OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 5 đề thi Học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2020 Trường THCS Lê Quý Đôn

09/12/2020 1.16 MB 575 lượt xem 4 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20201209/416827632807_20201209_112647.pdf?r=5217
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Nhằm giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức Ngữ văn 7 đã học ban biên tập HOC247 xin giới thiệu nội dung Bộ 5 đề thi HK1 môn Ngữ văn 7 năm 2020 - Trường THCS Lê Quý Đôn có đáp án. Nội dung chi tiết mời các em tham khảo tại đây!

 

 
 

TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN NGỮ VĂN 7

NĂM HỌC 2020-2021

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: (2.0 điểm): Có bạn cho rằng cụm từ “ta với ta” trong hai bài thơ “Qua đèo ngang” và “Bạn đến chơi nhà” hoàn toàn chẳng khác gì nhau. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?

Câu 2: (2.0 điểm): Bài thơ Bánh trôi nước có những lớp nghĩa nào? Trong đó lớp nghĩa nào quyết định giá trị bài thơ? Vì sao?

Câu 3: (3.0 điểm): Hãy chép lại theo trí nhớ bài thơ “Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan nêu nội dung, nghệ thuật của bài thơ?

Câu 4: (3.0 điểm): Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ của em về một bài ca dao mà em yêu thích trong chương trình Ngữ văn 7, tập 1.

--- HẾT ---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1:

- Hai bài thơ đều kết thúc bằng cụm từ “ta với ta”, hai cụm từ giống nhau về hình thức nhưng khác nhau về nội dung, ý nghĩa biểu đạt.

+ Ở “Bạn đến chơi nhà” cụm từ có ý nghĩa chỉ hai người chủ và khách – hai người bạn. Cụm từ cho thấy sự thấu hiểu, cảm thông, gắn bó thân thiết giữa hai người bạn tri kỉ.

+ Ở “Qua đèo ngang” cụm từ có ý chỉ 1 người – chủ thể trữ tình của bài thơ. Cụm từ thể hiện sự cô đơn không thể sẻ chia của nhân vật trữ tình.

Câu 2:

- Bài thơ có hai lớp nghĩa:

+ Nghĩa tả thực: Miêu tả hình dáng, đặc điểm của chiếc bánh trôi nước.

+ Nghĩa ẩn dụ: Phản ánh vẻ đẹp, phẩm chất và thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ.

- Trong hai nghĩa trên, nghĩa thứ hai quyết định giá trị bài thơ. Vì : thông qua hình tượng chiếc bánh trôi, nhà thơ muốn nói lên vẻ đẹp của người phụ nữ: hình thể xinh đẹp, phẩm chất trong trắng, dù gặp cảnh ngộ nào vẫn giữ được tấm lòng son sắt, thuỷ chung.

Câu 3:

- Chép thuộc lòng bài thơ “Qua Đèo Ngang”:

“Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa

Lom khom dưới núi tiều vài chú,

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.

Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,

Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.

Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,

Một mảnh tình riêng, ta với ta.”

- Nội dung và nghệ thuật bài thơ:

+ Nội dung: Cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng có sự sống con người nhưng còn hoang sơ đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà, nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả.

+ Nghệ thuật : Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. Sử dụng từ láy gợi hình gợi cảm và nghệ thuật đối lập, đảo ngữ.

Câu 4: Cảm nghĩa về bài ca dao: “Công cha như núi ngất trời”:

- Hai câu đầu: Khẳng định công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái:

+ So sánh “công cha” với “núi”, “nghĩa mẹ” với “nước” - vừa cụ thể vừa trừu tượng làm nổi bật công cha nghĩa mẹ dành cho con cái là vô cùng lớn lao không thể đo đếm được.

