quan:

Chúc các em học tập tốt!

ADMICRO
NONE
OFF