OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK2 môn Vật Lý 6 năm 2021 có đáp án Trường THCS Bắc Hải

30/04/2021 709.14 KB 700 lượt xem 8 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210430/430571912784_20210430_150803.pdf?r=4319
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Mời các em học sinh lớp 6 cùng tham khảo:

Nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi HK2 môn Vật Lý 6 năm 2021 có đáp án Trường THCS Bắc Hải để có thể ôn tập và củng cố các kiến thức, chuẩn bị tốt cho kì thi học kỳ 2 năm học 2020-2021 sắp tới. Chúc các em học tập tốt và đạt kết quả cao.

 

 
 

TRƯỜNG THCS BẮC HẢI

KIỂM TRA HỌC KỲ II

MÔN: VẬT LÝ 6

Năm học: 2020-2021

Thời gian: 45p

 

1. ĐỀ SỐ 1

I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng?

A. Rắn, lỏng, khí

B. Rắn, khí, lỏng

C. Khí, lỏng, rắn

D. Khí, rắn, lỏng

Câu 2: Trường hợp nào sau đây liên quan đến sự ngưng tụ?

A. Khi hà hơi vào mặt gương thì thấy mặt gương bị mờ

B. Khi đun nước có làn khói trắng bay ra từ vòi ấm.

C. Khi đựng nước trong chai đậy kín thì lượng nước trong chai không bị giảm.

D. Cả 3 trường hợp trên.

Câu 3: Tại sao quả bóng bàn bị bẹp khi nhúng vào nước nóng lại phồng lên?

A. Quả bóng bàn nở ra

B. Chất khí trong quả bóng nở ra đẩy chỗ bị bẹp phồng lên

C. Quả bóng bàn co lại

D. Quả bóng bàn nhẹ đi

Câu 4: Trường hợp nào sau đây liên quan đến sự nóng chảy:

A. Đúc tượng đồng

B. Làm muối

C. Sương đọng trên lá cây

D. Khăn ướt khô khi phơi nắng

Câu 5: Máy cơ đơn giản nào sau đây không lợi về lực:

A. Mặt phẳng nghiêng

B. Ròng rọc cố định

C. Ròng rọc động

D. Đòn bẩy

Câu 6: Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là:

A. Sự đông đặc

B. Sự ngưng tụ

C. Sự nóng chảy

D. Sự bay hơi

Câu 7: Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật:

A. Tăng

B. Không thay đổi

C. Giảm

D. Thay đổi

Câu 8: Vì sao đứng trước biển hay sông hồ, ta cảm thấy mát mẻ?

A. Vì trong không khí có nhiều hơi nước

B. Vì nước bay hơi làm giảm nhiệt độ xung quanh

C. Vì ở biển, sông, hồ bao giờ cũng có gió

D. Vì cả ba nguyên nhân trên

II. TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 9: Tính 450C bằng bao nhiêu 0F.

Câu 10: Sự bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào? Vì sao khi trồng cây người ta phải phớt bớt lá?

Câu 11: Thế nào là sự nóng chảy, thế nào là sự đông đặc? Thế nào là sự bay hơi, thế nào là sự ngưng tụ? Hãy giải thích hiện tượng những  giọt nước đóng quanh ly nước đá.

ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM

1. C

2. C

3. B

4. A

5. B

6. C

7. B

8. D

 

II. TỰ LUẬN

Câu 9:

Ta có: 00C=320F; 1000C=2120F

Ta thấy: từ 00C đến 1000C có 100 khoảng và từ 320F đến 2120F có 180 khoảng => Mỗi khoảng trên thang nhiệt độ Xen-xi-út sẽ ứng với 1,8 khoảng trên thang nhiệt độ Fa-ren-hai.

450C=00C+450C

Suy ra: 450C=320F+(45.1,80F)=1130F

Vậy 450C = 1130F.

Câu 10:

- Sự bay hơi phụ thuộc vào 3 yếu tố:

+ Nhiệt độ

+ Gió

+ Diện tích mặt thoáng chất lỏng

- Khi trồng cây người ta phải phớt lá để chống lại sự thoát hơi nước của cây.

...

--(Nội dung tiếp theo của đề thi, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)--

 

2. ĐỀ SỐ 2

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trong sự giãn nở vì nhiệt của các khí nito, khí ô xi và khí hydro thì

A. Khí oxi giãn nở vì nhiệt nhiều hơn khí hydro

B. Khí ni tơ giãn nở vì nhiệt nhiều nhất

C. Khí ô xi giãn nở vì nhiệt ít nhất

D. Cả khí ô xi, khí ni tơ và khí hydro giãn nở vì nhiệt như nhau.

Câu 2: Khi lợp nhà bằng tôn, người ta chỉ đóng đinh một đầu, còn đầu kia để tự do là để

A. Tôn không bị thủng nhiều lỗ 

B. Tiết kiệm đinh

C. Tôn dễ dàng co dãn vì nhiệt 

D. Tiết kiệm thời gian

Câu 3: Khi làm muối bằng nước biển, người ta đã dựa vào

A. Sự ngưng tụ

B. sự bay hơi              

C. sự đông đặc

D. bay hơi hoặc đông đặc

Câu 4: Bên ngoài thành cốc đựng nước đá có nước vì

A. Nước trong cốc thấm ra ngoài

B. Nước trong không khí tụ trên thành cốc

C. Nước trong cốc bay hơi ra bên ngoài

D. Hơi nước trong không khí gặp lạnh ngưng tụ tạo thành nước

Câu 5: Khi sử dụng pa-lăng như hình vẽ bên để kéo vật có khối lượng m = 50kg thì lực kéo F sẽ là:

A. 250 N                                B. 100 kg

C. 5000 N                              D. 50 kg

Câu 6: Trong cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều, cách sắp xếp đúng là

A. Rắn, lỏng, khí.       

B. Khí , lỏng, rắn.

C. Lỏng, khí, rắn        

D. Lỏng, rắn, khí

Câu 7: Khi đúc nồi nhôm, các quá trình xảy ra là

A. Lỏng – rắn

B. Lỏng – rắn – lỏng

C. Rắn – lỏng- rắn  

D. rắn – lỏng

Câu 8: Khi nói về sự nóng chảy, câu kết luận không đúng là:

A. Phần lớn các chất nóng chảy ở nhiệt độ nào thì đông đặc ở nhiệt độ ấy.

B. Các chất nóng chảy ở nhiệt độ này nhưng lại đông đặc ở nhiệt độ khác

C. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau

D. Trong suốt thời gian nóng chảy, nhiệt độ của vật không thay đổi

Câu 9: Thông thường nước sôi ở 1000C nhưng ta có thể đun sôi nước ở nhiệt độ thấp hơn 1000C trong điều kiện

A. Áp suất cao

B. Áp suất thấp                      

C. Áp suất tiêu chuẩn 

D. Ở độ cao ngang với mực nước biển

Câu 10: Khi đun nước, hiện tượng chứng tỏ nước sôi là

A. Các bọt khí xuất hiện ở đáy bình

B. Các bọt khí nổi lên

C. Các bọt khí càng nổi lên, càng to ra

D. Các bọt khí vỡ tung trên mặt thoáng của nước

ĐÁP ÁN

...

--(Nội dung tiếp theo của đề thi, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)--

 

3. ĐỀ SỐ 3

A.TRẮC NGHIỆM( 3đ): Khoanh tròn  chữ cái đứng trước câu trả lời đúng

Câu 1: Khi nhiệt độ thay đổi, các trụ bê tông cốt thép không bị nứt vì :

A. Bê tông và thép nở vì nhiệt như nhau.

B. Bê tông và thép không bị nở.

C. Bê tông nở nhiều hơn thép.

D. Bê tông nở ít hơn thép.

Câu 2: Tại sao quả bóng bàn bị bẹp, khi được nhúng vào nước nóng lại phòng lên như cũ?

A. Vì vỏ quả bóng gặp nóng nên nở ra

B. Vì không khí bên trong quả bóng dãn nở vì nhiệt

C. Vì nước nóng thấm vào trong quả bóng

D.  Vì vỏ quả bóng co lại

Câu 3: Khi đun nóng một lượng chất lỏng thì đại lượng nào sau đây không thay đổi :

A. Nhiệt độ chất lỏng

B. Khối lượng riêng chất lỏng

C. Khối lượng chất lỏng

D. Thể tích chất lỏng.

Câu 4: Nhiệt kế Y tế dùng để đo

A. Nhiệt độ của lò nung

B. Nhiệt độ trong tủ lạnh

C. Nhiệt độ của vòi nước

D. Nhiệt độ cơ thể người

Câu 5: Trong các hiện tượng sau đây  hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy

A. Đốt ngọn đèn dầu

B. Đốt ngọn nến

C. Bỏ cục nước đá vào trong nước

D. Đúc một chuông đồng

Câu 6: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự đông đặc

A. Đúc một chuông đồng

B. Sản  xuất muối từ nước biển

C. Thép lỏng để nguội trong khuôn đúc

D. Cho khay nước vào tủ lạnh

Câu 7: Ở nhiệt độ bình thường chất nào sau đây không tồn tại ở thể lỏng

A. Thủy ngân              

B. Rượu

C. Nhôm                     

D. Nước

Câu 8: Chất lỏng nở ra khi…………., co lại khi ………… Từ cần điền vào dấu (…) là:

A. tăng, giảm               

B. không thay đổi

C. thể tích tăng            

D. nóng, lạnh      

Câu 9: Sự bay hơi là sự chuyển từ thể .…….. sang thể ……… Từ cần điền vào dấu (…) là:

A. Lỏng, hơi                 

B. rắn ,khí 

C. khí, lỏng                  

D. rắn, lỏng

Câu 10: Một lọ thủy tinh được đậy bằng nút thủy tinh. Nút bị kẹt, phải mở nút bằng cách nào

A. Hơ nóng nút

B. Hơ nóng cổ lọ 

C. Hơ nóng cổ lọ và nút 

D. Hơ nóng đáy lọ

ĐÁP ÁN

I. Trắc nghiệm.

...

--(Nội dung tiếp theo của đề thi, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)--

 

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1. Dùng đòn bẩy để nâng vật khi nào thì lực nâng vật lên (F2) nhỏ hơn trọng lượng vật (F1)?

A . Khi OO2 < OO1                 

B. Khi OO2 = OO1

C. Khi OO2 > OO1                  

D. Khi O1O2 < OO1

Câu 2. Trường hợp nào dưới đáv được dùng đế đo lực kéo vật lên bằng ròng rọc cố định?

A . Cầm vào móc của lực kế kéo từ từ xuống.

B . Cầm vào thân của lực kế kéo từ từ xuống,

C. Cầm vào móc của lực kế kéo từ từ lên.

D. Cầm vào thân của lực kế kéo từ từ lên.

Câu 3. Khi rót nước sôi vào hai cốc thủy tinh dày mỏng khác nhau, cốc nào dễ vỡ hơn, vì sao?

A . Cốc thủy tinh mỏng, vì cốc giữ nhiệt ít hơn, dãn nở nhanh.

B . Cốc thủy tinh mỏng, vì cốc tỏa nhiệt nhanh nên dãn nở nhiều,

C. Cốc thủy tinh dày, vì cốc giữ nhiệt nhiều hơn nên dãn nở nhiều hơn.

D. Cốc thủy tinh dày, vì cốc dãn nở không đều do sự chênh lệch nhiệt độ giữa thành trong và thành ngoài của cốc.

Câu 4. Để đo nhiệt độ sôi của nước ta phải dùng nhiệt kế nào?

A. Nhiệt kế rượu.                    

B. Nhiệt kế y tế.

C. Nhiệt kế thủy ngân.            

D. Nhiệt kế nào cũng được.

Câu 5. Trong thực tế ta thấy có nhiệt kế rượu, nhiệt kế thủy ngân nhưng không thấy nhiệt kế nước, vì sao?

A . Vì nước là một chất lỏng trong suốt khó nhìn thấy.

B . Vì nước truyền nhiệt không đều.

C . Vì nước nở vì nhiệt rất ít.

D. Vì một lí do khác các lí do nêu trên.

Câu 6. 50°F ứng với bao nhiêu độ °c?

A. 32°c

B. 12°c.                                   

C. 10°c.                                   

D. 22°c.

Câu 7. Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy?

A. Ngọn nến đang cháy.         

B. Vào mùa xuân, băng tuyết tan ra.

C . Xi măng đông cứng lại.     

D. Hâm nóng thức ăn để mỡ tan ra.

Câu 8. Tốc độ bay hơi của một chất lỏng không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

A. Nhiệt độ của chất lỏng.

B. Lượng chất lỏne.

C . Diện tích mặt thoáng chất lỏng.

D. Gió trên mặt thoáng chất lỏng.

Câu 9. Bên ngoài thành cốc đựng nuớc đá có nước

A . Nước trong cốc có thể thấm ra ngoài.

B. Hơi nước trong không khí ngưng tụ gặp lạnh tạo thành nước,

C . Nước trong còc bay hơi ra bên ngoài.

D. Nước trong không khí tụ trên thành cốc.

Câu 10. Căn cứ mực chất lỏng trong ống, em hãy ghi các giá trị nhiệt độ sau đây vào các hình A. B, c, D cho phù hợp: 10 °c, 15°c, 20°c , 25°c.

ĐÁP ÁN

Câu 1. Chọn C

Dùng đòn bẩy để nâng vật, khi OO2 > OO1 thì lực nâng vật lên (F2) nhỏ hơn trọng lượng vật (Fi). 

Câu 2. Chọn B

Để đo lực kéo vật lên bằng ròng rọc cố định ta phải móc lực kế vào dây ròng rọc, sau đó cầm vào thân của lực kể kéo từ từ xuống.

Câu 3. Chọn D

Khi rót nước sôi vào 2 cốc thủy tinh dày mòng khác nhau, cốc thủy tinh dày dễ vỡ hơn, vì cốc dày giãn nở không đều do sự chênh lệch nhiệt độ giữa thành trong và thành ngoài của cốc.

Câu 4. Chọn c

Để đo nhiệt độ sôi của nước ta phài dùng nhiệt kế thủy ngân.Vì nhiệt kế thủy ngân mới có GHĐ đến 100°c là nhiệt độ nước sôi.

Câu 5. Chọn D

Vì nước giãn nở đặc biệt, có một khoảng từ 0°c đến 4°c không theo quy luật, nhiệt độ khi này tăng thì nước lại co lại. Đó là lí do khác các lí do đã nêu.

Câu 6. Chọn C

Câu 7. Chọn C

Hiện tượng xi mãng đông cứng lại không liên quan đến sự nóng chảy 8.Chọn B

Tốc độ bay hơi cua một chất lỏng không phụ thuộc vào lượng chất lỏng trong bình.

Câu 9. Chọn D

Bên ngoài thành cốc đựng nước đá có nước vì nước trong không khí tụ trên thành cốc khi gặp thành cốc bị lạnh.

Câu 10.

+ Bình A mực chất lòng cao nhì nên nhiệt độ cao thứ nhì (20°C);

+ Bình B mực chất lòne thấp nhất nên nhiệt độ thấp nhất (10°C);

+ Bình c mực chất lỏng thấp nhì nên nhiệt độ thấp thứ nhì (15°C);

+ Bình D mực chất lỏng cao nhất nên nhiệt độ cao thứ nhất (25°C);

...

--(Nội dung tiếp theo của đề thi, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)--

 

5. ĐỀ SỐ 5

A . TRẮC NGHIỆM.

Câu 1. Dùng đòn bẩy để bẩy vật nặng lên hình vẽ. Phải đặt lực tác dụng của người ở đâu để bẩy vật lên dề nhất?

A. Ở  A                                                                                               

B. Ở B.

C. Ở C.

D. Ở khoảng giữa điểm tựa O và JC tác dụng P của vật.

Câu 2. Lực kéo vật lên trực tiếp sẽ như thế nào so với lực kéo vật lên khi dùng ròng rọc động?

A . Bằng.

B. It nhất bằng.

C . Nhỏ hơn.

D. Lớn hơn

Câu 3. Khi đưa nhiệt độ từ 30°c xuống 5°c, thanh đồng sẽ:

A . co ngắn lại.

B. dãn nở ra.

C . giảm thể tích.

D. A và C đúng

Câu 4. Quả bóng bàn bị bẹp, nhúng vào nước nóng thì phồng lên vì:

A . Vỏ quả bóng bàn nóng lên nở ra.

B . Vỏ quả bóng bàn bị nóng mềm ra và quả bóng phồng lên.

C. Không khí trong quả bóng bàn nóng lên nở ra.

D. Nước tràn qua khe hở vào trong quả bóng bàn.

Câu 5. Nhiệt kế nào dưới đây không thổ đo nhiệt độ của nước đang sôi?

A . Nhiệt kế dầu trong bộ thí nghiệm vật lí6.

B . Nhiệt kế y tế.

C. Nhiệt kế thủy ngân.

D. Cả 3 loại nhiệt kế trên.

Câu 6. Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế y tể có thể là nhiệt độ nào sau đây?

A. 100°c

B. 42°c                                       

C. 37°c

D. 20°c

Câu 7. Trường hợp nào sau đây không liên quan đến sự đông đặc?

A. Tạo thành mưa đá.                

B. Đúc tượng đồng.

C. Làm kem que.                        

D. Tạo thành sương mù.

Câu 8. Trường hợp nào sau đây liên quan đến sự ngưng tụ?

A. Khói tỏa ra từ vòi ấm đun nước.

B. Nước trong cổc cạn dần.

C. Phơi quần áo cho khô.           

D. Sự tạo thành hơi nước.

Câu 9. Câu nào sau đây là sai khi nói về sự bay hơi?

A . Nhiệt độ càng cao thì tốc độ bay hơi càng lớn.

B . Mặt thoáng càng lớn thì tốc độ bay hơi càng lớn.

C. Gió càng mạnh thì tốc độ bay hơi càng lớn

D. Sự bay hơi xảy ra cả trên mặt thoáng lẫn bên trong lòng chất lỏng.

Câu 10. Thủy ngân trong phòne có nhiệt độ nóng chảy là -39°c và nhiệt độ sôi là 357°c. Khi phòng cỏ nhiệt độ 30°c thì thủy ngân tôn tại ở:

A. chỉ ở thể lỏng.                       

B. chỉ ở thể hơi.

C . ở cả thể lỏng và thể hơi.       

D. ờ cả thể rắn, thể lỏng và thể hơi.

ĐÁP ÁN

Câu 1. Chọn C

Phải đặt lực tác dụng của người c để bẩy vật lên dỗ nhất vì khi đó cánh tay đòn lớn nhất.

Câu 2. Chọn D

Lực kéo vật lên trực tiếp sẽ lớn hơn so với lực kéo vật lên khi dùng ròng rọc động

Câu 3. Chọn D       

Khi đưa nhiệt độ từ 30°c xuống 5°c, thanh đồng sẽ co ngắn lại và giảm thể tích. Vậy câu đúng và đủ là D.

Câu 4. Chọn C

Quả bóng bàn bị bẹp, nhúng vào nước nóng thì phồng lên vì không khí trong quả bóng bàn nóng lên nờ ra.

Câu 5. Chọn B

Nhiệt kế y tế vì GHĐ chỉ cở 42°c không thể đo nhiệt độ của nước đang sôi là 100°c.

Câu 6. Chọn B

Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế y tế là 42°c.

Câu 7. Chọn D

Trường họp tạo thành sương mù liên quan đến sự ngưng tụ, không liên quan đến sự đông đặc.

Câu 8. Chọn A

Trường hợp khói tỏa ra từ vòi ấm đun nước liên quan đến sự ngưng tụ.

Câu 9. Chọn D

Sự bay hơi chỉ xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng. Vậy câu D là sai.

Câu 10. Chọn C

Khi phòng có nhiệt độ 30°c thì thủy ngân tồn tại ở cả thể lỏng và thể hơi.

...

--(Nội dung tiếp theo của đề thi, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)--

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Vật Lý 6 năm 2021 có đáp án Trường THCS Bắc Hải. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

ADMICRO
NONE
OFF