-(Để xem tiếp đáp án của câu 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

ĐỀ SỐ 2

PHẦN I. TRẮC NHIỆM (3.0 điểm)

Câu 1: Trong những từ sau từ nào là từ ghép đẳng lập

A. Xe đạp    

B. Quần áo    

C. Cá chép    

D. Cây bàng

Câu 2: Trong những từ sau, từ nào là từ láy?

A. Thăm thẳm.    

B. tươi tốt.    

C. hoa hồng.    

D. tóc tai.

Câu 3: Trong câu “Họ đã làm xong công việc”, đại từ “Họ” thuộc ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ hai.    

B. Ngôi thứ nhất số ít.

C. Ngôi thứ ba số ít.    

D. Ngôi thứ ba số nhiều.

Câu 4: Trong các câu sau đây, câu nào có dùng quan hệ từ?

A. Bố mẹ rất buồn.

B. Chiều hôm qua,anh ấy đến câu lạc bộ.

C. Dòng sông này nước rất trong.

D. Bạn và tôi cùng đến trường.

Câu 5: Cặp từ nào sau đây không phải là từ trái nghĩa ?

A. Ra - Vào.    

B. Đẹp - Xấu.    

C. Chạy - Nhảy.    

D. Lở - Bồi.

Câu 6: Từ nào đồng nghĩa với từ tinh khiết ?

A. Thanh nhã    

B.Trong sạch    

C. Trắng thơm    

D. Thơm mát.

PHẦN II. TỰ LUẬN (7.0 điểm)

Câu 1: Đặt câu với cặp quan hệ từ sau và cho biết ý nghĩa của cặp quan hệ từ đó:

Vì - nên , Giá mà - thì.

Câu 2: Em hãy viết 1 đoạn văn ngắn (5 - 7 dòng) chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng từ đồng nghĩa hoặc từ trái nghĩa.

--- HẾT ---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

PHẦN I. TRẮC NHIỆM (3.0 điểm)

1. B

2. A

3. D

4. D

5. C

6. B

PHẦN II. TỰ LUẬN (7.0 điểm)

Câu 1: Đặt câu:

- Vì chăm chỉ học nên cuối năm nó được học sinh giỏi. (nguyên nhân - kết quả)

-(Nội dung đầy đủ, chi tiết của phần Tự luận vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: (2.0 điểm)

a. Hoàn chỉnh chính xác các câu thơ còn thiếu trong khổ sau:

“Cháu chiến đấu hôm nay

...........................................

...........................................

...........................................

...........................................

Ổ trứng hồng tuổi thơ”.

(Ngữ Văn 7, tập 1)

b. Khổ thơ vừa hoàn chỉnh trích từ bài thơ nào? Tác giả bài thơ là ai?

c. Nhân vật trữ tình được nhắc đến trong khổ thơ trên là ai?

Câu 2: (2.0 điểm)

a. Xác định điệp ngữ trong ví dụ sau và nói rõ đây là dạng điệp ngữ gì?

“Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ”

(Ngữ Văn 7, tập 1)

b. Tìm và chỉ rõ lối chơi chữ trong câu thơ dưới đây:

“Sánh với Na-va “ranh tướng” Pháp

Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương”

-(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

ĐỀ SỐ 4

I. Phần đọc - hiểu: (4.0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:

“…. Có thể nói, cả đời ông chưa có tình yêu nào lại gắn bó thuỷ chung và bền chặt như tình yêu đối với Côn Sơn….Lúc ấy ông tuy mới độ năm mốt năm hai tuổi nhưng những cuộc tranh quyền đoạt lợi thời hậu chiến của các phe cánh trong triều đình nhà Lê lại vô cùng khốc liệt và phức tạp. Một con người ngay thẳng trung trực như ông không thể nào hoà nhập được. Tuy rất đau lòng nhưng ông cũng không còn cách nào khác là phải tự tách mình ra để tìm đến những thú riêng. Và cái thú riêng của ông chính là trở về sống ẩn dật ở Côn Sơn”.

(Đỗ Đình Tuân)

Câu 1: Đoạn văn trên nói tới tác giả nào?

