OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK2 môn Vật Lý 6 năm 2021 có đáp án Trường THCS Trần Phú

27/04/2021 1.67 MB 466 lượt xem 5 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210427/327065302722_20210427_172525.pdf?r=3416
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Để giúp các em rèn luyện và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kỳ thi học kỳ 2 năm 2020-2021 HOC247 xin giới thiệu nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi HK2 môn Vật Lý 6 năm 2021 có đáp án Trường THCS Trần Phú để giúp các em học sinh có thể tự ôn luyện. Mời các em tham khảo nội dung chi tiết tại đây!

Chúc các em đạt kết quả cao tất cả các môn trong kỳ kiểm tra sắp tới.

 

 
 

TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ

KIỂM TRA HỌC KỲ II

Năm học 2020-2021

MÔN: VẬT LÝ 6

Thời gian: 45p

 

1. ĐỀ SỐ 1

I. Trắc nghiệm: Chọn chữ cái đứng trước phương án đúng (3 điểm)

Câu 1. Nhiệt độ nước đá đang tan và nhiệt độ hơi nước đang sôi lần lượt là:

A. 00C và 1000C.                                                           

B. 00C và 370C.       

C. -1000C và 1000C.                                                     

D. 370C và 1000C.

Câu 2. Nhiệt kế y tế dùng để đo:

A. Nhiệt độ của nước đá.                                

B. Thân nhiệt của người.

C.  Nhiệt độ của hơi nước đang sôi.            

D. Nhiệt độ của môi trường.

Câu 3. Quả bóng bàn bị bẹp một chút được nhúng vào nước nóng thì phồng lên như cũ vì:

A. Không khí tràn vào bóng.                           

B. Vỏ bóng bàn nở ra do bị ướt.

C. Nước nóng tràn vào bóng.                        

D. Không khí trong bóng nóng lên, nở ra.

Câu 4. Tại sao khi đặt đường ray xe lửa, người ta không đặt các thanh ray sát nhau, mà phải đặt chúng cách nhau một khoảng ngắn?

A. Để tiết kiệm thanh ray.                                

B. Để tránh gây ra lực lớn khi dãn nở vì nhiệt.

C. Để tạo nên âm thanh đặc biệt.                  

D. Để dễ uốn cong đường ray.

Câu 5. Hiện tượng bay hơi là hiện tượng nào sau đây?

A. Chất lỏng biến thành hơi.                          

B. Chất rắn biến thành chất khí

C. Chất khí biến thành chất lỏng.                 

D. Chất lỏng biến thành chất rắn

Câu 6. Tại sao khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm?

A. Làm bếp bị đẹ nặng             

B. Nước nóng thể tích tăng lên tràn ra ngoài

C.  Tốn chất đốt                         

D. Lâu sôi

Phần II. Tự luận (7 điểm).

Câu 1. (3 điểm) Sự nở vì nhiệt của các chất: lỏng, khí  có đặc điểm gì giống nhau, khác nhau?

Câu 2. (3 điểm) Nêu kết luận về sự nóng chảy và sự đông đặc? Lấy ví dụ.

Câu 3. (1 điểm) Tại sao những ngày nắng và lộng gió thì sản xuất được nhiều muối?

ĐÁP ÁN

Phần I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

A

B

D

B

C

B

Phần II. Tự luận (7 điểm)

Câu 1:

 - Giống nhau: các chất lỏng và chất khí đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.

 - Khác nhau: + Các chất lỏng khác nhau thì co dãn vì nhiệt khác nhau.

                       + Các chất khí khác nhau thì co dãn vì nhiệt giống nhau,

                       + Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng.

Câu 2:

-Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc.

 - Phần lớn các chất nóng chảy (hay đông đặc) ở một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ nóng chảy. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau là khác nhau.

 - Trong thời gian nóng chảy (hay đông đặc) nhiệt độ của vật không thay đổi.

Ví dụ:  Đúc tượng bằng đồng, chuông đồng, rèn dao, cuốc…

...

---(Nội dung tiếp theo của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---

 

2. ĐỀ SỐ 2

I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)

Câu 1: Máy cơ đơn giản nào sau đây không thể làm thay đổi đồng thời cả độ lớn và hướng của lực?

A. Ròng rọc cố định          

B. Ròng rọc động          

C. Mặt phẳng nghiêng        

D. Đòn bẩy

Câu 2: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng?

A. Rắn, lỏng, khí          

B. Rắn, khí, lỏng              

C. Khí, lỏng rắn            

D. Khí, rắn, lỏng

Câu 3: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng?

A. Khối lượng của chất lỏng tăng                

B. Trọng lượng của chất lỏng tăng.
C. Thể tích của chất lỏng tăng                    

D. Cả khối lượng trọng lượng và thể tích đều tăng 

Câu 4: Trường hợp nào dưới đây, không xảy ra sự nóng chảy?

A. Bỏ một cục nước đá vào nước            

B. Đốt một ngọn nến
C. Đốt một ngọn đèn dầu                          

D. Đúc một cái chuông đồng 

Câu 5: Trong quá trình tìm hiểu một hiện tượng vật lý, người ta phải thực hiện các hoạt động nào sau đây:

a) Rút ra kết luận

b) Đưa ra dự đoán và tính chất của hiện tượng

c) Quan sát hiện tượng

d) Dùng thí nghiệm để kiểm tra dự đoán .

Trong việc tìm hiểu tốc độ bay hơi của chất lỏng, người ta đã thực hiện các hoạt động trên theo thứ tự nào dưới đây?

A. b, c, d, a                

B. d, c, b, a            

 C. c, b, d, a .                  

D. c, a, d, b 

Câu 6: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra đối với khối lượng riêng của một chất lỏng khi đun nóng một lượng chất lỏng này trong một bình thủy tinh?

A. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng                    

B. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm 
C. Khối lượng riêng của chất lỏng không thay đổi      

D. Khối lượng riêng của chất lỏng thoạt đầu giảm rồi sau đó mới tăng.

II. TỰ LUẬN: (7 điểm)

Câu 1: (1,5 đ) Hãy so sánh về sự dãn nở vì nhiệt của các chất Rắn, lỏng, khí?

Câu 2: (2đ) Để đo nhiệt độ người ta dùng dụng cụ gì? Dụng cụ này hoạt động dựa trên nguyên tắc nào? Nhiệt kế y tế có đặc điểm gì? Tại sao phải làm như vậy?

Câu 3: (1,5 đ). Thế nào là sự nóng chảy và sự đông đặc? Nhiệt độ nóng chảy là gì?

Câu 4: (2 đ) Bỏ vài cục nước đá lấy từ tủ lạnh vào một cốc thuỷ tinh rồi theo dõi nhiệt độ của nước đá, người ta lập được bảng sau:

Thời gian(phút)

0

3

6

8

10

12

14

16

Nhiệt độ (oC)

-6

-3

0

0

0

3

6

9

 

a. Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian.

b. Hãy mô tả sự thay đổi nhiệt độ và thể của chất đó khi nóng chảy?

ĐÁP ÁN

TRẮC NGHIỆM:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

A

C

C

C

A

B

 

TỰ LUẬN:

Câu 1: (1,5 đ)

- Giống nhau: Các chất rắn, lỏng, khí đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi (0,5đ)

- Khác nhau: Các chất rắn, lỏng khác nhau thì nở vì nhiệt khác nhau (0,25đ)

Các chất khí nhác nhau nở vì nhiệt giống nhau (0,25đ)

- Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn (0,5đ)

Câu 2:

- Dùng nhiệt kế (0,5đ)

- Dựa trên hiện tượng nở vì nhiệt của chất lỏng (0,5đ)

- Ở bầu nhiệt kế (chỗ ống quản) có một chỗ bị thắt lại. Ngăn không cho thủy ngân tụt xuống bầu khi lấy nhiệt kế ra khỏi cơ thể (1 đ)

Câu 3:

- Sự chuyển một chất từ thể Rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy (0,5đ)

- Sự chuyển một chất từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc (0,5đ)

- Mỗi chất đều nóng chảy ở một nhiệt độ nhất định, nhiệt độ ấy gọi là Nhiệt độ nóng chảy (0,5đ)

...

---(Nội dung tiếp theo của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---

 

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1 (1,5 điểm): Nêu các kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn?

Câu 2 (2 điểm):

a/ Trong các chất rắn, lỏng, khí, chất nào nở vì nhiệt nhiều nhất, chất nào nở vì nhiệt ít nhất?

b/ Tại sao các tấm tôn lợp lại có dạng lượn sóng?

Câu 3 (1,5 điểm):

a/ Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng nào?

b/ Bảng dưới đây ghi tên các loại nhiệt kế và nhiệt độ ghi trên thang đo của chúng.

Loại nhiệt kế

Thang nhiệt độ

Thủy ngân

Từ -100C đến 1100C

Rượu

Từ -300C đến 600C

Kim loại

Từ 00C đến 4000C

Y tế

Từ 350C đến 420C

 

Phải dùng loại nhiệt kế nào để đo nhiệt độ của: bàn là, cơ thể người, nước sôi, không khí trong phòng?

Câu 4 (1,5 điểm): Thế nào là sự nóng chảy? Cho hai ví dụ về sự nóng chảy.

Câu 5 (2 điểm): Nêu điểm khác nhau giữa sự bay hơi và sự ngưng tụ? Làm thế nào để sự ngưng tụ xảy ra nhanh hơn?

Câu 6 (1,5 điểm): Sương mù thường có vào mùa lạnh hay mùa nóng? Tại sao khi Mặt Trời mọc, sương mù lại tan?

ĐÁP ÁN

Câu

Đáp án

Biểu điểm

Câu 1

- Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

- Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

0,75 đ

0,75 đ

Câu 2

a/ Trong các chất rắn, lỏng, khí, chất khí nở vì nhiệt nhiều nhất, chất rắn nở vì nhiệt ít nhất.

b/ Do khi trời nắng nóng, các tấm tôn sẽ nở ra, nếu như mái tôn thẳng không có hình lượn sóng thì các cây đinh sẽ bị bung ra, còn nếu như mái tôn hình lượn sóng thì sẽ đủ diện tích để  dãn nở.

1 đ

 

1 đ

Câu 3

a/ Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất.

b/ - Nhiệt kế kim loại : đo nhiệt độ của bàn là

- Nhiệt kế y tế : đo nhiệt độ cơ thể người

- Nhiệt kế thủy ngân : đo nhiệt độ nước sôi

- Nhiệt kế rượu : đo nhiệt độ không khí trong phòng

0,5 đ

 

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

...

---(Nội dung tiếp theo của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---

 

4. ĐỀ SỐ 4

I. TRẮC NGHIỆM: (2 điểm)

Câu 1.(0,5 điểm):Máy cơ đơn giản nào sau đây không thể  làm thay đổi đồng thời cả độ lớn và hướng của lực ?

A. Ròng rọc cố định.    

B. Ròng rọc động.          

C. Mặt phẳng nghiêng.        

D. Đòn bẩy.

Câu 2.(0,5 điểm):Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây ,cách sắp xếp nào là đúng ?

A. Rắn ,lỏng ,khí.         

B. Rắn ,khí ,lỏng.     

C. Khí ,lỏng rắn.                   

D. Khí ,rắn ,lỏng

Câu 3.(0,5 điểm): Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng ?

A. Khối lượng của chất lỏng tăng.       

B. Trọng lượng của chất lỏng tăng.

C. Thể tích của chất lỏng tăng.            

D. Cả khối lượng ,trọng lượng và thể tích đều tăng.

Câu 4.(0,5 điểm):Trường hợp nào dưới đây, không xảy ra sự nóng chảy ?

A. Bỏ một cục nước đá vào nước.            

B. Đốt một ngọn nến

C. Đốt một ngọn đèn dầu.                       

D. Đúc một cái chuông đồng .

II. TỰ LUẬN: (8 điểm)

Câu 5.(3 điểm): Hãy so sánh về sự dãn nở vì nhiệt của các chất rắn ,lỏng ,khí ?Tại sao khi làm nước đá người ta không đổ thật đầy nước vào chai?

Câu 6.(1 điểm): Nhiệt kế y tế hoạt động dựa trên nguyên tắc nào ? cho biết phạm vi đo và độ chia nhỏ nhất của nhiệt kế.Ở bầu nhiệt kế ( chỗ ống quản ) có một chỗ bị thắt lại . Tại sao phải làm như vậy ?

Câu 7.(4 điểm): Bỏ vài cục nước đá lấy từ tủ lạnh vào một cốc thuỷ tinh rồi theo dõi nhiệt độ của nước đá, người ta lập được bảng sau:

Thời gian(phút)

0

3

6

8

10

12

14

16

Nhiệt độ (0C)

-6

-3

0

0

0

3

6

9

 
  1. Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian.
  2.  Hãy mô tả sự thay đổi nhiệt độ và thể của chất đó khi nóng chảy ?

ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM: ( 2đ )  ( Mỗi ý đúng 0,5 đ )

Câu

         1

          2

            3

           4

Đáp án

A

C

C

C

II. TỰ LUẬN:

Câu

Nội dung đáp án

Điểm

Câu 5 (3 điểm)

-Giống nhau : Các chất Rắn, lỏng, khí đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi .

-Khác nhau : Các chất rắn ,lỏng khác nhau thì nở vì nhiệt khác nhau . Các chất khí nhác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

-Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng ,Chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn .

-Vì khi đông đặc nước tăng thể tích có thể làm vỡ chai.

0,5

 

0,5

 

1

 

1

Câu 6 (1 điểm)

-Dựa trên hiện tượng nở vì nhiệt của thuỷ ngân.

-Phạm vi đo từ: 350C đến 420C, độ chia nhỏ nhất là 0,10C

-Ở bầu nhiệt kế ( chỗ ống quản ) có một chỗ bị thắt lại . Ngăn không cho thủy ngân tụt xuống bầu khi lấy nhiệt kế ra khỏi cơ thể .

0,25

0,25

0,5

...

---(Nội dung tiếp theo của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---

 

5. ĐỀ SỐ 5

I. TRẮC NGHIỆM: (2 điểm)

Câu 1.(0,5 điểm):Máy cơ đơn giản nào sau đây chỉ làm thay đổi hướng của lực:

A. Ròng rọc động.    

B. Ròng rọc cố định.          

C. Mặt phẳng nghiêng.        

D. Đòn bẩy.

Câu 2.(0,5 điểm):Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều sau đây ,cách sắp xếp nào là đúng ?

A. Rắn ,lỏng ,khí.         

B. Rắn ,khí ,lỏng.     

C. Khí ,lỏng rắn.                   

D. Khí ,rắn ,lỏng

Câu 3.(0,5 điểm): khi đun nóng một lượng chất lỏng thì:

A. Khối lượng của chất lỏng tăng.       

B. Trọng lượng của chất lỏng tăng.

C. Thể tích của chất lỏng tăng.            

D. Cả khối lượng ,trọng lượng và thể tích đều tăng.

Câu 4.(0,5 điểm):Trường hợp nào dưới đây, không xảy ra sự bay hơi ?

A. Nước đang sôi.                                                         

B. Một chai nước được đậy kín nắp.

C. Phơi quần, áo ướt ngoài trời nắng.                             

D. Nước đá đang tan.

II. TỰ LUẬN: (8 điểm)

Câu 5.(3 điểm): Tại sao khi đun nước ta không nên đổ đầy ấm.Khi nước nóng lên thì khối lượng và khối lượng riêng của nước thay đổi như thế nào?

Câu 6.(1 điểm): Nhiệt kế rượu hoạt động dựa trên nguyên tắc nào ? Tại sao không thể dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi?

...

ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM: ( 2đ )  ( Mỗi ý đúng 0,5 đ )

Câu

         1

          2

            3

           4

Đáp án

B

A

C

B

II. TỰ LUẬN:

Câu

Nội dung đáp án

Điểm

Câu 5 (3 điểm)

- Bởi vì, khi đun nhiệt độ của nước sẽ tăng, nước nở ra tăng thể tích và trào ra ngoài ấm

-Theo công thức tính khối lượng riêng d=m/V, khi đun nóng chất lỏng thì thể tích của chất lỏng tăng lên, mà khối lượng của nó không thay đổi, nên khối lượng riêng của chúng giảm xuống.

1

 

2

 

 

Câu 6 (1 điểm)

-Dựa trên hiện tượng nở vì nhiệt của chất lỏng (rượu).

-Vì nhiệt độ sôi của rượu là 800C thấp hơn nhiệt độ sôi của nước là 1000C .

0,5

 

0,5

...

---(Nội dung tiếp theo của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Vật Lý 6 năm 2021 có đáp án Trường THCS Trần Phú. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

ADMICRO
NONE
OFF