OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 5 đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 7 năm 2021 Trường THCS Nguyễn Hữu Thọ

13/05/2021 1.1 MB 390 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210513/198252209107_20210513_102728.pdf?r=5454
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Nhằm giúp các em học sinh lớp 7 nắm được cấu trúc của đề thi học sinh giỏi trong kì thi sắp tới Học247 mời các em cùng tham khảo Bộ 5 đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 7 năm 2021 Trường THCS Nguyễn Hữu Thọ có đáp án dưới đây. Chúc các em có được một kì thi thật tốt nhé!

 

 
 

TRƯỜNG THCS NGUYỄN HỮU THỌ

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI

MÔN: NGỮ VĂN 7

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: (5 điểm)

 Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

  …“Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng. Mấy con kì nhông nằm phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da luôn luôn biến đổi từ xanh hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa xanh…”

Đoàn Giỏi

a. Xác định thành phần trạng ngữ có trong đoạn văn trên? Nêu tác dụng của nó?

b. Tìm câu chủ động có trong đoạn văn và chuyển đổi thành câu bị động?

Câu 2: (5 điểm)

Cho đoạn thơ sau:

Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi

Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác

Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất

Bốn phía nhìn không bóng một hàng tre

Đêm xa nước đầu tiên ai nỡ ngủ

Sóng dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương

Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở

Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương…

Chế Lan Viên- Người đi tìm hình của nước

a. Theo em đoạn thơ trên đã viết về sự kiện nào trong cuộc đời hoạt động của Bác Hồ kính yêu? Lúc đó Bác có tên là gì?

b. Trong đoạn thơ có 3 từ đồng nghĩa. Hãy chỉ ra 3 từ đó? Có thể dùng 1 từ được không? Vì sao tác giả lại sử dụng như vậy?

c. Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên? 

Câu 3 ( 10 điểm).

Nói về lòng yêu nước, nhà văn I. Ê-ren-bua có câu nói nổi tiếng:

"Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào  trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra biển. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc."

Em hiểu câu nói trên như thế nào? Hãy phát biểu những suy nghĩ của em về quê hương đất nước.                                                                             

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1: (5 điểm)

a. Thành phần trạng ngữ có trong đoạn văn : Trên gốc cây mục ->  Chỉ nơi chốn.

b. Tìm câu chủ động trong đoạn văn trên chuyển đổi thành câu bị động là.

- Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất

-> Hoa tràm đ­ược nắng bốc h­ương thơm ngây ngất.

- Gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng.

-> Mùi hư­ơng ngọt đ­ược gió đã lan xa, phảng phất khắp rừng.

Câu 2: (5 điểm)

a. Đoạn thơ trên đã viết về sự kiện Bác xuống tàu của Pháp tại bến Nhà Rồng đi tìm đường cứu n­ước. Lúc đó Bác có tên là: anh Ba.  

b. Trong đoạn thơ có 3 từ đồng nghĩa:  quê h­ương,  xứ sở, nư­ớc 

- Không thể dùng 1 trong số 3 từ đó đư­ợc vì:

+ N­ước: Chỉ sắc thái tình cảm giản dị, bình thư­ờng

+ Quê h­ương: gần gũi, thân mật

+ Xứ sở: đối với một mảnh đất mình đã cách xa.      

---(Để xem tiếp đáp án câu 2 và câu 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: (5 điểm) Cho đoạn văn:

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết lại thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.

a. Tìm các trạng ngữ trong đoạn văn trên và nêu rõ công dụng của các trạng ngữ ấy

b. Chỉ ra một cụm C-V làm thành phần của cụm từ trong đoạn văn.

c. Trong câu cuối của đoạn văn, tác giả dùng hình ảnh nào để thể hiện cụ thể sức mạnh của tinh thần yêu nước? Nêu giá trị của việc sử dụng hình ảnh ấy?

Câu 2: (5 điểm)

Cảm nghĩ của em về khổ thơ đầu bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh:

Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ:

“Cục… cục tác cục ta”

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ.

Câu 3: (10 điểm) Khi đọc truyện ngắn “sống chết mặc bay” của tác giả Phạm Duy Tốn, có ý kiến nhận xét: “Quan phụ mẫu không đánh đập, ăn của đút của dân mà vẫn là một kẻ lòng lang dạ thú” Em hiểu nhận xét trên như thế nào?

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Câu 1. (5 điểm)

a. Trạng ngữ: Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng->  có công dụng xác định hoàn cảnh điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ.

b. Một cụm C-V làm thành phần của cụm từ trong đoạn văn

Hoặc: một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn

Hoặc: mọi sự nguy hiểm, khó khăn

Hoặc: tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.

c. Trong câu cuối tác giả dùng hình ảnh so sánh rất chính xác, mới mẻ; tinh thần yêu nước (trừu tượng) như làn sóng (cụ thể) để giúp người đọc hình dung sức mạnh to lớn, vô tận và tất yếu của lòng yêu nước trong công việc chống ngoại xâm và bảo vệ đất nước

---(Để xem đầy đủ đáp án những câu còn lại vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1 (5 đ): Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong bài ca dao sau?

Trong đầm gì đẹp bằng sen?

Lá xanh, bông trắng, lại chen nhị vàng

Nhị vàng, bông trắng, lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Câu 2 (5 đ): Qua bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương và những bài ca dao bắt đầu bằng hai chữ “Thân em”, em hãy làm rõ cuộc đời chìm nổi bấp bênh của người phụ nữ trong xã hội cũ? (Giới hạn trong 1 trang giấy.)

Câu 3 (10 đ): Cảm nghĩ của em về bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Câu 1: (5 đ) Một số biện pháp nghệ thuật:

+ Câu hỏi tu từ (câu 1): Đặt ra câu hỏi để khẳng định.

+ Liệt kê (câu 2): Vẻ đẹp hài hòa của bông sen.

+ Đảo trật tự ngữ pháp - Điệp ngữ (câu 3): Nhấn mạnh lần nữa vẻ đẹp của hoa sen – vẻ đẹp từ trong ra ngoài. Đồng thời, làm bước tiến cho câu cuối cùng, câu thơ quan trọng nhất.

+ Ẩn dụ: Hình ảnh bông hoa sen trong đầm lầy là hình ảnh ẩn dụ cho phẩm chất của con người.

Câu 2: (5 đ). Yêu cầu: Đây là đề bài kiểu phân tích - chứng minh, hs phải thực hiện theo bố cục ba phần.

* Mở bài (1đ): Giới thiệu chung về hình ảnh người phụ nữ trong thơ và ca dao.

* Thân bài (3đ):

-  Về mặt nội dung:

+ Người phụ nữ trong xã hội xưa có thân phận bấp bênh, trôi nổi giữa cuộc đời.

+ Họ không được làm chủ cuộc đời mình, số phận phụ thuộc hoàn toàn vào người khác.

- Nghệ thuật thể hiện:

+ Ẩn dụ, so sánh, đối lập, đảo kết cấu thành ngữ “Bảy nổi ba chìm” (Bánh trôi nước), kết thúc ở “chìm”: thân phận người phụ nữ cay cực, xót xa hơn…

+ Ngôn ngữ, giọng điệu…

* Kết bài (1 đ): Cảm nhận của em về người phụ nữ trong xã hội xưa.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

Câu 1. (2.0 điểm)

Tìm câu bị động trong đoạn trích dưới đây. Giải thích vì sao tác giả chọn cách viết như vậy?

Người đầu tiên chịu ảnh hưởng thơ Pháp rất đậm là Thế Lữ. Những bài thơ có tiếng của Thế Lữ ra đời từ đầu năm 1933 đến 1934. Giữa lúc người thanh niên Việt Nam bấy giờ ngập trong quá khứ đến tận cổ thì Thế Lữ đưa về cho họ một cái hương vị phương xa. Tác giả Mấy vần thơ liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ.

 (Theo Hoài Thanh)

Câu 2. (4.0 điểm)

Phân tích ngắn gọn phép liệt kê được sử dụng trong đoạn trích sau:

Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.

 (Trần Quốc Tuấn, Hịch tướng sĩ)

Câu 3. (4.0 điểm)  

Hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các yếu tố hình thức nghệ thuật trong khổ thơ sau:

[...] Ôi! Sáng xuân nay, xuân 41

Trắng rừng biên giới nở hoa mơ

Bác về ... Im lặng. Con chim hót

Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ…

(Tố Hữu, Theo chân Bác)

---(Để xem đầy đủ những câu hỏi còn lại vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

Câu 1 (3 điểm).

Chỉ ra và phân tích ý nghĩa của những quan hệ từ trong những câu thơ sau:

“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.

(Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương)

Câu 2: (7 điểm).

Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau:

“Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ… Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi nồng nàn yêu nước”.

(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)

Câu 3 (10 điểm).

Có ý kiến đã nhận xét rằng:

"Thơ ca dân gian là tiếng nói trái tim của người lao động. Nó thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta."

Dựa vào những câu tục ngữ, ca dao mà em đã được học và đọc thêm, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

Câu 1 (3 điểm)

* Yêu cầu 1 (1,0 điểm):

Chỉ ra những quan hệ từ: Mặc dầu, mà.

* Cho điểm:

Chỉ đúng mỗi từ cho 0,5 điểm.

* Yêu cầu 2: Phân tích được ý nghĩa của việc sử dụng quan hệ từ (2,0 điểm):

- Việc sử dụng các quan hệ từ mặc dầu, mà chỉ sự đối lập giữa bề ngoài của chiếc bánh trôi nước với cái nhân của nó, chiếc bánh trôi có thể rắn hay nát, khô hay nhão là do tay người nặn nhưng dù thể rắn hay nát, khô hay nhão thì bên trong cũng có nhân màu hồng son, ngọt lịm.

- Đó cũng là sự đối lập giữa hoàn cảnh xã hội với việc giữ gìn tấm lòng son sắt của người phụ nữ.

- Việc sử dụng cặp quan hệ từ trên tạo nên một cách dõng dạc và dứt khoát thể hiện rõ thái độ quyết tâm bảo vệ giữ gìn nhân phẩm của người phụ nữ trong bất cứ hoàn cảnh nào.

- Việc dùng cặp quan hệ từ trên cũng đã thể hiện thái độ đề cao, bênh vực người phụ nữ của Hồ Xuân Hương.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HSG môn Ngữ văn 7 năm 2021 Trường THCS Nguyễn Hữu Thọ. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE
OFF