A. Nguyễn Trãi.

B. Nhuyễn khuyến.

C. Bà huyện Thanh Quan.

D. Hồ Chí Minh.

Câu 2: Câu văn “Một con người ngay thẳng trung trực như ông không thể nào hoà nhập được.” có mấy từ Hán Việt?

A. Một từ

B. Hai từ

C. Ba từ

D. Bốn từ

Câu 3: Từ “ông” trong đoạn văn trên thuộc loại từ nào?

A. Danh từ

B. Động từ

C. Tính từ

D. Đại từ

Câu 4: Trong các thông tin về sau, thông tin nào giúp em hiểu thêm về nội dung của văn bản “Bài ca Côn Sơn”?

A. Nguyễn Trãi là con của Nguyễn Phi Khanh.

B. Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn với vai trò rất lớn cạnh Lê Lợi.

C. Chốn quan trường đầy kẻ dèm pha, ông cáo quan về ở ẩn tại Côn Sơn.

D. Ông bị giết hại một cách oan khốc và thảm thương vào năm 1442.

Câu 5. (3.0 điểm) Cho đoạn văn sau:

Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.

a. Em hiểu thế giới kì diệu sẽ mở ra ở đây là gì?

b. Từ văn bản trên em hãy viết đoạn văn biểu cảm ngắn (6-8 câu) bày tỏ suy nghĩ của em về niềm vui được cắp sách tới trường. Trong đoạn văn có sử dụng cặp từ trái nghĩa và từ láy. Gạch chân những cặp từ trái nghĩa và từ láy đã dùng.

II. Phần tạo lập văn bản (6.0 điểm)

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bẩy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vần giữ tấm lòng son

(Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương)

Viết bài văn biểu cảm về hình ảnh người phụ nữ qua bài thơ trên. Từ đó em có suy nghĩ gì về người phụ nữ trong xã hội ngày hôm nay.

--- HẾT ---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

I. Phần đọc - hiểu

1. A

2. B

3. B

4. C

5. Gợi ý:

a. Thế giới kì diệu ở đằng sau cánh cổng trường có thể là: Thế giới của tri thức, thế giới của tình thầy trò, tình cảm bạn bè…

b.

- Nội dung: bày tỏ niền vui, hạnh phúc khi được cắp sách tới trường một cách hợp lí.

- Đúng hình thức đoạn văn, đủ số câu.

- Gạch chân đúng cặp từ trái nghĩa và từ láy.

II. Phần tạo lập văn bản

a. Nội dung: Học sinh bám sát vào yêu cầu của đề cần làm rõ được các ý sau:

- Yêu cầu thấp:

+ Thương cảm xót xa cho số phận người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương: Hình ảnh người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương cuộc đời của họ long đong vất vả “bẩy nổi ba chìm” như chiếc bánh trôi. Số phận của họ cũng đắng cay bất hạnh, rắn hay nát, hạnh phúc hay bất hạnh bị phụ thuộc vào “tay kẻ nặn, là người chồng, người cha, là xã hội phong kiến đầy rẫy những bất công tàn bạo…

-(Nội dung đầy đủ, chi tiết của phần Tạo lập văn bản vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

ĐỀ SỐ 5

Câu 1: (1.5 điểm)

Đọc bài thơ:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

(Ngữ văn 7, tập 1)

a. Hãy cho biết tên bài thơ và tác giả

b. Bài thơ được viết trong hoàn cảnh nào

c. Chỉ ra các biện pháp tu từ được dùng trong đoạn thơ.

Câu 2: (1.5 điểm)

Xếp các từ sau thành hai nhóm:

Sống – chết; cao – thấp; chẵn – lẻ; nông – sâu; già – trẻ; đen – trắng.

-(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi Học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2020 Trường THCS Lê Quý Đôn. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Chúc các em học tập tốt !

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục sau đây:

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF